Rau kinh giới miền trung gọi là rau gì năm 2024

Rau kinh giới ( lá của cây kinh giới ) còn có tên khác là kinh giới rìa, kinh giới trồng, giả tô, khương giới hoặc bạch tô. Nó cũng có tên khoa học là Elsholtzia cristata, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) và có nguồn gốc từ châu Á.

Rau kinh giới miền trung gọi là rau gì năm 2024

Cây Kinh giới thường mọc ở những địa hình nhiều nắng như khu vực có đồi núi, đất bỏ hoang, bờ sông suối hoặc trong rừng. Ngày nay, phần lớn rau kinh giới được tìm thấy ở Ấn Độ, Đông Á và châu Âu, trong đó có Việt Nam.

Cây kinh giới có thân mọc thẳng, hình vuông với chiều cao từ 30 - 50cm. Hoa kinh giới nhỏ, có màu tím nhạt và mọc thành cụm bông ỏ đầu cành. Toàn thân cây (kể cả lá) đều có hương thơm, vị cay hơi nhẵn đắng. Phiến lá dài, thuôn nhọn có hình răng cưa và có cuống.

Ở Việt Nam, cây kinh giới rất dễ trồng nên có thể tìm thấy nó ở nhiều địa phương. Bạn có thể dùng rau kinh giới bằng cách ăn lá kinh giới sống, xay hoặc đun sôi với nước để uống.

Rau kinh giới có phải rau tía tô không?

Hình dáng lá kinh giới gần giống với lá tía tô. Vì thế, nhiều người nghĩ rằng rau kinh giới và rau tía tô là một. Vậy rau kinh giới có phải rau tía tô không?

Nhìn trực quan, kinh giới và tía tô dễ gây nhầm lẫn bởi lá đều có tinh dầu thơm và được dùng chung trong nhiều món ăn. Song trên thực tế, rau kinh giới không phải rau tía tô.

Nếu để ý, bạn sẽ dễ dàng nhận ra điểm khác biệt giữa lá của cây kinh giới và lá tía tô.

Rau kinh giới miền trung gọi là rau gì năm 2024

Phân biệt rau kinh giới và tía tô

Thoạt nhìn hình dáng bên ngoài sẽ thấy rau kinh giới giống với lá tía tô. Điều này khiến cho nhiều người thắc mắc vậy rau kinh giới và rau tía tô có phải là cùng một loại không? Hãy tìm hiểu câu trả lời sau đây nhé.

Câu trả lời là: Rau kinh giới không phải là rau tía tô. Nó chỉ có hình dáng và mùi thơm gần giống với rau tía tô mà thôi. Khi bạn để ý kĩ một số đặc điểm sau, bạn sẽ thấy được sự khác biệt giữa 2 loại rau này.

Mùi vị

Rau kinh giới có mùi thơm hơn rau tía tô, vì rau kinh giới có nhiều tinh dầu hơn. Rau kinh giới thường được dùng để ăn sống nhiều hơn là nấu chín, chẳng hạn như ăn kèm với bún đậu mắm tôm, bún bò hoặc bánh tráng thịt luộc,...

Còn lá tía tô thì có thể vừa ăn sống vừa nấu chín trong một số món quen thuộc như món luộc, hấp, om,...

Màu sắc

Rau kinh giới miền trung gọi là rau gì năm 2024

Lá tía tô có màu tím hoàn toàn hoặc tím ở mặt trên, xanh ở mặt dưới

Rau kinh giới cả 2 mặt đều có màu xanh tươi

Rau kinh giới cả hai mặt đều là màu xanh tươi hơn. Trong khi lá tía tô mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím (nhiều lá còn có màu tím chiếm đa phần hơn màu xanh).

Lá tía tô mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím hoặc màu tím nhiều hơn màu xanh.

Kích thước

Lá tía tô lớn hơn lá kinh giới. Rau kinh giới có độ rộng từ 1-4cm và độ dài khoảng 2-5cm; còn lá tía tô thường rộng 2-10cm và dài 4-12cm.

Rau kinh giới miền trung gọi là rau gì năm 2024

Lá của cây kinh giới có màu xanh tươi sáng. Kích thước nhỏ hơn lá tía tô

Công dụng của rau kinh giới

Rau kinh giới miền trung gọi là rau gì năm 2024

Ngoài tác dụng làm gia vị trong bữa ăn, kinh giới còn có tác dụng chữa nhiều bệnh rất hiệu quả:

1. Chữa sốt nóng

Toàn cây kinh giới (dùng cành lá dài không quá 40cm tính từ ngọn) 12g phối hợp với sắn dây 24g, sắc uống chữa sốt nóng, nhức đầu, đau mình.

