Năng lực giao tiếp toán học là gì

Năng lực giao tiếp toán học là một trong năm thành tố của năng lực toán học. Năng lực giao tiếp toán học thể hiện qua việc: Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép các thông tin toán học cần thiết; Trình bày, diễn đạt các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học; Sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường; Thể hiện sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng liên quan đến toán học. Chương Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng với những đặc trưng về kí hiệu, hình vẽ, ngôn ngữ toán học; đặc biệt với nội dung mới được đưa vào là vận dụng kiến thức về tọa độ, đường thẳng, đường tròn, ba đường conic để giải các bài toán liên quan đến thực tiễn đã góp phần làm cho chương này có những lợi thế trong việc phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh. Bài viết xác định những biểu hiện của năng lực giao tiếp toán học trong chương Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng - Toán 10, tập 2 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) và đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học nội dung này.

Biện pháp, Năng lực giao tiếp toán học, Phát triển năng lực giao tiếp toán học, Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng

Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn Toán

  1. Năng lực tư duy và lập luận toán học – Thực hiện được các thao tác tư duy (ở mức độ đơn giản), đặc biệt biết quan sát, tìm kiếm sự tương đồng và khác biệt trong những tình huống quen thuộc và mô tả được kết quả của việc quan sát. – Nêu được chứng cứ, lí lẽ và biết lập luận hợp lí trước khi kết luận. – Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề. Bước đầu chỉ ra được chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận.
  2. Năng lực mô hình hoá toán học – Lựa chọn được các phép toán, công thức số học, sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng của tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn đơn giản. – Giải quyết được những bài toán xuất hiện từ sự lựa chọn trên. – Nêu được câu trả lời cho tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn.
  3. Năng lực giải quyết vấn đề toán học – Nhận biết được vấn đề cần giải quyết và nêu được thành câu hỏi. – Nêu được cách thức giải quyết vấn đề. – Thực hiện và trình bày được cách thức giải quyết vấn đề ở mức độ đơn giản. – Kiểm tra được giải pháp đã thực hiện.
  4. Năng lực giao tiếp toán học – Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép (tóm tắt) được các thông tin toán học trọng tâm trong nội dung văn bản hay do người khác thông báo (ở mức độ đơn giản), từ đó nhận biết được vấn đề cần giải quyết. – Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác (chưa yêu cầu phải diễn đạt đầy đủ, chính xác). Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề. – Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản. – Thể hiện được sự tự tin khi trả lời câu hỏi, khi trình bày, thảo luận các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.
  5. Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán – Nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các công cụ, phương tiện học toán đơn giản (que tính, thẻ số, thước, compa, êke, các mô hình hình phẳng và hình khối quen thuộc,...) – Sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán để thực hiện những nhiệm vụ học tập toán đơn giản. – Làm quen với máy tính cầm tay, phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ học tập. – Nhận biết được (bước đầu) một số ưu điểm, hạn chế của những công cụ, phương tiện hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lí.

.jpg)

.jpg)

Sưu tầm

Yêu cầu cần đạt về năng lực giao tiếp toán học trong Chương trình xóa mù chữ? Yêu cầu cần đạt về năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán trong Chương trình xóa mù chữ? Quy định về nội dung cốt lõi trong giáo dục môn toán Chương trình xóa mù chữ?

Mong anh/chị tư vấn!

Yêu cầu cần đạt về năng lực giao tiếp toán học trong Chương trình xóa mù chữ?

Tiểu mục 2 Mục II Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT' onclick="vbclick('79495', '383870');" target='_blank'>Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định yêu cầu cần đạt về năng lực giao tiếp toán học trong Chương trình xóa mù chữ như sau:

Năng lực giao tiếp toán học thể hiện qua việc:

- Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác (với yêu cầu thích hợp về sự đầy đủ, chính xác).

- Sử dụng được hiệu quả ngôn ngữ toán học (chữ số, chữ cái, kí hiệu, biểu đồ, đồ thị, các liên kết logic,...) kết hợp với ngôn ngữ thông thường hoặc động tác hình thể khi trình bày, giải thích và đánh giá các ý tưởng toán học trong sự tương tác (thảo luận, tranh luận) với người khác.

- Thể hiện được sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng liên quan đến toán học.

- Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng gài pháp toán học trong sự tương tác với người khác (chưa yêu cầu phải diễn đạt đầy đủ, chính xác). Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề.

- Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.

- Thể hiện được sự tự tin khi trả lời câu hỏi, khi trình bày, thảo luận các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.

Yêu cầu cần đạt về năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán trong Chương trình xóa mù chữ?

Tiểu mục 2 Mục II Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT' onclick="vbclick('79495', '383870');" target='_blank'>Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định yêu cầu cần đạt về năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán trong Chương trình xóa mù chữ như sau:

Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán thể hiện qua việc:

- Nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng cách thức bảo quản các đồ dùng phương tiện trực quan thông thường, phương tiện khoa học công nghệ (đặc biệt là phương tiện sử dụng công nghệ thông tin), phục vụ cho việc học Toán.

