Quyền nhập khẩu hàng hóa mã số 3917 là gì

(HQ Online) - Từ thực tế làm thủ tục cho hàng hóa nhập khẩu, cơ quan Hải quan đã phát hiện một số trường hợp nhập khẩu hàng hóa tiềm ẩn chất ma túy, có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh xã hội, nên đã chủ động cảnh báo, đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả.

Quyền nhập khẩu hàng hóa mã số 3917 là gì
Cơ quan chức năng đã tiêu hủy lô 18 tấn hạt thuốc phiện do Hải quan bắt giữ. Ảnh: T.H

Hạt cần sa có được nhập khẩu?

Theo Cục Hải quan TPHCM, tại cảng Cát Lái hiện đang lưu giữ lô hàng 5 tấn hạt gai dầu (hạt cần sa) dùng làm thực phẩm, do một doanh nghiệp mở tờ khai nhập khẩu qua Chi cục Hải quan cửa khẩu càng Sài Gòn khu vực 1 đã bị Hải quan giữ lại chờ xác minh rõ về chính sách mặt hàng.

Theo Cục Hải quan TPHCM, liên quan đến quản lý mặt hàng hạt thuốc phiện nhập khẩu, ngày 19/1/2023 Tổng cục Hải quan cũng đã có công văn số 362/TCHQ-GSQL gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đưa các loại hạt của cây có chứa chất ma tuý vào danh sách hàng hoá cấm nhập khẩu.

Theo Cục Hải quan TPHCM, doanh nghiệp này mở tờ khai hải quan khai báo tại mục 3 và 4 phụ lục tờ khai là mặt hàng hạt gai dầu chưa qua sơ chế, dùng để ép dầu thực vật cho người. Số lượng hàng nhập khẩu gồm 200 bao (tương đương 5 tấn). Mặt hàng nhập khẩu tại tờ khai được xác định là hạt cần sa, không chứa chất ma túy, doanh nghiệp khai báo dùng để ép dầu dùng làm thực phẩm cho người, được cơ quan quản lý chuyên ngành cấp giấy đăng ký kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, do hạt cần sa chưa được bóc vỏ nên có thể nảy mầm nếu gieo trồng.

Cục Hải quan TPHCM cho biết, mặc dù cây cần sa là loại cây bị cấm trồng, nhưng cho đến nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cấm nhập khẩu mặt hàng hạt cần sa nói riêng và hạt các loại cây có chất ma tuý nói chung. Do đó, Cục Hải quan TPHCM chờ báo cáo xác minh làm rõ chính sách mặt hàng này.

Để tránh ách tắc hàng hóa, phát sinh chi phí lưu kho của doanh nghiệp, Cục Hải quan TPHCM đã có văn bản báo cáo, đề nghị Tổng cục Hải quan tiếp tục trao đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để sớm có hướng dẫn xử lý đối với vấn đề nhập khẩu mặt hàng nêu trên. Trong thời gian chờ đợi ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, “để đảm bảo công tác quản lý của nhà nước, cơ quan Hải quan sẽ không thực hiện thủ tục hải quan đối với các lô hàng “hạt cần sa" hoặc hạt của cây có chứa chất ma túy”.

Cần đưa vào danh mục quản lý chuyên ngành

Tương tự như như lô hàng hạt cần sa nêu trên, trước đó, một doanh nghiệp cũng đã có công văn đề nghị Cục Hải quan TPHCM hướng dẫn thủ tục nhập khẩu mặt hàng hạt thuốc phiện Papaver somniferrum đã biến đổi nhiệt, mã số HS 1207.91.00. Qua nghiên cứu các quy định hiện hành, Cục Hải quan TPHCM nhận thấy, mặt hàng hạt thuốc phiện không thuộc danh mục cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, căn cứ khoản 6 Điều 2 Luật Phòng, chống ma tuý năm 2021 có nội dung quy định: “Cây có chứa chất ma túy là cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định.”

Cùng với đó, căn cứ Điều 5 Luật Phòng, chống ma tuý năm 2021, quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, gồm: trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy...; Căn cứ Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặt hàng hạt thuốc phiện, mã số 1207.91.00 thuộc mục 1122 Phụ lục II - Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan.

Căn cứ vào các quy định nêu trên cho thấy, hiện nay pháp luật quy định cấm trồng cây có chứa chất ma túy (cây thuốc phiện) nhưng lại không có văn bản cấm nhập khẩu mặt hàng hạt của cây thuốc phiện, trong khi đó, mặt hàng này có thể sử dụng trồng thành cây thuốc phiện; cũng như chưa có quy định cơ quan quản lý hoặc điều kiện nhập khẩu đối với mặt hàng này.

Dẫn chứng một trường hợp nhập khẩu hạt thuốc phiện với số lượng lớn đã bị tiêu hủy, Cục Hải quan TPHCM cho biết, vào tháng 10/2008, tại đơn vị cũng đã phát sinh vụ việc nhập khẩu 18 tấn hạt cây thuốc phiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn Khu vực 2. Lô hàng này được doanh nghiệp nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ vào Việt Nam khai báo là hạt thực phẩm đã sấy khô. Kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự- Bộ Công an cho thấy, lô hàng là hạt thuốc phiện tươi, có thể gieo trồng được và đã bị Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan lập biên bản tạm giữ. Sau đó, ngày 15/7/2010, Tổng cục Hải quan có công văn số 3917/TCHQ-ĐTCBL gửi Cục Hải quan TPHCM chỉ đạo phối hợp với cơ quan chức năng tiêu huỷ toàn bộ lô hàng 18 tấn hạt cây thuốc phiện nêu trên.

Từ thực tế trên, để quản lý hiệu quả mặt hàng hạt thuốc phiện nhập khẩu, Cục Hải quan TPHCM kiến nghị Tổng cục Hải quan có văn bản trao đổi với các bộ, ngành có liên quan đối với việc quản lý mặt hàng hạt thuốc phiện cũng như các loại hạt của cây có chứa chất ma túy, đảm bảo công tác quản lý nhà nước được chặt chẽ.

Liên quan đến quản lý tiền chất, cuối tháng 10/2023, một doanh nghiệp nhập khẩu lô hàng phụ gia thức ăn chăn nuôi. Mặt hàng này đã được Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp số lưu hành.

Qua kiểm tra bộ hồ sơ hải quan, các chứng từ doanh nghiệp, thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả hai mặt hàng trên có thành phần Acid Formic. Mặt hàng này là tiền chất hiện nay được quy định tại 2 Nghị định: Nghị định hướng dẫn Luật Hóa chất và Nghị định quy định các Danh mục chất ma túy và tiền chất. Cho rằng mặt hàng này có thành phần thuộc diện kiểm soát đặc biệt, có rủi ro cao, Cục Hải quan TPHCM báo cáo Tổng cục Hải quan hướng dẫn xử lý đúng quy định.