Quỹ hỗ trợ phát triển là gì

Dự luật quy định Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách hoặc tổ chức tài chính, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn, tự chủ về tài chính và tự chịu trách nhiệm trong huy động vốn và sử dụng vốn.

Quỹ này được hình thành nhằm thực hiện các chức năng như: cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư với các tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân, thành viên của các tổ chức kinh tế hợp tác; huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nước…

Quỹ hỗ trợ phát triển là gì

Đại biểu Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp) nêu ý kiến thảo luận

Cho ý kiến về nội dung này, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) yêu cầu cần làm rõ hơn về nguồn vốn hình thành, cơ chế vận hành và cơ quan chịu trách nhiệm quản lý quỹ, để tránh chồng chéo, trùng lắp với hoạt động của ngân hàng, quỹ tín dụng.

“Quy định quỹ được huy động vốn và cho vay trong các thành viên có thể bị chế tài theo quy định của ngân hàng không?” - đại biểu nêu câu hỏi.

Theo đại biểu Hoà, nếu có hiệu quả thì tốt, nhưng không hiệu quả, thua lỗ, mất khả năng thanh toán cho người góp vốn thì tổ chức nào sẽ chịu trách nhiệm? Ngành ngân hàng thì Nhà nước có can thiệp, hỗ trợ, còn Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã sẽ ra sao nếu xảy ra ra sự cố?.

Đại biểu cũng nhận xét, dự thảo luật quy định về hoạt động tín dụng nội bộ của tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân “mờ nhạt, chưa cụ thể, rõ ràng”. Ông cho rằng, thực tiễn, hoạt động huy vốn và cho vay này “rất bất cập” bởi không chỉ trong thành viên hợp tác xã mà cả ngoài thành viên.

"Các quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trong cả nước, ngân hàng quản lý rất chặt chẽ mà còn khó khăn, nay cho thành lập quỹ tín dụng nội bộ thì lại càng khó khăn hơn, dè chừng hiệu ứng domino cho các quỹ tín dụng nhân dân" – ông Hoà băn khoăn.

Đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam), Hà Hồng Hạnh (Khánh Hoà) cũng đề nghị làm rõ vai trò, chức năng đơn vị quản lý quỹ hỗ trợ, để tránh chồng chéo trong quản lý nguồn quỹ và hỗ trợ các tổ chức kinh tế hợp tác vay vốn.

Quỹ hỗ trợ phát triển là gì

Đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam) thảo luận

"Đây là quỹ có hoạt động tín dụng uỷ thác chứ không phải quỹ ngoài ngân sách, nên các quy định về cho vay lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cần rất cân nhắc" - đại biểu Trần Thị Hiền nhìn nhận.

Vẫn theo đại biểu của Hà Nam, Chính phủ cần xem xét có nên để quỹ này tồn tại hay không, nếu có thì phải có sự đóng góp “vốn mồi” của ngân sách để đảm bảo hiệu quả.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) phản ánh, doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay được nhận hỗ trợ, bảo lãnh từ Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ với sự đầu tư của Nhà nước, nhưng “hiệu quả không cao”.

Với việc Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã lại không có vốn mồi của Nhà nước, ông Thân nhận định, “lại càng không thành công”. Dó đó, ông đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu xem xét có nên để quỹ này tồn tại hay không, nếu để tồn tại thì phải có “vốn mồi” của ngân sách Nhà nước.

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu vào cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định sẽ tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng và rà soát, hoàn thiện, đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật cũng như tính hợp lý của các quy định cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn cũng như điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Luật Hợp tác xã được Chính phủ trình lần đầu tại kỳ họp thứ 4, dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 5 vào giữa năm 2023.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cùng với các lĩnh vực, ngành nghề khác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đóng góp vai trò quan trọng trong việc sản xuất - kinh doanh, phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế; tạo công ăn việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (khoảng 5,6% GDP) và được khẳng định tại Nghị quyết Trung ương 7 (Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008) về chính sách tam nông: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX; Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 21/02/2013. Tại Điều 3, Luật Hợp tác xã 2003 quy định Nhà nước thực hiện việc xây dựng Quỹ hợp tác xã. Điều 6, Luật Hợp tác xã 2012 quy định việc tiếp cận vốn và quỹ hợp tác xã là một trong các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước.

