Phong hóa lí học là gì năm 2024

Phong hoá lí học là quá trình phá huỷ, làm các đá, khoáng vật bị vỡ với kích thước khác nhau nhưng không thay đổi thành phần và tính chất. Phong hoá lí học thường xảy ra mạnh ở những nơi nhiệt độ có sự dao động lớn theo ngày - đêm và ở những khu vực bề mặt có nước bị đóng băng. Sự dao động nhiệt cũng có thể làm khối đá bị tách vỡ do nước trong các khe nứt bị đóng băng vào ban đêm hoặc vào mùa đông.

Phong hóa là quá trình phá hủy đất đá và các khoáng vật trong đó, dưới tác dụng của thời tiết, chủ yếu là không khí và nước. Phong hóa được chia thành hai loại chính.

Phong hóa cơ học là quá trình phong hóa trong đó các tác nhân vật lý là tác nhân gây phong hóa. Phong hóa hóa học có sự tham gia của các chất trong môi trường không khí tác động lên đối tượng phong hóa. Có tác giả còn xếp thêm phong hóa sinh học cũng là quá trình phong hóa hóa học nhưng các tác nhân gây phong hóa là các chất có nguồn gốc sinh học.

Phong hóa cơ học[sửa | sửa mã nguồn]

Phong hóa cơ học phá vỡ các đá gốc thành những mảnh vụn mà không làm thay đổi thành phần hóa học của đá. Băng, nước, nước khe nứt là các tác nhân gây phong hóa cơ học chính do gây ra một lực tác động làm nở ra, mở rộng các khe nứt trong đá khiến đá vỡ ra thành các mảnh vụn. Giãn nở vì nhiệt cũng gây nên tác động giảm căng và co lại dưới sự ảnh hưởng của việc nhiệt độ tăng lên hay giảm đi cũng giúp cho quá trình phong hóa cơ học diễn ra nhanh hơn. Phong hóa cơ học giúp làm tăng diện tiếp xúc bề mặt của đá khiến cho quá trình phong hóa hóa học dưới sự tác động của các yếu tố hóa học diễn ra nhanh hơn.

Phong hóa hóa học[sửa | sửa mã nguồn]

Phong hóa hóa học phá hủy đá bằng các phản ứng hóa học. Đây là quá trình các khoáng vật trong đá thay đổi trở thành các hạt nhỏ hơn và dễ bị rửa trôi hơn. Không khí, nước và axit hữu cơ của sinh vật đều tham gia trong các phản ứng phức tạp của quá trình phong hóa hóa học. Các khoáng vật trong đá gốc không bền vững trong điều kiện không khí sẽ dần dần biến đổi thành những dạng bền vững hơn. Các khoáng vật nào được thành tạo trong điều kiện nhiệt độ càng cao thì càng dễ bị thay đổi. Các đá mácma thường bị các tác nhân gây hại như nước tấn công nhất là nước có dung dịch axít hay kiềm (và muối axit), và tất cả các khoáng vật tạo đá của đá mácma trừ thạch anh đều biến đổi thành các khoáng vật sét hay các chất hóa học tồn tại ở dạng dung dịch.

Phong hóa và trầm tích học[sửa | sửa mã nguồn]

Trong trầm tích học, quá trình phong hóa cùng với rửa trôi là quá trình đầu tiên trong chu trình hình thành nên các vật liệu trầm tích (xem bài Đá trầm tích) và dẫn đến việc tạo thành loại đá trầm tích cơ học (bao gồm cả đá sét).

Phong hóa và thổ nhưỡng học[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thổ nhưỡng học, quá trình phong hóa tạo ra các vật liệu kết hợp với các chất hữu cơ còn lại tạo thành đất. Thành phần khoáng vật của đất do vậy được quyết định bởi đá mẹ. Đất càng màu mỡ khi được hình thành từ đá mẹ có nhiều loại đá khác nhau.

Là quá trình phá hủy đá và khoáng vật, nhưng chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.

Là sự phá hủy đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật (vi khuẩn, nấm, rễ cây...).

