Phụ khoa nghĩa là gì

Khám phụ khoa là một thủ tục cần thiết giúp các chị em theo dõi và phát hiện những biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh sản. Vậy, khám phụ khoa là khám những gì

Khám phụ khoa là hình thức khám, kiểm tra cơ quan sinh dục của người phụ nữ, bao gồm âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng… nhằm theo dõi tình trạng sức khỏe cơ quan sinh sản hoặc phát hiện các mầm bệnh (nấm, virus, vi khuẩn) gây viêm nhiễm vùng kín và các bệnh lý ở cơ quan sinh sản.

Khám phụ khoa giúp các chị em phụ nữ phát hiện sớm các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lây qua đường tình dục, nguy cơ u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung và các dị dạng ở đường sinh dục có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

Theo các chuyên gia, bệnh phụ khoa có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, dù bạn chưa kết hôn hay đã lập gia đình, chưa quan hệ tình dục hay đã quan hệ tình dục thì nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa hoặc các bệnh lý ở cơ quan sinh dục là rất cao. Nhiều khi bệnh đã âm thầm phát triển trong cơ thể nhưng bạn vẫn chưa phát hiện. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyên bạn nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 - 9 tháng/lần hoặc ít nhất 1 năm/lần kể từ khi bước vào tuổi 15, đặc biệt khi bạn đã từng quan hệ tình dục để sớm phát hiện hoặc đề phòng bệnh một cách tốt nhất.

Khám phụ khoa gồm khám những gì?

Rất nhiều chị em thắc mắc không biết “khám phụ khoa là khám những gì, làm những gì?”. Các thủ tục khám cũng khá là đơn giản và không mất quá nhiều thời gian. Khám phụ khoa tổng quát bao gồm các thủ tục sau đây:

  • Khám bên ngoài
  • Khám âm đạo
  • Khám tử cung
  • Xét nghiệm dịch âm đạo
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm tế bào cổ tử cung

Với các chị em quan hệ tình dục lần đầu tiên thì sau đó 3 năm nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (PAP smear) để phát hiện sớm nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Các bước khám phụ khoa cơ bản:

Thông thường, khám phụ khoa sẽ được thực hiện các bước sau:

  • Khai thác thông tin, tình trạng hiện tại của bệnh nhân

Trước khi tiến hành thực hiện các hoạt động thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi các thông tin cá nhân, tình trạng bệnh lý, dấu hiệu bất thường và tiền sử bị bệnh của bệnh nhân. Qua các thông tin khảo sát này, bác sĩ sẽ quyết định các bước thăm khám chi tiết tiếp theo.

Ở bước khám này, bác sĩ sẽ quan sát và kiểm tra bên ngoài cơ quan sinh dục, vùng ngực xem có gì bất thường không.

Trong bước khám âm đạo này, bác sĩ sẽ quan sát âm đạo xem có gì bất thường không. Sau đó sẽ sử dụng dụng cụ mỏ vịt để đưa vào bên trong âm đạo nhằm quan sát thành âm đạo và cổ tử cung. Ở bước này, bác sĩ có thể sẽ tiến hành lấy mẫu dịch âm đạo hoặc tế bào nếu nghi ngờ người bệnh mắc các bệnh phụ khoa.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò để kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh dục đối với phụ nữ đã có gia đình hay từng quan hệ tình dục. Còn với những bạn gái chưa quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp siêu âm vùng bụng để khảo sát những thông tin này.

Hầu hết các buổi khám phụ khoa đều bao gồm bước xét nghiệm dịch âm đạo, nhằm giúp bác sĩ xác định xem liệu bạn có mắc các bệnh viêm âm đạo do nấm, trùng roi, tạp khuẩn hay không. Dịch âm đạo thường được bác sĩ lấy trên đầu dò siêu âm hoặc lấy khi soi âm đạo bằng mỏ vịt.

Bác sĩ thường dùng tay sờ nắn vùng bụng để xác định vị trí, kích thước của tử cung. Ngoài ra, tại bước này bác sĩ có thể tiến hành siêu âm hoặc siêu âm đầu dò để xác định cấu trúc, tình trạng của tử cung, cổ tử cung, buồng trứng và ống dẫn chứng. Khám tử cung là để xác định bệnh lý tại tử cung, bác sĩ không thể bỏ qua bước thăm khám này.

Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm cần thiết khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.

  • Tư vấn điều trị và hẹn lịch khám lại

Sau khi kiểm tra tổng quát và nắm được các thông tin cần thiết, bác sĩ sẽ kết luận về tình trạng của bạn và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất, đồng thời hẹn lịch khám lại để kiểm tra hiệu quả của quá trình điều trị.

