Phương pháp đóng vai trong dạy học ngữ văn năm 2024

  • 1

Phương pháp đóng vai trong dạy học năm 2021 - 2022

  1. PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI

    I.Khái niệm

    - Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. `Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.

    II.Các bước tiến hành
  • Bước 1: Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Xác định rõ đóng vai trong tình huống nhằm mục đích gì.
  • Bước 2: Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
  • Bước 3: Các nhóm lên đóng vai. Theo dõi nhóm bạn diễn xuất.
  • Bước 4: Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử.
  • Bước 5: GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho.

  • YOPOVN.COM_PP sắm vai.docx 34.5 KB · Lượt xem: 54

Cấp học: THPT Môn: Ngữ Văn Lớp: 10 Bộ sách: Lượt xem: 750

Phương pháp đóng vai trong dạy học ngữ văn năm 2024

8

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng phương pháp đóng vai vào dạy học văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy trong chương trình Ngữ Văn 10 tập 1” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

Như chúng ta đã biết, thực trạng dạy học môn Ngữ văn trong những năm qua được bàn đến khá nhiều. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường là chủ đề được quan tâm từ các thầy cô biên soạn sách giáo khoa đến các thầy cô trực tiếp đứng lớp. Môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay nói chung và ở mỗi cấp học nói riêng là một trong những môn học có vị trí và tầm quan trọng nhất định. Ngoài chức năng công cụ, môn Ngữ văn còn góp phần rất lớn hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cho học sinh.

Vận dụng phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực môn Ngữ văn để mang lại hiệu quả là vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Bởi các tác phẩm văn học thường chứa đựng giá trị đa nghĩa, trong khi đó người học lại tiếp nhận theo tính chủ quan. Làm thế nào để giúp học sinh tiếp cận, cảm nhận và hiểu sâu sắc về tác phẩm cũng như phát huy được năng lực, sự sáng tạo của mình. Sau đây xin chia sẻ một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT để mang lại hiệu quả cao trong công tác dạy – học.

2.Tìm hiểu phương pháp

Vậy phương pháp dạy học tích cực trong môn Ngữ văn là gì?

Phương pháp dạy học tích cực môn Ngữ văn là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chịu trách nhiệm nêu vấn đề và gợi mở theo nhiều cách khác nhau nhằm tăng sự hứng thú, tính tự giác của học sinh. Học sinh sẽ trực tiếp tìm tòi, nghiên cứu, trình bày và đưa ra các cách giải quyết để đi đến kết luận cụ thể cho vấn đề đó.

Việc sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có tác dụng lớn trong việc tăng cường sự tương tác, thực hành của học sinh ở trong mỗi tiết học. Đặc biệt, giúp học sinh nhớ lâu và sâu các kiến thức thông qua hoạt động tự tư duy, tìm tòi, khám phá.

3.Hướng dẫn vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong môn Ngữ văn.

  1. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực

Bên cạnh sử dụng phương pháp dạy học mang tính đặc trưng của bộ môn ngữ văn, giáo viên cũng nên vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát triển tư duy, tăng sự hứng thú trong mỗi tiết học.

a.Phương pháp thảo luận nhóm

Trong số các phương pháp dạy học tích cực môn Ngữ văn, phương pháp thảo luận nhóm thường được giáo viên sử dụng, bởi nó tạo ra sự sôi nổi trong tiết học và giúp các em học sinh có được khả năng tư duy, tính tự giác, trách nhiệm và năng lực giao tiếp.

Phương pháp thảo luận nhóm đặc biệt mang lại hiệu quả trong các tiết thực hành, làm bài tập Ngữ văn. Để thực hiện, giáo viên cần chia lớp thành các nhóm nhỏ, đưa ra vấn đề, quy định thời gian để các nhóm thảo luận và trình bày kết quả của nhóm trước lớp.

Cách thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị

  • Chủ đề.
  • Nội dung.
  • Phương tiện hỗ trợ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • Chia lớp thành từng nhóm.
  • Bầu nhóm trưởng.
  • Giáo viên quan sát, kiểm tra và hướng dẫn nếu cần thiết.
  • Yêu cầu tất cả các thành viên phải tích cực tham gia thảo luận. Bước 3: Trình bày kết quả
  • Cử thành viên trong nhóm trình bày kết quả trước lớp.
  • Các nhóm còn lại đánh giá, bổ sung ý kiến.
  • Giáo viên tổng kết, đánh giá và đưa ra kết luận.

b.Phương pháp đóng vai.