Sự ra đời của các quỹ hợp tác xã nói chung và quỹ hợp tác xã địa phương nói riêng đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong khu vực kinh tế tập thể; khuyến khích các hợp tác xã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh sự liên kết giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm bền vững; xây dựng và nhân rộng các mô hình mới, mô hình điển hình tiên tiến, tạo sự lan tỏa trong khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã ở địa phương.

Hiện nay, ngoài quỹ hợp tác xã trung ương được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trên cả nước còn có 44 quỹ hợp tác xã địa phương được thành lập theo quyết định của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, nhưng chưa có văn bản pháp lý nào hướng dẫn việc thành lập, tổ chức và hoạt động cụ thể. Các quỹ hợp tác xã hoạt động dưới nhiều mô hình khác nhau (tổ chức tài chính hoặc đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố), làm cho Nhà nước gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Vì vậy cần thiết phải có quy định thống nhất, hướng dẫn việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các quỹ, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, góp phần hỗ trợ cho các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được vay vốn tín dụng để phát triển sản xuất - kinh doanh, phát triển kinh tế hợp tác.

Ngoài ra, theo Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã và Công văn số 9063/VPCP-KTTH ngày 03/11/2015 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu ban hành về khuôn khổ pháp luật chung đối với việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các quỹ hợp tác xã. Xuất phát từ yêu cầu này, việc lựa chọn chủ đề nghiên cứu: “Xây dựng mô hình và cơ chế hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã địa phương” là thực sự cần thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về hợp tác xã, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; kinh nghiệm quốc tế và rút ra bài học tham khảo cho Việt Nam.

Đề tài đánh giá thực trạng về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã ở Trung ương, địa phương, tính hiệu quả của các quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã địa phương; chỉ ra các hạn chế, nguyên nhân và việc cần thiết xây dựng mô hình và cơ chế hoạt động của quỹ hợp tác xã địa phương.

Trên cơ sở phân tích, rà soát, đánh giá cụ thể những hạn chế, bất cập của các quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã địa phương hiện nay, từ đó đề tài đưa ra kiến nghị, đề xuất xây dựng mô hình và cơ chế hoạt động cho quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã địa phương.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các quỹ hợp tác xã địa phương tại các tỉnh, thành phố đã thành lập và đang hoạt động.

Phạm vi nghiên cứu: Mô hình và cơ chế hoạt động của các quỹ hợp tác xã ở Trung ương và địa phương.

4. Kết quả nghiên cứu

(1) Đề tài đã làm rõ các nội dung tổng quan về mô hình, tiến trình phát triển và phân loại các hợp tác xã; phân tích bối cảnh và tình hình chung về hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước, tổng quan về mô hình tổ chức và hoạt động, vai trò của các quỹ hợp tác xã trong việc hỗ trợ cho các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong quá trình phát triển sản xuất - kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề tài đã đánh giá thực trạng phát triển hợp tác xã Việt Nam trên cả hai mặt là kết quả đạt được và hạn chế.

Kết quả đạt được: (i) Hợp tác xã phát triển, tăng về số lượng, đa dạng về ngành nghề, quy mô, trình độ sản xuất. Tính đến ngày 31/12/2016, cả nước có 19.569 hợp tác xã, 43 liên hiệp hợp tác xã, tổng số cán bộ hợp tác xã là 77.016. Đội ngũ cán bộ có trình độ, được đào tạo cũng được tăng theo thời gian. Vốn hoạt động trung bình của 1 hợp tác xã đạt 1 tỷ đồng; (ii) Hợp tác xã đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, các hợp tác xã còn đóng góp gián tiếp thông qua việc tác động tới kinh tế thành viên, hợp tác xã thành viên; (iii) Mô hình hợp tác xã kiểu mới tác động đến kinh tế thành viên thông qua tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội tại địa phương. Năm 2016, doanh thu bình quân của một hợp tác xã đạt 3.017 triệu đồng, lãi bình quân của một hợp tác xã cũng đạt 196,8 triệu đồng, thu nhập bình quân của một lao động thường xuyên trong hợp tác xã là 31,3 triệu đồng; (iv) Hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn đã góp phần bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là ở vùng nông thôn. Nhiều hoạt động của hợp tác xã có giá trị kinh tế không cao nhưng có ý nghĩa và vai trò xã hội rất lớn, như các hợp tác xã môi trường, hợp tác xã nước sạch, hợp tác xã lâm nghiệp, trồng rừng hay hợp tác xã thủy, hải sản còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.