Bệnh viện ĐKQT Thiên Đức với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa chuyên môn cao, cơ sở vật chất hiện đại hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả các bệnh lý phụ khoa. Không những vậy còn đảm bảo sự an toàn và riêng tư cho người bệnh.

Liên hệ để tư vấn và đặt lịch khám: 1900 969 638 hoặc 024 2214 7777.

Thông tin thuật ngữ phụ khoa tiếng Tiếng Việt

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng (trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…).

Định nghĩa - Khái niệm

phụ khoa tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ phụ khoa trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ phụ khoa trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ phụ khoa nghĩa là gì.

- Ngành y học chuyên nghiên cứu về mặt hình thái, sinh lý và bệnh lý cơ thể và, nói riêng, bộ phận sinh dục của đàn bà.

Thuật ngữ liên quan tới phụ khoa

  • Thạnh Lợi Tiếng Việt là gì?
  • rỉ tai Tiếng Việt là gì?
  • Bạch Hạ Tiếng Việt là gì?
  • vệt Tiếng Việt là gì?
  • ăn thua Tiếng Việt là gì?
  • ét-xăng Tiếng Việt là gì?
  • giậm dọa Tiếng Việt là gì?
  • giả trang Tiếng Việt là gì?
  • săm lốp Tiếng Việt là gì?
  • học Tiếng Việt là gì?
  • lựa Tiếng Việt là gì?
  • y khoa Tiếng Việt là gì?
  • gắt gỏng Tiếng Việt là gì?
  • ao Tiếng Việt là gì?
  • xúc Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của phụ khoa trong Tiếng Việt

phụ khoa có nghĩa là: - Ngành y học chuyên nghiên cứu về mặt hình thái, sinh lý và bệnh lý cơ thể và, nói riêng, bộ phận sinh dục của đàn bà.

Đây là cách dùng phụ khoa Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ phụ khoa là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Bệnh phụ khoa không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm suy giảm chất lượng sống của chị em. Không ít bệnh phụ khoa đặc biệt nguy hiểm nhưng dấu hiệu lại mờ nhạt. Vậy làm sao để nhận biết các triệu chứng này? Cùng tìm hiểu top 12 dấu hiệu bệnh phụ khoa dễ nhận biết nhất ở phụ nữ nhé!

Phụ khoa nghĩa là gì

Phần lớn phụ nữ có quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa ít nhất một lần trong đời. Vì tâm lý ngại chia sẻ hoặc tự chịu đựng hoặc tự mua thuốc bằng cách tự tìm hiểu mà không qua thăm khám với bác sĩ, không ít chị em phải đối diện với tình trạng sống chung với bệnh, các triệu chứng dai dẳng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Bệnh phụ khoa được hiểu là cách nói chung của các bệnh có liên quan đến cơ quan sinh dục của nữ giới bao gồm: Âm hộ gồm các bộ phận như môi lớn, môi bé, vùng tiền đình… có thể quan sát ở bên ngoài, vùng âm đạo, cổ tử cung, tử cung, phần phụ như buồng trứng, vòi trứng và hệ thống dây chằng,… các bộ phận này có thể quan sát qua khám mỏ vịt, qua hình ảnh học.

Bệnh phụ khoa gây ra những khó chịu ở vùng kín, bất tiện trong sinh hoạt đặc biệt khiến không ít chị em cảm giác thiếu tự tin khi gần gũi chồng trong chuyện chăn gối. Vì vậy nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh phụ khoa giúp chị em chủ động thăm khám, tránh để bệnh diễn tiến nặng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về sau. (1)

Bệnh phụ khoa là các bệnh lý phổ biến và có thể nhận biết qua những dấu hiệu như xuất hiện khí hư, xuất huyết âm đạo bất thường, đau, ngứa vùng kín… để nhận biết các biểu hiện của bệnh phụ khoa, bạn cần lưu ý một số đặc điểm sau đây: (2)

Xuất huyết tử cung bất thường (Thuật ngữ tiếng anh là Abnormal Uterine Bleeding – AUB), tình trạng này xảy ra ở người phụ nữ khi máu chảy từ tử cung một cách bất thường, không giống với các đặc điểm của một chu kỳ kinh nguyệt.