Đặc điểm

Không làm biến đổi về màu sắc, thành phần khoáng vật, hóa học.

Biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.

Đá, khoáng vật bị phá hủy về mặt cơ giới và hóa học.

Tác nhân

- Chủ yếu do sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối.

- Tác động ma sát, va đập của gió, sóng, nước chảy, hoạt động sản xuất của con người.

Nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cacbonic, ôxi và axit hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hóa học.

Tác động của sinh vật (vi khuẩn, nấm, rễ cây...).

Kết quả

Đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn.

Tạo thành các dạng địa hình cacxtơ.

- Sản phẩm phong hóa một phần bị nước hoặc gió cuốn đi.

- Phần còn lại phủ trên bề mặt đá gốc tạo thành lớp vỏ phong hóa, tạo thành vật liệu cho quá trình vận chuyển và bồi tụ.

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập hơn 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết.

Nâng cấp VIP

Đáp án C

Phong hóa lí học phá vỡ các đá gốc thành những mảnh vụn mà không làm thay đổi thành phần hóa học củaa đá. Băng, nước, nước khe nứt là các tác nhân gây phong hóa lí học chính do gây ra một lực tác động làm nở ra, mở rộng các khe nứt trong đá khiến đá vỡ ra thành các mảnh vụn. Giãn nở vì nhiệt cũng gây nên tác động giãn căng và co lại dưới sự ảnh hưởng của việc nhiệt độ tăng lên hay giảm đi cũng giúp cho quá trình phong hóa cơ học diễn ra nhanh hơn.

Quảng cáo

Phong hóa lí học là gì năm 2024

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nguyên nhân khiến ngày và đêm luân phiên xuất hiện trên Trái Đất là

  1. Trái Đất hình cầu.
  1. Trái Đất tự quay quanh trục.
  1. Các tia sáng từ Mặt Trời chiếu song song.
  1. Trục Trái Đất nghiêng 66°33’ so với mặt phẳng quỹ đạo.

Câu 2:

Thành phần loài nào sau đây không phải thuộc các cây họ nhiệt đới?

  1. Dầu.
  1. Đỗ quyên.
  1. Dâu tằm.
  1. Đậu.

Câu 3:

Ngành giao thông vận tải trẻ tuổi, có tốc độ phát triển nhanh, sử dụng có hiệu quả những thành tựu mới nhất của khoa học - kĩ thuật là

Giải thích tại sao phong hóa lí học lại xảy ra nhanh nhất ở vùng có khí hậu khô nóng?

-Ở các miền khí hậu khô nóng, biên độ nhiệt dao động ngày và đêm lớn, nên phong hóa lí học xảy ra mạnh mẽ. -Ở các miền đới lạnh, nước bị đóng băng trong các khe nứt của đá, thể tích nước đá tăng lên làm cho các khe nứt dãn thêm, hiện tượng này diễn ra nhiều lần khiến cho đá bị vỡ thành từng mảnh vụn.

Phong hóa hoá học diễn ra mạnh nhất ở đâu?

Phong hóa hóa học diễn ra mạnh ở các vùng có khí hậu nóng, ẩm vì: Những tác nhân chủ yếu của phong hóa hóa học là nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cacbonic, oxi và axit hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hóa học.

Phong hóa địa lý là gì?

Phong hóa là quá trình phá hủy đất đá và các khoáng vật trong đó, dưới tác dụng của thời tiết, chủ yếu là không khí và nước. Phong hóa được chia thành hai loại chính. So sánh đá vôi không phong hóa (trái) và phong hóa (phải). Tảng sa thạch mới vỡ thể hiện sự phong hóa đang tiến vào lõi khối.

Các sản phẩm của quá trình phong hóa phủ trên bề mặt da gốc tạo thành lớp vỏ gì?

SGK Địa lí 10, Thạch quyển. Giải chi tiết: Các sản phẩm của quá trình phong hóa phủ trên bề mặt đá gốc tạo thành lớp vỏ phong hóa.