Rfe là gì

Bên cạnh nhiều điều luật mới siết chặt hơn từ Chính phủ Mỹ, thì vụ việc kết hôn giả vừa qua tại Texas có thể gây trở ngại đáng kể cho những người xin nhập cư chính đáng vào Mỹ. Vì vậy, việc hồ sơ của nhà đầu tư EB-5 thời gian gần đây bị kiểm soát và phải cung cấp thêm thông tin theo yêu cầu từ Sở di trú Mỹ (RFE) cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là cách xử lý và sự hợp tác của nhà đầu tư khi nhận RFE từ Sở di trú Mỹ sao cho hợp lý nhất.

Rfe là gì

Không tiếp nhận thông tin từ những nguồn không có cơ sở

Đầu tư định cư EB-5 là kênh đầu tư hiệu quả và xác suất thành công cao nhất hiện nay. Khi hồ sơ EB-5 bị RFE nghĩa là cần bổ sung thông tin từ yêu cầu của Sở di trú. Vậy nên, điều đầu tiên nhà đầu tư cần phải làm là bình tĩnh để xử lý, không bị ảnh hưởng từ những nguồn thông tin trái chiều không có cơ sở. Thậm chí, những nhà đầu tư đã từng trải qua việc xử lý RFE cũng không thể cung cấp những thông tin chính xác vì cơ bản mỗi hồ sơ sẽ có những điểm khác biệt riêng, không của nhà đầu tư nào giống nhà đâu tư nào.

Cần sự hợp tác giữa nhà đầu tư và đơn vị có kinh nghiệm

Bề dày kinh nghiệm trong ngành di trú là điều quan trọng hơn bao giờ của các đơn vị tư vấn định cư trong lúc này. Có nhiều năm trong ngành nghĩa là đơn vị đã xử lý qua rất nhiều hồ sơ và là những người hiểu hơn ai hết yêu cầu đưa ra từ Sở di trú Mỹ. Điều quan trọng là nhà đầu tư cần hợp tác với đơn vị xử lý hồ sơ để giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Luật sư là người không thể thiếu

Bên cạnh kinh nghiệm, sự nhạy bén của đơn vị tư vấn thì luật sư di trú là những người không thiếu. Đối với các đơn vị uy tín, chuyên nghiệp thì họ sẽ có sự hợp tác với các luật sư di trú hàng đầu tại Mỹ. Vậy nên, nhà đầu tư không cần lo lắng nhiều về vấn đề này mà sẽ nhận được sự tư vấn từ luật sư, việc cần thiết nhất là sự hợp tác để cung cấp những thông tin được yêu cầu một cách nhanh nhất.

Nếu ngay từ đầu, nhà đầu tư chọn được những đơn vị tư vấn đáng tin cậy thì việc xử lý sẽ đơn giản hơn. Tuy nhiên, điều cần nhắc lại nhiều lần là khi hồ sơ có bất kỳ vấn đề nào nhà đầu tư cần bình tĩnh và hợp tác để việc xử lý hồ sơ được thuận lợi và hiệu quả nhất.

Theo chính sách này, nhân viên chính phủ được tùy ý từ chối hoặc yêu cầu bổ sung (RFE) hoặc cho một đặc ân cuối cùng bổ sung hồ sơ trước khi từ chôi (NOID) đối với một số hồ sơ nhất định.

Định nghĩa:


USCIS: U.S. Citizenship and Immigration Services: Sở Công dân và Di trú Hoa Kỳ.
RFE: Request For additional/initial Evidence – Yêu cầu bổ sung bằng chứng
NOID: Notice Of Intent to Deny – Thông báo ý định từ chối hồ sơ.

Như lời của giám đốc Sở Công dân và Di trú Hoa Kỳ, ông Francis Cissna: “Đã từ lâu, hệ thống di trú của chúng ta bị sa lầy vào những tuyên bố phù phiếm hoặc nhân đạo làm cho quá trình xử lý hồ sơ của tất cả các đơn nộp vào Sở Di Trú bị chậm đi rất nhiều, trong đó có những đương đơn hợp pháp. Thông qua việc thay đổi chính sách đã lỗi thời trong một thời gian dài này, USCIS đang khôi phục toàn bộ quyền quyết định của các nhân viên Di trú trong việc từ chối các hồ sơ không đầy đủ thông tin và điều kiện. Cách làm này giúp ngăn chặn các hồ sơ giả mạo hoặc không đủ điều kiện, đảm bảo nguồn lực của chúng tôi không bị lãng phí đồng thời cải thiện năng lực xử lý hiệu quả và công bằng của USCIS cho lợi ích nhập cư hợp pháp.”