Một số triệu chứng để chị em có thể nhận biết tình trạng này như xuất hiện rối loạn kinh nguyệt, lượng kinh có thể ra nhiều hơn, kéo dài nhiều ngày, thậm chị ra không đúng như chu kỳ kinh bình thường, có chảy máu khi quan hệ và rối loạn tiểu tiện, vùng hạ vị đau tức…

Khí hư hay huyết trắng là dịch tiết ở vùng âm đạo của nữ giới, khi hư không chỉ đóng vai trò giữ ẩm vùng kín, tăng khả năng giữ thai… mà còn cho chị em biết sức khỏe vùng kín có gặp các vấn đề nghiêm trọng hay không.

  • Khí hư bình thường có màu trắng có đôi lúc ngả vàng nhưng không gây ngứa và không có mùi. Tùy theo mỗi giai đoạn khác nhau của chu kỳ mà khí hư bình thường cũng có sự thay đổi, điều này như một tín hiệu để báo trước sự xuất hiện chu kỳ hành kinh mới.
  • Khí hư bất thường khi lượng khí hư ra nhiều hơn, từ màu trắng như trứng gà có thể chuyển qua vón cục và có lẫn bọt, màu có thể chuyển qua vàng hoặc xanh và có mùi hôi, chua rất khó chịu.

Đau rát và ngứa vùng âm hộ gây cảm giác châm chích khó chịu, ngứa ở toàn bộ vùng âm hộ nhưng phần lớn chị em lại bỏ qua và nghĩ bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên đây là những dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm như viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo, nhiễm nấm, mụn rộp sinh dục hoặc bệnh sùi mào gà.

Đau rát, thậm chí sưng vùng kín sau quan hệ tình dục là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng, viêm nhiễm vùng kín hoặc các vấn đề thể chất và tâm lý. Do tâm lý e ngại nên nhiều chị em thường có khuynh hướng chịu đựng, trì hoãn thăm khám, khiến tình trạng đau rát hoặc viêm nhiễm ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả điều trị.

Theo Bác sĩ Trần Thị Thanh Thảo, có nhiều nguyên nhân đau vùng kín sau khi quan hệ ví dụ chị em có một số bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, rối loạn chức năng sàn chậu, bệnh viêm vùng chậu, sa tử cung, viêm bàng quang, hội chứng ruột kích thích, khối u tuyến, trĩ và u nang buồng trứng…

Nếu bạn phát hiện ngực của mình bị nổi những nốt đỏ hoặc ban đỏ nhưng không phải lý do đến từ dị ứng hay vết thương do côn trùng và vết đỏ xuất hiện với tình trạng dày đặc hơn thì bạn có nguy cơ bị chứng chàm bội nhiễm thậm chí là ung thư vú.

Buồn nôn, chướng bụng hay ăn không tiêu có thể xuất phát từ việc ăn uống thiếu khoa học, ăn các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như ung thư buồng trứng. Theo bác sĩ Trần Thị Thanh Thảo, nếu các triệu chứng chướng bụng, bụng phình to kéo dài trên 2 tuần không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đi khám để được các bác sĩ tìm nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Những cơn đau lưng và đau phần bụng dưới âm ỉ có thể xuất hiện khi chị em đến ngày đèn đỏ, các triệu chứng này có thể kéo dài từ vài ngày đến 1 tuần tuy nhiên nếu cơn đau hành hạ lâu hơn, có thể cảnh báo một số bệnh phụ khoa mà chị em nên cẩn trọng như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, u nang buồng trứng…

Đây cũng là một biểu hiện không nên bỏ qua của các bệnh ung thư phụ khoa. Vì khi các khối u phát triển nó sẽ chèn ép vùng bàng quang khiến bạn phải đi tiểu nhiều hơn.

Táo bón có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về đường tiêu hóa; tuy nhiên, ở một số trường hợp với đây có thể cảnh báo các rối loạn về sàn chậu ở phụ nữ như sa tử cung, sa âm đạo.

Phụ khoa nghĩa là gì

Rối loạn kinh nguyệt hay chu kỳ kinh không đều biểu hiện cho việc phóng noãn và rụng trứng của cơ thể có vấn đề. Mỗi tháng chị em đều trải qua chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường với một chu kỳ kinh nguyệt đều sẽ kéo dài từ 28-32 ngày, thời gian được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ, tức là ngày đầu tiên ra máu âm đạo cho tới ngày đầu tiên của chu kỳ kế tiếp (nghĩa là vào tháng tiếp theo).

