Phép liên kết hình thức là gì

Trong chương trình Ngữ Văn lớp 9, các em học sinh sẽ được làm quen với các phép liên kết câu và liên kết văn bản. Để giúp các em có thể ghi nhớ và dễ dàng sử dụng các phương thức này hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, Tạp chí giáo dục sẽ giới thiệu cho các bạn các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn một cách chi tiết nhất nhé!

Để xác định được phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản có tác dụng gì? Các bạn hãy tham khảo ngay chi tiết về hai biện pháp này trong bài viết dưới đây:

Mục Lục

Phép liên kết là gì?

Phép liên kết hình thức là gì

Các câu và các đoạn văn không phải tự nhiên mà ghép nối với nhau. Và sự kết nối cũng không phải là phép cộng đơn giản của các câu rời rạc, lẻ tẻ. Mà nó chính là một thể thống nhất hữu cơ. Nơi đó mỗi câu, mỗi phần tử sẽ gắn bó chặt chẽ với những câu khác để thực hiện một nhiệm vụ chung đó chính là tạo nên một văn bản mang tính thống nhất. Và muốn làm được như vậy thì giữa các câu trong văn bản phải có mối quan hệ khăng khít với nhau. Nó được gọi là sự liên kết của các câu và các đoạn văn trong văn bản.

Phép liên kết câu và liên kết đoạn văn sẽ giúp kết nối ý nghĩa giữa các câu và các đoạn văn với nhau bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết để giúp cho văn bản có nghĩa và giúp người đọc, người nghe dễ hiểu thông điệp mà người viết, người nói đề cập đến.

Xem thêm: Biện pháp tu từ nói quá

Các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn đã học lớp 9:

Phép liên kết hình thức là gì

Những phép liên kết nội dung:

Khi phân biệt các phép liên kết về nội dung chúng ta có 2 loại chính đó là:

Liên kết nội dung theo chủ đề:

Các đoạn văn này phải phục vụ các chủ đề chung của văn bản, các câu trong đoạn cũng phải hướng tới chủ đề chung đó.

Ví dụ:

Trong vườn nhà Lan trồng rất nhiều loại hoa khác nhau. Hoa hồng màu đỏ tươi khoe sắc thắm. Hoa huệ trắng tinh khôi thơm khát. Hoa cúc vàng rực rỡ khoe sắc dưới ánh nắng mặt trời.

Như vậy trong đoạn văn này, ta thấy các câu văn đều thuộc chủ đề hoa. Nên chúng liên kết với nhau bổ sung ý nghĩa cho câu văn giới thiệu lúc đầu đó là trong vườn có nhiều loại hoa khác nhau.

Liên kết nội dung theo logic:

Với cách liên kết này, các đoạn văn và câu văn phải được sắp xếp với nhau dựa trên một trình tự hợp lý. Theo đó, các câu văn liên kết với nhau về mặt ý nghĩa trình bày khoa học giúp cho người đọc hiểu được nội dung của toàn đoạn văn.

Ví dụ:

Một con quạ bị khát nước. Nó tìm mãi mới thấy một cái bình chứa nước. Nhưng cổ bình cao quá, nó không tài nào uống được. Qụa ta bèn đi thả từng hòn sỏi vào bình. Một lát sau nước dâng lên tận miệng bình, quạ uống thỏa thuê.

Như vậy, chúng ta thấy các câu văn trong đoạn văn trên được liên kết với nhau một cách logic và có trình tự. Đầu tiên, tác giả kể về con quạ bị khát nước. Sau đó, nó tìm thấy một cái bình chứa nước. Vấn đề xảy ra là bình chứa nước có cổ quá cao nên khiến cho quạ không thể uống được nước. Lúc này, quạ đã thả từng hòn sỏi bỏ vào bình. Một lát sau nước dâng lên và quạ đã được uống nước thỏa thuê.

Tham khảo thêm: Biện pháp tu từ liệt kê

Các phép liên kết về hình thức:

Phép liên kết hình thức là gì

Nếu xét về mặt hình thức, các phép liên kết sẽ được chia thành các loại sau đây:

Phép lặp:

Phép lặp chính là việc sử dụng yếu tố ngôn ngữ tạo ra sự liên kết giữa các câu, các đoạn chứa yếu tố đó. Cụ thể câu trước (đoạn trước) lặp lại ở các câu sau, đoạn sau.

Phép lặp từ vựng:

Đây là cách dùng đi dùng lại một từ ngữ nào đó trong các câu khác nhau.

Ví dụ: Buổi sáng tôi thường dậy sớm đi làm. Dậy sớm là một thói quen tốt.

