Phẫu thuật loại 2 là gì

Ngày 28/12/2020, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 26/2020/TT-BYT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế.

Theo đó, Bộ yêu cầu các khóa đào tạo liên tục phải bố trí đủ giảng viên đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, có kinh nghiệm chuyên môn tối thiểu 24 tháng liên tục đến thời điểm giảng dạy phù hợp với chuyên ngành giảng dạy; trình độ chuyên môn của người giảng dạy không được thấp hơn trình độ của học viên tham gia khóa đào tạo.

Thứ hai, giảng viên đào tạo thực hành lâm sàng phải có chứng chỉ hành nghề và phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với chương trình, đối tượng đào tạo liên tục.

Thứ ba, giảng viên đào tạo liên tục phải được đào tạo về phương pháp dạy – học y học theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đối với giảng viên đào tạo thực hành lâm sàng phải được bồi dưỡng về phương pháp dạy – học lâm sàng theo quy định tại Thông tư 11/2019/TT-BYT ngày 17/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về bồi dưỡng phương pháp dạy học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ.

Với sự phát triển mạnh mẽ của y học, việc phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa trong quá trình khám, chữa bệnh đã không còn xa lạ. Đây là một trong những phương pháp đòi hỏi các bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao, tâm lý vững vàng và sự tập trung cao độ. Vì vậy, khi tham gia phẫu thuật, thủ thuật, các y, bác sĩ sẽ nhận được phụ cấp theo quy định của pháp luật. Bài viết sau đây của Medlaw sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề trên.

1. Chế độ phụ cấp phẫu thuật

Chế độ phụ cấp phẫu thuật trong y tế được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg. Theo đó, người tham gia phẫu thuật sẽ được hưởng mức phụ cấp tùy theo vị trí, vai trò trong ca phẫu thuật và loại phẫu thuật đã tham gia. Mức độ phẫu thuật, thủ thuật sẽ được phân loại dựa trên tính chất bệnh lý, mức độ ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh, trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người tham gia phẫu thuật, thủ thuật, yêu cầu về phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế cũng như số lượng người tham gia phẫu thuật, thủ thuật và thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình. Nội dung phân loại cụ thể mức độ phẫu thuật, thủ thuật được quy định chi tiết tại Điều 3 Thông tư 50/2014/TT-BYT.

Theo đó, mức phụ cấp được quy định như sau: – Đối với phẫu thuật loại đặc biệt: + Người mổ chính, người gây mê hồi sức hoặc châm tê chính: 280.000 đồng/người/phẫu thuật. + Người phụ mổ, người phụ gây mê hồi sức hoặc phụ châm tê: 200.000 đồng/người/phẫu thuật. + Người giúp việc cho ca mổ: 120.000 đồng/người/phẫu thuật.

– Đối với phẫu thuật loại I: + Người mổ chính, người gây mê hồi sức hoặc châm tê chính: 125.000 đồng/người/phẫu thuật. + Người phụ mổ, người phụ gây mê hồi sức hoặc phụ châm tê: 90.000 đồng/người/phẫu thuật. + Người giúp việc cho ca mổ: 70.000 đồng/người/phẫu thuật.

– Đối với phẫu thuật loại II: + Người mổ chính, người gây mê hồi sức hoặc châm tê chính: 65.000 đồng/người/phẫu thuật. + Người phụ mổ, người phụ gây mê hồi sức hoặc phụ châm tê: 50.000 đồng/người/phẫu thuật. + Người giúp việc cho ca mổ: 30.000 đồng/người/phẫu thuật.

– Đối với phẫu thuật loại III: + Người mổ chính, người gây mê hồi sức hoặc châm tê chính: 50.000 đồng/người/phẫu thuật. + Người phụ mổ, người phụ gây mê hồi sức hoặc phụ châm tê: 30.000 đồng/người/phẫu thuật. + Người giúp việc cho ca mổ: 15.000 đồng/người/phẫu thuật.

2. Chế độ phụ cấp thủ thuật

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg, mức phụ cấp thủ thuật bằng 0,3 lần mức phụ cấp phẫu thuật cùng loại.

Như vậy, tùy thuộc vào loại phẫu thuật, thủ thuật và vị trí, vai trò trong từng ca phẫu thuật mà người tham gia phẫu thuật, thủ thuật sẽ được hưởng mức độ phụ cấp khác nhau. Số tiền phụ cấp tuy không nhiều nhưng đây chính là sự chia sẻ, hỗ trợ đối với các y, bác sĩ trong cuộc “chữa bệnh, cứu người” của mình.