2. Chữa nhức đầu ê ẩm, đau mình

Dùng rau kinh giới 20g sắc uống ngày 3 lần.

3. Trị rôm sẩy cho trẻ sơ sinh

Theo kinh nghiệm dân gian, toàn kinh giới để tươi nấu nước uống và tắm hàng ngày để phòng chống rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt.

4. Chữa mụn nhọt

Toàn kinh giới 12g; mã đề, bồ công anh, kim ngân, thổ phục linh, ké đầu ngựa, cam thảo nam, mỗi thứ 10g; thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

5. Chữa ho

Toàn kinh giới, tang diệp, tang bạch bì, địa cốt bì, mỗi thứ 12g; tử tô, bán hạ chế, mỗi thứ 8g; trần bì 4g. Sắc uống ngày một thang.

6. Chữa cảm hàn

Toàn kinh giới, tía tô, hoắc hung, ngải cứu, mã đề, gừng, mỗi thứ 3 - 4g, sắc nước uống trong ngày.

7. Chữa dị ứng

Dùng bộ phận trên mặt đất của cây kinh giới, phần ngọn mang hoa (kinh giới tuệ) thì càng tốt. Đem kinh giới sao cho nóng già, gói vào mảnh vải gạc, hoặc mảnh lưới vó gai càng tốt, tiến hành chà xát khắp chỗ ngứa, làm nhiều lần sẽ giảm ngứa nhanh.

8. Trừ ứ, cầm máu

Kinh giới đốt tồn tính, nghiền nhỏ, ngày 2 -3 lần, mỗi lần 8g, uống với nước, dùng cho chứng thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu.

9. Cháo kinh giới

Kinh giới 1 nắm, bạc hà ½ nắm sắc lấy nước, bỏ bã. Cho đậu hạt (xay vỡ) 80g, gạo lứt 100g nấu thành cháo, chín cháo thêm ít dấm, muối, ăn khi đói. Dùng cho người cao tuổi tê bại tay chân hoặc di chứng bại liệt nửa người.

10. Làm trắng da

Kinh giới chứa nhiều tinh dầu, có vị cay, tính ấm, đặc biệt tốt khi trị liệu các bệnh về da như mẩn ngứa, dị ứng, kích thích ra mồ hôi làm khô thoáng lỗ chân lông.

Tác hại của rau kinh giới khi sử dụng sai cách

Tinh dầu oregano - loại tinh dầu chiết xuất từ lá rau kinh giới được sử dụng rộng rãi như một phương thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn có rủi ro khi sử dụng rau kinh giới và tinh dầu oregano. Vì thế, bạn cần lưu ý một số trường hợp sau:

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Không nên uống tinh dầu Oregano trực tiếp vì uống với hàm lượng lớn có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Người đang dùng thuốc chống đông máu: Thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng tinh dầu Oregano vì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người bị rối loạn đông máu.

Người bệnh tiểu đường: Nên thận trọng việc dùng tinh dầu kinh giới vì loại tinh dầu này sẽ làm giảm lượng đường trong máu.

Người sắp phẫu thuật: Nên dừng sử dụng tinh dầu kinh giới 2 tuần trước khi phẫu thuật vì nó có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Uống oregano vào làm giảm hàm lượng lithium đào thải ra ngoài cơ thể, từ đó làm tăng lượng lithium trong cơ thể và dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Sử dụng tinh dầu oregano quá nhiều có thể gây khó chịu dạ dày vì có giúp lợi tiểu. Bên cạnh đó ở một số người, khi bôi tinh dầu này lên da có thể bị phát ban.

Rau kinh giới ăn với món gì

Rất nhiều người thắc mắc không biết rau kinh giới ăn với món gì ngon Dichothue.com.vn xin giới thiệu đến các bạn các món có thể ăn ngon khi kết hợp với rau kinh giới nhé

Món nộm rau muống kinh giới

Rau kinh giới miền trung gọi là rau gì năm 2024

Cách thực hiện:

Bước 1 Rau muống rửa sạch, bỏ hết lá rồi chần qua nước sôi. Đậu hũ cắt sợi to vừa ăn. Giá đỗ bạn cũng đem chần với nước nóng. Rau kinh giới đem cắt nhỏ. Mè đem rang cho thơm vàng.

Bước 2 Pha nước mắm với nước cốt chanh, đường, muối, tỏi, ớt nêm sao cho vừa khẩu vị.

Bước 3 Trộn các nguyên liệu gồm đậu hũ, rau muống, kinh giới và giá đỗ vào với nhau rồi cho ra dĩa. Sau đó rắc mè và đậu phộng lên trên và cuối cùng chan nước chấm vào là hoàn tất.