Ở câu trên đây ta thấy phép lặp được sử dụng đó là lặp từ “dậy sớm”. Nhấn mạnh việc dậy sớm sẽ hình thành được thói quen tốt.

Phép lặp cấu trúc ngữ pháp:

Đây là cách dùng đi dùng lại một kiểu cấu trúc cú pháp nào đó trong các câu.

Ví dụ:

“Đã nghe nước chảy lên non

Đã nghe đất chuyển thành con sông dài

Đã nghe gió ngày mai thổi lại.

Đã nghe hồn thời đại bay cao”

(Tố Hữu)

Ta thất trong cả bốn câu thơ đều có cấu trúc ngữ pháp giống nhau.

Phép lặp ngữ âm:

Chính là cách các bạn dùng đi dùng lại một âm tiết để có thể tạo ra sự liên kết giữa các câu, các đoạn thường gặp trong thơ ca.

Ví dụ:

Con quạ đứt đuôi.

Con ruồi đứt cánh.

Đòn gánh có mấu.

Củ ấu có sừng.

Trong đoạn  thơ này ta thấy phép lặp ngữ âm thể hiện qua vần “uôi” và vần “âu”.

Phép thế:

Phép thế chính là cách dùng các từ, tổ hợp từ khác nhau nhưng lại cùng chỉ một đối tượng con người, sự vật, sự việc, hiện tượng…Nó sẽ giúp thay thế cho nhau ở các câu khác nhau và qua đó tạo sự liên kết giữa các câu chứa chúng.

Các phương tiện dùng để thay thế:

  • Thế đại từ: Dùng đại từ để thay thế.
  • Thế đồng nghĩa: Dùng các từ, cụm từ đồng nghĩa hay gần nghĩa.
  • Các từ, các cụm từ chỉ cùng một đối tượng: Các từ này vốn không đồng nghĩa, gần nghĩa với nhau trong các trường hợp cụ thể nhưng lại đang dùng nó để chỉ một đối tượng.

Ví dụ 1: Cô Hằng là cô hàng xóm của tôi. Nhà cô ấy có rất nhiều hoa.

Trong đoạn văn này, phép thế dùng đại từ “cô ấy” thay thế cho “cô Hằng” ở câu trước.

Ví dụ 2: Ai cũng muốn cơ thể khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt. Muốn được như vậy bạn phải chăm chỉ tập luyện.

Phép thế được sử dụng ở đây chính là từ “như vậy” dùng để thay thế cho “cơ thể khỏe mạnh” ở câu trước đó, mang nghĩa tương đương.

Phép nối:

Phép nối thường sử dụng ở câu đứng sau có các từ ngữ biểu thị mối quan hệ với các câu đứng trước. Tác dụng của phép nối đó chính là giúp cho văn bản có sự liên kết chặt chẽ theo các quan hệ nhất định.

Ví dụ: Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu.

(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Vũ Khoan)

Phép nối được thể hiện qua từ “nhưng”. Nó giúp kết nối 2 câu có ý nghĩa liên quan đến nhau.

Bài viết liên quan: Biện pháp tu từ điệp ngữ

Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng:

Phép liên kết hình thức là gì

Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng chính là cách sử dụng ở các câu đứng sau các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường nghĩa đối với các từ ngữ đã có ở câu trước. Tác dụng của các phép này đó là tạo ra tính liên kết giữa các câu trong đoạn văn, giữa các đoạn trong văn bản.

Ví dụ:

Người yếu đuối thường hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh. (Nam Cao)

Ở câu trên, tác giả Nam Cao đã sử dụng phép trái nghĩa: “yếu đuối” với “mạnh” và “hiền lành” với “ác”. Từ đó tác giả muốn khẳng định rằng kẻ ác phải là kẻ mạnh.

Tạm kết:

Trên đây, Tạp Chí Giáo Dục đã giới thiệu các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cho học sinh tham khảo. Đồng thời, chúng tôi cũng chia sẻ một số ví dụ cụ thể về các phép liên kết được sử dụng. Hy vọng sẽ giúp các em có thể hiểu rõ và nhận biết các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn một cách chính xác nhất trong các văn bản nhé!

Liên kết hình thức là gì?

Liên kết hình thức ( logic) các câu và các đoạn văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

Thế nào là liên kết về mặt hình thức?

Liên kết hình thức – Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng); – Sử dụng ở các câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế);

Phép thế để liên kết là gì?

Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngưc có ý nghĩa tương đương ( cùng chỉ sự vật ban đầu, còn gọi có tính chất đồng chiếu ) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng.

Liên kết có nghĩa là gì?

Gắn chặt với nhau.