Quay lại công ty cũ lỗi đi nào thông minh năm 2024

TTO - Trong thế giới ngày càng bé lại, mỗi công việc chỉ là tạm thời. Bạn có thể không ngờ rằng có lúc mình phải cân nhắc việc quay lại làm cho công ty cũ.

Để giúp bạn đưa ra quyết định dễ dàng và chính xác hơn, dưới đây là 10 câu hỏi bạn cần trả lời:

Quay lại công ty cũ lỗi đi nào thông minh năm 2024
Phóng to Cần cân nhắc khi quay lại làm việc ở công ty cũ - Ảnh minh họa: dailymail

Bạn có thuộc diện được phép ứng tuyển?

Một số nhà tuyển dụng không có ý định tuyển lại nhân viên cũ. Do đó, bạn cần kiểm tra với bộ phận nhân sự của công ty để biết mình có thuộc diện được ứng tuyển hay không.

Công ty có đang muốn tìm gấp người ở vị trí cũ?

Công ty muốn tuyển người gấp là một lợi thế dành cho bạn bởi bạn đã có kinh nghiệm và có thể nhanh chóng thuyết phục họ so với những ứng viên khác.

Bạn có ít nhất một đồng minh ở công ty để có thể hỏi thông tin và lời khuyên?

Nhăm nhe trở lại công ty cũ, bạn cần biết mình phải làm gì để đạt được mục đích. Thông tin nội bộ về những thách thức và nhu cầu hiện tại có thể giúp bạn trở thành ứng viên tốt hơn. Do đó, hãy kiểm tra xem bạn còn liên lạc với ai ở công ty cũ không.

Quản lý cũ của bạn còn làm việc tại công ty không?

Người quản lý thường “đau đầu” khi có nhân viên nghỉ việc bởi họ cảm thấy họ chính là một lý do cho sự ra đi của cấp dưới. Bạn nên chuẩn bị cho sự từ chối nếu bạn không giữ liên lạc và có mối quan hệ bình thường với sếp cũ, đặc biệt nếu anh/cô ấy vẫn quản lý phòng ban bạn muốn làm việc.

Bạn có thể liệt kê tất cả những lý do bạn nghỉ việc và hiện tại những điều đó không còn là vấn đề?

Khi nghỉ việc, chúng ta có hàng đống lý do về con người và sự việc dẫn tới hành động “tức nước vỡ bờ”. Liệu những vấn đề đó đã được giải quyết dứt điểm hay chưa? Bạn không nên trở lại vị trí cũ nếu nguyên nhân khiến mình ra đi vẫn còn đó.

Bạn thấy mình đã thay đổi một cách chuyên nghiệp ra sao và điều đó mang lại lợi ích như thế nào cho công ty?

Bạn có nhận thức rõ ràng mình đã phát triển ra sao trong thời gian qua? Bạn đã đạt được những kỹ năng, đặc điểm, tư duy nào và bạn sẽ tận dụng chúng như thế nào với công ty cũ, nhiều hơn bạn đã làm trong quá khứ?

Bạn có biết công ty đã thay đổi ra sao và điều đó ảnh hưởng gì tới quá trình tuyển dụng?

Bạn đã tìm hiểu về tình hình hoạt động và quy trình tuyển dụng hiện tại của công ty hay chưa? Có những quy định nào mới và bạn có biết cách để biến mình thành một ứng viên, một nhân viên tốt hơn trước kia?

Bạn có thể cam kết ở lại công ty trong ít nhất 2 - 3 năm tới?

Bạn có sẵn sàng ở lại và phát triển sự nghiệp của mình ở công ty? Bạn có nhìn thấy con đường thăng tiến của mình ở đó không?

Có phải bạn muốn quay trở lại công ty cũ vì không thể tìm việc ở đâu khác?

Liệu bạn bỗng nhiên thấy hứng thú với công ty hay vì bạn không thể tìm một công việc mới và cảm thấy rằng việc trở lại công ty đã từng tuyển dụng sẽ dễ dàng hơn?

Bạn sẽ phát triển hơn nếu quay trở lại công ty cũ?

Liệu đây có phải là một bước tiến sự nghiệp thực sự chiến lược sẽ giúp bạn trong dài hạn? Bạn có thể đánh giá việc này sẽ ảnh hưởng ra sao tới sự nghiệp của mình trong tương lai?

Nếu bạn không thể giải đáp hết những câu hỏi trên, hãy suy nghĩ kỹ hơn về ý định quay trở lại công ty cũ. Nếu bạn cần phải có một công việc và tiền lương hằng tháng, hãy làm những gì bạn cần làm.

Nhưng đầu tư thời gian và công sức vào việc ứng tuyển ở công ty cũ trong khi không chắc chắn đó có phải là một quyết định đúng đắn hay không không phải là hành động thông minh. Bạn cần cân nhắc cẩn trọng bất cứ ảnh hưởng tiêu cực nào có thể phát sinh nếu bạn định quay trở lại.

Hãy nhớ bạn chính là người kinh doanh bản thân mình và nhà tuyển dụng là khách hàng. Khách hàng càng tốt, việc kinh doanh càng tốt. Do đó, hãy hành động một cách thông thái vì sự nghiệp phía trước của mình.