Đóng vai là phương pháp dạy học mà ở đó giáo viên sẽ cho học sinh thực hành về cách ứng xử xảy ra trong một tình huống nào đó. Với phương pháp này, học sinh sẽ có những suy nghĩ sâu sắc khi tập trung vào một vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, phần trọng tâm của phương pháp đóng vai nằm ở quá trình thảo luận sau phần diễn đóng vai.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Giáo viên đưa chủ đề, chia lớp thành từng nhóm và giao tình huống cho các nhóm. Đồng thời quy định rõ về thời gian thảo luận, thời gian đóng vai.
  • Bước 2: Các nhóm phân chia vai diễn, thảo luận đóng vai.
  • Bước 3: Các nhóm lần lượt thực hành đóng vai.
  • Bước 4: Các thành viên còn lại trong lớp nhận xét, đánh giá về cảm xúc, cách ứng xử của nhân vật đóng vai.
  • Bước 5: Giáo viên đánh giá, kết luận và định hướng về cách ứng xử phù hợp nhất.

c.Phương pháp giải quyết tình huống có vấn đề

Đây là phương pháp dạy học tích cực môn Ngữ văn giúp hình thành được khả năng tư duy, giải quyết vấn đề cho các em học sinh. Bởi giáo viên sẽ đưa ra các vấn đề có liên quan đến nội dung của bài học, còn học sinh sẽ phải phát hiện ra vấn đề, từ đó đưa ra các đề xuất và lập nên kế hoạch để giải quyết vấn đề đó.

Trong trường hợp, nội dung bài giảng có nhiều vấn đề cần giải quyết, giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm nhỏ. Và mỗi một nhóm sẽ chịu trách nhiệm giải quyết một vấn

đề. Cuối cùng là cả lớp sẽ cùng thảo luận và giáo viên sẽ tổng hợp đánh giá để đưa ra kết quả phù hợp nhất.

d.Phương pháp kích thích tư duy

Là phương pháp giúp tăng được sự chú ý, khả năng tìm tòi, khám phá, phát triển tư duy, đánh giá cho học sinh. Đặc biệt hiện nay rất được nhiều giáo viên áp dụng vào dạy học tích cực.

Cách thực hiện:

  • Giáo viên đặt câu hỏi.
  • Học sinh tư duy để nắm bắt được nội dung câu hỏi và tìm tòi, khám phá về câu trả lời.
  • Học sinh trả lời câu hỏi trước toàn lớp.
  • Các học sinh còn lại so sánh câu trả lời của mình với câu trả lời của bạn.
  • Giáo viên nhận xét, đánh giá về câu trả lời.

3.2. Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực

  1. Kỹ thuật khăn trải bàn Cách thức thực hiện:
  2. Trên tờ giấy A3, phần chính giữa sẽ ghi chủ đề thảo luận, phần còn lại sẽ được chia thành 4 hoặc 6 phần căn cứ vào số thành viên có trong nhóm.
  3. Các thành viên sẽ lần lượt ghi câu trả lời của mình vào trong phần được chia, thời gian ghi câu trả lời từ 3 – 5 phút.
  4. Sau đó cử thành viên đại diện dán tờ giấy A3 trên bảng và thuyết trình.
  5. Các thành viên còn lại trong lớp sẽ lắng nghe, đưa ra đánh giá, bổ sung thêm ý kiến nếu có.
  6. Giáo viên sẽ đưa ra nhận xét và bổ sung thêm ý kiến. Đồng thời có định hướng cần thiết nếu học sinh đi lệch hướng.

b.Kỹ thuật hỏi và và trả lời

Trong phương pháp dạy học tích cực môn Ngữ văn, đây là kỹ thuật dạy học giúp học sinh củng cố và nhớ sâu các kiến thức đã được học thông qua kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi.