QUY ĐỊNH VIỆC PHÂN LOẠI PHẪU THUẬT, THỦ THUẬT VÀ ĐỊNH MỨC NHÂN LỰC TRONG TỪNG CA PHẪU THUẬT, THỦ THUẬT

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định việc phân loại phẫu thuật, thủ thuật và định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục phân loại phẫu thuật, thủ thuật theo 26 chuyên khoa, chuyên ngành.

2. Quy định định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật.

Điều 2. Điều kiện phân loại phẫu thuật, thủ thuật

Việc phân loại phẫu thuật, thủ thuật dựa trên các điều kiện sau đây:

1. Mức độ khó và phức tạp của phẫu thuật, thủ thuật.

2. Mức độ nguy hiểm đối với tính mạng của người bệnh.

3. Yêu cầu về phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế sử dụng cho phẫu thuật, thủ thuật.

4. Yêu cầu về số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật.

5. Thời gian thực hiện phẫu thuật, thủ thuật.

Điều 3. Phân loại mức độ phẫu thuật, thủ thuật

1. Phẫu thuật, thủ thuật loại đặc biệt

  1. Phẫu thuật, thủ thuật rất phức tạp về bệnh lý, rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, đòi hỏi người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương.
  1. Yêu cầu phải có phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế chuyên dụng.
  1. Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
  1. Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 3 đến 4 giờ hoặc lâu hơn.

2. Phẫu thuật, thủ thuật loại I

  1. Phẫu thuật, thủ thuật khá phức tạp về bệnh lý, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, đòi hỏi người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương và tuyến tỉnh.
  1. Yêu cầu phải có phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế chuyên dụng.
  1. Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
  1. Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 2 đến 3 giờ hoặc lâu hơn.

3. Phẫu thuật, thủ thuật loại II

  1. Những phẫu thuật, thủ thuật phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương, tuyến tỉnh và một số cơ sở tuyến huyện, mức độ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ít hơn loại I.
  1. Yêu cầu phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế thông dụng.
  1. Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
  1. Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 1 đến 3 giờ hoặc lâu hơn.

4. Phẫu thuật, thủ thuật loại III

  1. Những phẫu thuật, thủ thuật phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện, mức độ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ít hơn loại II.
  1. Yêu cầu phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế thông dụng.
  1. Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
  1. Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 1 đến 2 giờ hoặc lâu hơn.

Điều 4. Áp dụng Danh mục phân loại phẫu thuật, thủ thuật

Danh mục phân loại phẫu thuật, thủ thuật là căn cứ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chi trả chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật và các kỹ thuật tương đương phẫu thuật, thủ thuật theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.

Điều 5. Định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật

1. Số người tham gia tối đa cho một ca phẫu thuật hoặc thủ thuật được tính dựa trên phân loại phẫu thuật, thủ thuật và theo từng chuyên khoa theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trường hợp ca phẫu thuật, thủ thuật khó, phức tạp như ghép mô, bộ phận cơ thể người, phẫu thuật tim hở và các phẫu thuật, thủ thuật khác cần nhiều kíp tham gia và cần có số người tham gia vượt quá quy định tại Khoản 1 Điều này thì Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét, quyết định. Việc chi trả chế độ phụ cấp phẫu thuật phải căn cứ vào số lượng người thực tế tham gia và theo định mức quy định cho từng vị trí.

3. Việc phân công công việc cụ thể cho từng người trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật do Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2015.

2. Quyết định số 1904/1998/QĐ-BYT ngày 10 tháng 8 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành danh mục phân loại phẫu thuật, thủ thuật và Quyết định số 2590/2004/QĐ-BYT ngày 30/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành danh mục phân loại thủ thuật được hưởng phụ cấp theo Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức ngành y tế hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 7. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế Bộ, ngành có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ Danh mục phân loại phẫu thuật, thủ thuật có trách nhiệm thực hiện việc chi trả chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật cho người thực hiện phẫu thuật, thủ thuật và các kỹ thuật tương đương phẫu thuật, thủ thuật theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế để hướng dẫn và giải quyết./.

Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX; Công báo, Cổng TTĐTCP); - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ; - Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VBQPPL); - Bộ trưởng BYT (để b/cáo); - Các Thứ trưởng BYT (để biết); - BHXH Việt Nam; - UBND các tỉnh, Tp trực thuộc Trung ương; - Các Vụ, Cục, Tổng cục, VP Bộ, Thanh tra Bộ; - Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc BYT; - Các trường đại học Y - Dược, Học viện Y - Dược; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Y tế các Bộ, ngành; - BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế; - Lưu: VT, KCB (03b), PC.

Nguyễn Thị Xuyên

PHỤ LỤC SỐ 1

BẢNG ĐỊNH MỨC NHÂN LỰC TỐI ĐA TRONG THỰC HIỆN PHẪU THUẬT, THỦ THUẬT (Ban hành kèm Thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

STT

Loại phẫu thuật

Chuyên khoa

Định mức nhân lực tối đa thực hiện 01 ca phẫu thuật

Loại đặc biệt

Loại I

Loại II

Loại III

Hồi sức, cấp cứu và chống độc

8

7

6

5

2 (PTV) chính

5 phụ

1 giúp việc

2 (PTV) chính

4 phụ

1 giúp việc

1 (PTV) chính

4 phụ

1 giúp việc

1 (PTV) chính

3 phụ

1 giúp việc

Nội khoa

8

7

6

5

2 (PTV) chính

5 phụ

1 giúp việc

2 (PTV) chính

4 phụ

1 giúp việc

1 (PTV) chính

4 phụ

1 giúp việc

1(PTV) chính

3 Phụ

1 giúp việc

Nhi khoa

8

6

6

6

1 PTV chính

4 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

Lao (ngoại lao)

8

7

6

5

1 PTV chính

4 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

Da liễu

8

6

5

3

1 PTV chính

4 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV chính

1 Phụ

1 Gây mê chính

Nội tiết

7

6

6

6

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

Ngoại khoa

8

8

7

7

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

2 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

2 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

2 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

2 Phụ gây mê

1 Giúp việc

Bỏng

8

7

7

6

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

2 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

2 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

2 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

Ung bướu

7

7

5

5

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

Phụ sản

8

6

6

6

1 PTV chính

4 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

Mắt

6

6

5

5

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

Tai Mũi Họng

8

6

6

6

1 PTV chính

4 phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

Răng Hàm Mặt

8

7

7

6

1 PTV chính

4 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

Điện quang

6

1 (PTV) Chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Vận hành máy

Nội soi, chẩn đoán can thiệp

6

5

4

4

1 PTV Chính

3 phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV Chính

2 phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV Chính

1 phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV Chính

1 phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

Vi phẫu

15

15

(2 kíp):

2 PTV chính

8 Phụ

1 Gây mê chính

2 Phụ gây mê

2 Giúp việc

(2 kíp):

2 PTV chính

8 Phụ

1 Gây mê chính

2 Phụ gây mê

2 Giúp việc

Phẫu thuật nội soi

9

9

8

8

1 PTV chính

4 phụ

1 Gây mê chính

2 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

4 phụ

1 Gây mê chính

2 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 phụ

1 Gây mê chính

2 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 phụ

1 Gây mê chính

2 Phụ gây mê

1 Giúp việc

Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ

7

7

6

5

1 PTV chính

3 PTV phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 PTV phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 PTV phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 PTV phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

Ghi chú: - Viết tắt trong bảng: PTV = Phẫu thuật viên = Người mổ; Phụ = Phụ mổ (bao gồm PTV phụ mổ, dụng cụ viên, vận hành hệ thống máy liên quan đến phẫu thuật, thủ thuật như hệ thống máy nội soi, các máy về điện quang, về y học hạt nhân…); Gây mê = Gây mê/gây tê; TTV = Thủ thuật viên= Người làm thủ thuật

- Thực hiện thủ thuật của chuyên khoa Gây mê hồi sức: Nếu thực hiện thủ thuật độc lập thì tính định mức nhân lực theo bảng trên, nếu nằm trong quy trình của ca phẫu thuật, thủ thuật của chuyên khoa khác thì được tính trong định mức nhân lực của chuyên khoa khác.

- Trường hợp thực hiện ca thủ thuật theo quy định có gây tê nhưng bác sĩ hoặc điều dưỡng, kỹ thuật viên tham gia làm thủ thuật thực hiện cả việc gây tê thì bồi dưỡng thủ thuật không tính tiền bồi dưỡng cho vị trí nhân lực gây tê.