Thịt bò nướng với rau kinh giới

Rau kinh giới miền trung gọi là rau gì năm 2024

Bước 1 Thịt bò rửa sạch rồi đem cắt lát mỏng vừa ăn. Hành tây rửa sạch rồi cắt nhỏ, còn cần tây cho vào máy xay nhuyễn và chắt lấy nước.

Bước 2 Trộn hành tây băm nhỏ cùng nước ép cần tây, nêm thêm các loại gia vị vào cho phù hợp khẩu vị gia đình rồi dùng ướp thịt bò trong ít nhất 60 phút.

Bước 3 Rau kinh giới bạn đem rửa sạch, băm nhỏ rồi rải lên bề mặt thịt bò, sau đó dùng vỉ kẹp lại và đem đi nướng (để mặt có kinh giới hướng lên). Khi thịt chín là có thể dùng được ngay.

Rau kinh giới trong món salad

Rau kinh giới tươi thường được dùng để trang trí hoặc trộn trong các món salad để tăng thêm hương vị và độ tươi ngon. Bạn có thể thêm lá kinh giới vào các loại salad trái cây, salad rau hay salad cá ngừ.

Rau kinh giới trong món canh

Kinh giới cũng rất phù hợp khi dùng trong các món canh. Bạn có thể thêm lá kinh giới vào canh chua, canh rau, canh hến, canh cà để làm tăng hương vị và mùi thơm của canh.

Rau kinh giới trong món nước chấm

Rau kinh giới có thể được sử dụng trong món nước chấm để thêm hương vị và mùi thơm đặc trưng. Bạn có thể cắt nhỏ lá kinh giới và trộn cùng với các thành phần khác như tỏi, ớt, đường, muối và nước chanh để tạo nên một nước chấm thơm ngon.

Rau kinh giới trong món xôi

Rau kinh giới cũng thường được dùng để trang trí hoặc trộn cùng với xôi để tăng thêm mùi thơm và hương vị đặc trưng.

Ngoài ra, rau kinh giới cũng có thể được sử dụng trong các món mì, bún, gỏi cuốn, hay trộn cùng với rau sống để tạo hương vị độc đáo.

Mỗi người có khẩu vị và thích hợp với các loại món ăn khác nhau, bạn chỉ cần thận trọng với những món ăn rau kinh giới kiêng ăn cùng. Và hãy thử kết hợp rau kinh giới với các món ăn mà bạn yêu thích để tìm ra sự kết hợp ngon nhất cho bản thân.

Những điều kiêng kỵ khi ăn rau kinh giới

  • Không dùng kinh giới chung với cá lóc, cua biển, thịt lừa
  • Không quá lạm dụng, chỉ sử dụng với liều lượng nhất định
  • Người đỏ mồ hôi nhiều, đại tiện lỏng, tỳ yếu không dùng
  • Trẻ em và phụ nữ đang mang thai nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi dùng
  • Những người dị ứng với thành phần của rau không nên dùng

Mua rau kinh giới ở đâu

Bạn đang cần nơi chọn mua rau kinh giới ngon, đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý thì đơn vị dichothue.com.vn - siêu thị online là điểm phù hợp cho bạn. Liên hệ ngay với chuyên viên dichothue để được tư vấn và chọn mua sản phẩm phù hợp nhé!

Rau kinh giới miền Bắc gọi là gì?

3. Kinh giới có phải là tía tô?.

Rau kinh giới còn gọi là rau gì?

Rau kinh giới (Oregano) là một loại thảo mộc có mùi thơm, hơi nồng, vị cay tính ấm được dùng làm nguyên liệu chế biến cho nhiều món ăn. Mặc dù thường được sử dụng với một lượng rất nhỏ nhưng lá kinh giới vẫn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng giúp ngăn ngừa vi khuẩn, giảm viêm.

Cây gì giống lá tía tô?

Lá vừng Hàn Quốc hay còn gọi với cái tên lá kê nhíp, lá mè,... là một loại rau thơm có hình dáng khá giống với lá tía tô ở Việt Nam. Chúng có kích thước to bằng bàn tay, màu xanh, khi ăn có vị húng quế trộn lẫn với vị của lá bạc hà nên được kết hợp với nhiều món ăn để tăng thêm hương vị.

Lá tía tô hay còn gọi là là gì?

Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens hay còn gọi lá é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Các bộ phận của cây tía tô: cành tía tô (tô ngạnh), lá tía tô (tô diệp), hạt tía tô (tô tử).