Rfe là gì


Vậy những hồ sơ có thể bị bác mà không thông báo trước?
Sở di trú có nêu rõ:

1.    những hồ sơ xin quyền lợi định cư dựa trên những diện định cư không có thật hoặc đã đóng.
2.    những hồ sơ xin quyền lợi định cư dựa trên những chứng cứ không rõ ràng, không căn cứ.
3.    những hồ sơ thiếu những mẫu đơn, giấy tờ chính đã được yêu cầu theo luật định cư. Những mẫu đơn, giấy tờ đó được gọi là bộ khung của bộ hồ sơ di trú, bắt buộc phải có. Thiếu hồ sơ sẽ bị tính là không hợp lệ.
4.    những hồ sơ mang tính chất “đặt chỗ trước” để lấy ngày ưu tiên hoặc tranh thủ xin các giấy tờ khác rồi ỷ y, đợi USCIS yêu cầu mới bổ sung.

Ngoài ra, chính sách mới này còn đưa ra hướng dẫn về bổ sung nhiều lần như sau:

-    Các nhân viên USCIS phải xem xét hết tất cả tình huống cũng như độ vênh của bằng chứng để giảm thiểu việc đưa ra nhiều RFE hoặc NOID vì thiếu bằng chứng.
-    Đương Đơn có nhiệm vụ phải cung cấp đầy đủ thông tin, bằng chứng theo yêu cầu của RFE hoặc NOID cùng một lúc. Nếu bổ sung thiếu hoặc không bổ sung đúng hạn đồng nghĩa với việc yêu cầu USCIS ra quyết định cuối cùng đối với hồ sơ.
-    Không hồi đáp RFE va NOID được xem như không hợp tác với USCIS. Hồ sơ sẽ bị từ chối.

Nhìn chung, theo chính sách thi hành ngày 3/6/2013 (2013 PM “Requests for Evidence and Notices of Intent to Deny”), USCIS đã được phép thi hành quyền từ chối mà không cần đưa ra RFE hay NOID đối với các hồ sơ “không có bất kỳ khả năng thành công nào” (những hồ sơ xin quyền lợi định cư dựa trên những diện không có thật hoặc đã đóng).


Rfe là gì


Bây giờ, vì số lượng hồ sơ đã tồn động quá nhiều nên USCIS cần phải cải tổ lại cách thức làm việc chứ không phải siết chặt hay hạn chế nhập cư như mọi người lầm tưởng. Chính việc thẳng tay này giúp được sở Di Trú:

-    Giảm tồn động hồ sơ.
-    Giảm tốn kém nguồn nhân lực và các tốn kém khác
-    Ngăn chặn tình trạng đặt chỗ lấy số
-    Khuyến khích các đương đơn chuẩn bị hồ sơ kỹ càng hơn, giảm được chi phí nhân sự do giảm thời gian xử lý RFE, NOID…

Ngoại trừ việc hạn chế việc nộp hồ sơ đã nêu ở trên, chính sách này không “nhằm mục đích trừng phạt những hồ sơ phạm các lỗi do vô ý hoặc hiểu nhầm những yêu cầu về bằng chứng”.

Do đó, nếu hồ sơ xin định cư của quý vị không vướng phải các lỗi nặng, lỗi trầm trọng hay thiếu các giấy tờ yêu cầu thì không cần phải lo lắng gì mấy.

Còn vấn đề bị từ chối và hồ sơ sẽ bị liệt vào “Danh sách đen” như các trang mạng đã đề cập tạm thời khoan nói tới. Trong thực tế đơn nộp đến Sở Di Trú, nếu như từ chối, nguyên nhân thường là không đủ chứng cứ hoặc hồ sơ không hợp lệ. Còn chuyện gian dối để hưởng quyền lợi định cư phải là kết quả điều tra của Sở Di Trú, khi đó đương đơn sẽ bị cấm nhập cảnh vĩnh viễn hoặc bị trục xuất nếu như đương đơn đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Do đó, việc nói nộp không đủ hồ sơ để rồi bị xếp vào danh sách đen là không có căn cứ.