Cách tiến hành:

  • Giáo viên đưa ra chủ đề.
  • Giáo viên/ học sinh sẽ là người đặt câu hỏi có liên quan đến chủ đề đưa ra và yêu cầu học sinh nào đó trả lời câu hỏi.
  • Bạn học sinh sau khi trả lời xong sẽ có quyền đặt câu hỏi cho một bạn học sinh khác trả lời. Quá trình này cứ tiếp tục cho đến khi giáo viên yêu cầu dừng lại.

c.Kỹ thuật trình bày 1 phút

Với kỹ thuật này học sinh sẽ có cơ hội để tổng kết lại toàn bộ kiến thức đã được học. Đồng thời đưa ra các câu hỏi về những vấn đề vẫn còn băn khoăn, vẫn còn chưa hiểu thông qua bài trình bày ngắn gọn ở trên lớp. Qua kỹ thuật này, giáo viên có thể nắm được khả năng hiểu bài của học sinh đến đâu.

Cách thực hiện:

Vào cuối hoặc giữa buổi học, giáo viên sẽ đặt ra các câu hỏi như: Vấn đề nào là quan trọng nhất mà các em đã được học trong bài học ngày hôm nay? Có vấn đề gì quan trọng mà các em chưa hiểu, cần được giải đáp ?

Học sinh suy nghĩ và viết các câu trả lời ra giấy. Câu trả lời có thể được thể hiện dưới hình thức khác nhau.

Lần lượt các em học sinh trình bày trước lớp về điều được học và điều còn thắc mắc.

Trong kỹ thuật trình bày 1 phút, học sinh sẽ trình bày về nội dung bài học và những vấn đề bản thân chưa rõ

d.Lồng ghép trò chơi

Lồng ghép trò chơi trong dạy ngữ văn được áp dụng cho môn tiếng việt, đọc văn và làm văn. Bằng cách lồng ghép trò chơi sẽ giúp tăng sự hứng thú cho các tiết học và tính chủ động, tích cực tiếp nhận kiến thức của học sinh.

Trò chơi sẽ đại diện cho một đơn vị kiến thức trong tiết học, giáo viên sử dụng trò chơi để triển khai các bước của một bài giảng. Nếu là tiết ôn tập hoặc tiết khái quát, giáo viên có thể cho cả lớp chơi một trò chơi lớn. Có rất nhiều trò chơi có thể áp dụng trong dạy ngữ văn như trò chơi ô chữ, trò chơi hùng biện, trò chơi ai nhanh tay, nhanh trí….

Vận dụng phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực môn Ngữ văn vào công tác giảng dạy tại các trường THPT hiện nay có ý nghĩa rất lớn. Bởi nó không chỉ tăng được sự hứng thú, niềm đam mê của học sinh mà còn giúp các em phát triển năng lực, khả năng tư duy và sáng tạo.

Mong rằng trong quá trình dạy học và thực nghiệm, mỗi thầy cô sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm từ phương pháp và kĩ thuật dạy học của riêng mình để chia sẻ rộng rãi đến với các giái viên khác cùng nắm bắt.

Phương pháp dạy học đóng vai là gì?

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Phương pháp đóng vai có những ưu điểm sau: - Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.

Sắm vai và đóng vai khác nhau như thế nào?

Hơn nữa, “Sắm vai” còn là trò chơi phân vai tập thể, giúp trẻ định hình được công việc, vai trò của bản thân trong tổng thể chung. Khi cùng nhau đóng vai là lúc trẻ học cách chia sẻ và thương lượng. Các bạn nhỏ cùng nhau phân chia vai, và xây dựng những tình tiết của câu chuyện.

Phương pháp dạy học ngữ văn là gì?

Phương pháp dạy học tích cực môn ngữ văn là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chịu trách nhiệm nêu vấn đề và gợi mở theo nhiều cách khác nhau nhằm tăng sự hứng thú, tính tự giác của học sinh.

Cần làm gì để học môn Ngữ văn hiệu quả?

Cách học Ngữ văn hiệu quả dành cho học sinh.

Thay đổi quan điểm về văn học..

Đọc sách và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến văn học..

Không nên quá phụ thuộc vào sách mẫu..

Tập trung nghe giảng để ghi nhớ nội dung bài học..

Luyện tập tính tự giác trong quá trình học..

Học bằng sơ đồ tư duy ngắn gọn..

Học với tâm thế thoải mái..