Ngày hành kinh được tính là ngày ra huyết âm đạo, thường sẽ kéo dài từ 3 – 7 ngày tùy người. Với chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn chu kỳ bình thường, nhiều trường hợp rong kinh, thưa kinh khoảng 2-3 tháng có khi lâu hơn mới có kinh nguyệt hoặc thậm chí vô kinh. Đây là biểu hiện của việc cơ thể có thiếu hụt nội tiết tố, mắc các bệnh như buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, suy giảm dự trữ buồng trứng…

Đau bụng kinh hay thống kinh là cơn đau bụng rất thường gặp ở nhiều phụ nữ khi đến ngày hành kinh. Tuy nhiên, một cơn đau dữ dội hay có thêm các triệu chứng bất thường có thể là dấu hiệu của những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Có 2 dạng thống kinh là thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát.. Với thống kinh nguyên phát phụ nữ có những cơn đau trằn bụng dưới, đau dữ dội, co rút, tuy nhiên thăm khám không phát hiện các nguyên nhân cụ thể nào.

Một số bệnh lý được xem là nguyên nhân gây thống kinh như phụ nữ có lạc nội mạc tử cung, có polyp tử cung, viêm hoặc có u xơ tử cung, tử cung dị dạng như có chít hẹp, dính, có u buồng trứng, lạc vòng tránh thai thậm chí là ung thư cổ tử cung. Vì vậy, cơ chế đau trong thống kinh thứ phát tùy theo từng bệnh lý khác nhau của người phụ nữ.

Phụ khoa nghĩa là gì

Huyết trắng sinh lý thường không có mùi, nếu khi thấy dịch âm đạo nhiều, màu vàng, xanh, nâu, kèm mùi hôi thì đó là biểu hiện của sự bất thường, có thể liên quan đến bệnh phụ khoa. Đáng lo hơn là tình trạng dịch âm đạo màu nâu hay hồng, có lẫn máu xuất hiện thường xuyên, rất có thể bạn đang mắc ung thư phụ khoa.

Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường kể trên, bạn nên đến ngay các trung tâm y tế hoặc bệnh viện có chuyên sản phụ khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn. Tùy dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể chỉ định thêm các chẩn đoán cần thiết như siêu âm, xét nghiệm dịch âm đạo, nước tiểu, máu, tế bào cổ tử cung. (3)

Tránh trường hợp chị em vì e ngại mà tự ý điều trị dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Với những bệnh liên quan đến vùng kín chị em cần lưu ý vệ sinh đúng cách, không thụt rửa vào sâu trong âm đạo, không tự ý dùng các loại dung dịch vệ sinh có độ pH cao; đồng thời nên chọn đồ lót thoải mái, tránh mặc đồ lót quá chật, ẩm ướt và thay đồ lót thường xuyên.

Bên cạnh đó, phụ nữ đã có gia đình nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần hoặc ít nhất 1 năm/lần, nhằm:

  • Phát hiện các bệnh lý ở giai đoạn sớm, nâng cao tiên lượng điều trị;
  • Yêu thương bản thân hơn với một sức khỏe tốt, được chăm sóc đúng cách và duy trì khả năng sinh sản.

Phụ khoa nghĩa là gì

Không ít chị em quan tâm đến khám phụ khoa thắc mắc không biết “khám phụ khoa là làm những gì, quy trình khám như thế nào”. Và chị em hãy yên tâm vì những thủ tục khám cũng như quy trình đều rất đơn giản, không mất nhiều thời gian bao gồm các bước như: (4)

  • Hỏi bệnh sử trước đó của người bệnh;
  • Thăm khám ở bên ngoài;
  • Thăm khám âm đạo;
  • Thăm khám trong tử cung với các thiết bị hỗ trợ;
  • Lấy dịch âm đạo xét nghiệm;
  • Lấy máu, nước tiểu làm xét nghiệm (Tùy trường hợp sẽ có các chỉ định khác nhau)
  • Xét nghiệm tế bào cổ tử cung.

Phụ khoa nghĩa là gì

Thông thường, với những chị em có quan hệ tình dục lần đầu thì nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (PAP smear) sau 3 năm để phát hiện sớm nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Sau khi được khám và kiểm tra tổng quát. Bác sĩ nắm được các thông tin cần thiết từ đó có thể kết luận về tình trạng của bạn và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất, hiện nay tùy thuộc vào bệnh lý và tình trạng bệnh phụ khoa của bạn, bác sĩ sẽ có các phương án điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa phù hợp.

Quy tụ chuyên gia giàu kinh nghiệm và được đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh ra đời với mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn diện cho chị em phụ nữ. Nơi đây cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và điều trị các bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, rối loạn kinh nguyệt, bệnh ở tuyến vú, sa tử cung, sa âm đạo, sa trực tràng, bệnh lý sàn chậu…

Bệnh phụ khoa kéo dài dai dẳng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Nhận biết các dấu hiệu của bệnh phụ khoa và chủ động thăm khám định kỳ 6 tháng/lần giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe bản thân.