Một số hạn chế: (i) Số lượng hợp tác xã tăng chậm. Sự đóng góp của hợp tác xã vào phát triển kinh tế - xã hội nông thôn còn ở mức khiêm tốn; (ii) Phần lớn các hợp tác xã chủ yếu hoạt động dịch vụ đầu vào cho sản xuất, quy mô nhỏ, thiếu sự liên kết, khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động thấp. Một số hợp tác xã hoạt động hình thức, bị lợi dụng; (iii) Đội ngũ cán bộ hợp tác xã có năng lực thấp, thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý theo cơ chế thị trường; (iv) Hầu hết các hợp tác xã đều thiếu vốn hoạt động; (v) Việc kiểm tra, giám sát hoạt động của hợp tác xã còn lỏng lẻo, công tác kiểm toán nội bộ hầu như không được quan tâm thực hiện.   

Bên cạnh đó, đề tài cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới về phát triển hợp tác xã (Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc), nguồn tài chính cho các hợp tác xã (Hoa Kỳ, Thái Lan)... Trên cơ sở đó, đề tài đúc rút những khuyến nghị và bài học kinh nghiệm có thể nghiên cứu, xem xét áp dụng vào Việt Nam khi điều kiện cho phép.

(2) Đề tài đã trình bày, phân tích, đánh giá thực trạng về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ hợp tác xã trung ương và địa phương, trên cơ sở đó đánh giá tính hiệu quả của các quỹ hợp tác xã địa phương và công tác quản lý nhà nước đối với các quỹ hợp tác xã nhằm làm rõ hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội, cụ thể là: Đề tài đã chỉ ra những mặt đạt được, các hạn chế và nguyên nhân, hệ quả của các hạn chế, tồn tại; sự cần thiết xây dựng mô hình và cơ chế hoạt động của quỹ hợp tác xã địa phương, mối quan hệ giữa quỹ hợp tác xã địa phương với quỹ hỗ trợ nông dân địa phương, qua đó cho thấy sự cần thiết của việc xây dựng mô hình và cơ chế hoạt động cho quỹ hợp tác xã địa phương. Đề tài cũng đã đề xuất được các nhóm giải pháp để hỗ trợ các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có thể tiếp cận được với nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước thông qua các quỹ hợp tác xã địa phương. Theo đó, các quỹ hợp tác xã cần tích cực hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động, tăng cường nguồn lực tài chính, tạo mối quan hệ liên kết, phối hợp giữa quỹ hợp tác xã tại Trung ương với các quỹ hợp tác xã tại địa phương để điều phối về vốn cũng như tư vấn, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của quỹ hợp tác xã địa phương, góp phần củng cố, hoàn thiện mô hình tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý đối với các quỹ này. Trong thời gian tới, các quỹ này phải phát triển, trở thành tổ chức tài chính hỗ trợ tối đa vốn và các dịch vụ, cũng như đồng hành với sự lớn mạnh và phát triển của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

(3) Đề tài đưa ra các quan điểm, định hướng chung trong thời gian tới về việc hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo hành lang pháp lý chung đồng bộ với các quỹ tài chính khác, nâng cao hiệu quả quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Từ đó, đề tài đề xuất các cơ chế chính sách về thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ hợp tác xã địa phương về thành lập, mô hình tổ chức và hoạt động, cơ chế quản lý tài chính, quản lý và giám sát hoạt động của các quỹ hợp tác xã địa phương và lộ trình triển khai thực hiện các nhóm giải pháp, kiến nghị trong thời gian tới.