- Nhận biết được tên gọi, tác dụng quy cách sử dụng cách thức bảo quản các công cụ, phương tiện học toán đơn giản (que tính, thẻ số, thước, compa, êke, các mô hình hình phẳng và hình khối quen thuộc,...)

- Sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán, đặc biệt là phương tiện khoa học công nghệ để tìm tòi, khám phá và giải quyết vấn đề toán học (phù hợp với đặc điểm nhận thức lứa tuổi).

- Sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán để thực hiện những nhiệm vụ học tập toán đơn giản.

- Sử dụng được máy tính cầm tay, phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ học tập và giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống

- Nhận biết được các ưu điểm, hạn chế của những công cụ, phương tiện hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lí.

- Nhận biết được (bước đầu) một số ưu điểm, hạn chế của những công cụ, phương tiện hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lí.

Quy định về nội dung cốt lõi trong giáo dục môn toán Chương trình xóa mù chữ?

Tiết 1.1 Tiểu mục 1 Mục III Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT' onclick="vbclick('79495', '383870');" target='_blank'>Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về nội dung cốt lõi trong giáo dục môn toán Chương trình xóa mù chữ như sau:

Nội dung môn Toán được tích hợp xoay quanh ba mạch kiến thức: số và phép tính; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất.

Số và phép tính là cơ sở cho tất cả các nghiên cứu sâu hơn về toán học, nhằm hình thành những công cụ toán học để giải quyết các vấn đề của toán học và các lĩnh vực khoa học khác có liên quan; tạo cho học viên khả năng suy luận suy diễn, góp phần phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo toán học và hình thành khả năng sử dụng các thuật toán.

Hình học và Đo lường là một trong những thành phần quan trọng của giáo dục toán học, rất cần thiết cho học viên trong việc tiếp thu các kiến thức về không gian và phát triển các kỹ năng thực tế thiết yếu. Hình học và Đo lường hình thành những công cụ nhằm mô tả các đối tượng, thực thể của thế giới xung quanh; cung cấp cho học viên kiến thức, kỹ năng toán học cơ bản về Hình học, Đo lường (với các đại lượng đo thông dụng) và tạo cho học viên khả năng suy luận góp phần vào phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo toán học, trí tưởng tượng không gian và tính trực giác. Đồng thời, Hình học còn góp phần giáo dục thẩm mĩ và nâng cao văn hóa toán học cho học viên. Việc gắn kết Đo lường và Hình học sẽ tăng cường tính trực quan, thực tiễn của việc dạy học môn Toán.

Thống kê và Xác suất là một thành phần bắt buộc của giáo dục toán học phổ thông, góp phần tăng cường tính ứng dụng và giá trị thiết thực của giáo dục toán học. Thống kê và Xác suất tạo cho học viên khả năng nhận thức và phân tích các thông tin được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, hiểu bản chất xác suất của nhiều sự phụ thuộc trong thực tế, hình thành sự hiểu biết về vai trò của thống kê như là một nguồn thông tin quan họng về mặt xã hội, biết áp dụng tư duy thống kê để phân tích dữ liệu. Từ đó, nâng cao sự hiểu biết và phương pháp nghiên cứu thế giới hiện đại cho học viên.

Năng lực giao tiếp toán học thể hiện qua việc gì?

Năng lực giao tiếp toán học có thể được biểu hiện qua các thành tố sau: HS mô tả, trình bày bài giải, cách giải quyết vấn đề; HS sử dụng các khái niệm, thuật ngữ, ký hiệu để trình bày lời giải; HS giải thích cho cả lớp các trình bày trong bày giải; HS tranh luận bằng ngôn ngữ nói và các kí hiệu, quy tắc toán học để bảo ...

Năng lực giao tiếp là gì?

Kỹ năng giao tiếp (Communication Skills) là khả năng truyền đạt thông điệp, các tín hiệu cơ sở, lắng nghe; gửi đi và nhận lại các phản hồi là các thông tin được tri nhận thông qua nền tảng kiến thức riêng của mỗi người.

Năng lực toán học là gì?

Theo OECD [6], NL tính toán là khả năng tiếp cận, sử dụng, diễn giải và truyền đạt thông tin và ý tưởng toán học, để xử lí những yêu cầu toán học từ những tình huống thực tế trong đời sống văn hóa và xã hội.

Năng lực giải quyết vấn đề trong toán học là gì?

Tóm lại, chúng tôi hiểu rằng năng lực giải quyết vấn đề toán học của học sinh trong môn toán là tổ hợp những thuộc tính tâm lí của người học giúp họ huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và các phẩm chất cá nhân để có thể giải quyết thành công những vấn đề toán học nhất định trong những điều kiện cụ thể.