Những ngày này, trên mạng xã hội xuất hiện có các bài viết về chủ đề công việc của người trẻ. Trong đó, "kể tội" hay nói xấu công ty cũ trở thành "trào lưu" thu hút khá đông người trẻ tham gia bình luận, bàn tán.

"Tại sao phải nói tốt khi công ty cũ chẳng có gì đẹp đẽ?", "Toàn chuyện xấu xa thì cớ gì phải dùng lời hoa mỹ?", "Công ty cũ à? Nói thẳng một câu ngắn gọn thôi: Chê toàn tập!"... là vài ý kiến trong hằng hà sa số bình luận mà dân mạng nhắc đến công ty cũ với thái độ cau có, khó chịu. Và sau đó, là hàng loạt kể lể về những điều mà họ cho rằng "không thể chấp nhận được", "quá tệ hại" để minh chứng với mọi người rằng công ty cũ xứng đáng bị chỉ trích.

Nhưng cớ sao lại nói xấu công ty cũ? Một mối quan hệ công việc dù chẳng còn vẹn nguyên và "đường tình đôi ngã" đi chăng nữa, dẫu vì bất kỳ lý do gì, thì việc nói xấu chốn làm việc ngày trước cũng là điều tối kỵ, không nên.

Quay lại công ty cũ lỗi đi nào thông minh năm 2024

Đừng buông lời khó nghe để nói xấu công ty sau khi nghỉ việc

ẢNH MINH HỌA: DẠ THẢO

Bởi dù công ty cũ có từng đối xử "không đẹp" với bạn, khiến bạn ra đi trong ấm ức đi chăng nữa, thì cũng nên chia tay văn minh. Chính chốn xưa nơi cũ ấy bạn đã từng có thời gian gắn bó, làm việc. Và dù ít dù nhiều thì bạn cũng từng được trau dồi kinh nghiệm, trui rèn kiến thức. Những trải nghiệm ở công ty cũ giúp bạn trở nên trưởng thành hơn, vững vàng hơn, làm tốt hơn cho công việc hiện tại.

Và có chắc là, những điều bạn đang buông ra với lời lẽ khó nghe về công ty cũ có hoàn toàn chính xác? Mối quan hệ giữa công ty và chính bạn rạn nứt liệu có phần lỗi nào từ bản thân hay không? E rằng, khi nói xấu công ty cũ, sẽ có nguy cơ bị người khác phản bác, chỉ trích ngược lại: "Có chắc là bạn đủ tốt, đủ giỏi, đủ chuyên nghiệp khi làm ở công ty cũ hay chưa?".

Mang tâm trạng tức tối để nói xấu công ty cũ cũng chẳng đem lại lợi lộc gì trong quá trình sự nghiệp về sau ngoài việc "nói cho hả dạ", "nói cho sướng miệng", "nói cho đỡ tức". Ngược lại, việc nói công ty cũ không những khiến làm mất đi thời gian mà còn tự biến mình thành kẻ xấu tính. Dù có thể không phục công ty cũ, nhưng khi đã "đường ai nấy đi" thì cũng chẳng nên luyến tiếc bằng việc bôi nhọ với thái độ cực đoan, hậm hực. Nói xấu công ty cũ còn có thể khiến bạn mất đi những mối quan hệ với đồng nghiệp đã từng gắn bó.

Quay lại công ty cũ lỗi đi nào thông minh năm 2024

Người trẻ ngày nay không ngại nhảy việc, nghỉ việc

LÊ THANH

Rồi giả sử vào một ngày đẹp trời, khi đang thao thao bất tuyệt, rêu rao "bóc phốt" công ty cũ trên mạng hay ngoài đời, có ai đó, hoặc là đồng nghiệp, hoặc là sếp ở nơi làm việc hiện tại vô tình phát hiện, nghe thấy. Chắc hẳn họ có quyền dè chừng nếu sau này bạn nghỉ việc sẽ lại tiếp tục "chĩa mũi dùi" vào công ty đang làm. Vì bạn nói xấu công ty cũ thì trong tương lai bạn cũng có thể nói xấu công ty hiện tại. Vậy cớ gì phải nói xấu công ty cũ để tự làm xấu đi hình ảnh hiện tại của mình cũng như rước thị phi vào bản thân?

Trong cuộc sống ngày nay, "nhảy việc", nghỉ việc là chuyện quá đỗi bình thường. Khi môi trường làm việc không đem lại niềm vui mỗi ngày, khi không có sự kết nối với đồng nghiệp, khi chẳng có sự hòa hợp giữa bản thân với công ty, khi mức đãi ngộ chưa tương xứng với công sức, năng lực... mỗi người đều có quyền nói lời chia tay. Nhưng nên chia tay trong "hòa bình", trong êm đẹp. Nên buông bỏ những điều không đẹp đẽ, nên tôn trọng quá khứ dù quá khứ chẳng có gì vui, cũng như giữ thái độ tích cực về công ty cũ.

Và thay vì nói xấu công ty cũ, hãy tập trung làm tốt công việc hiện tại để mơ ước đến những vị trí cao hơn, những mức lương tương xứng hơn, làm bàn đạp để thăng tiến, phát triển sự nghiệp sau này.