Otaku la gi

Tuy khá phổ biến tại Nhật Bản nhưng Otaku vẫn là một thuật ngữ khá mới mẻ tại Việt Nam. Vậy Otaku là gì? Otaku được hiểu như thế nào? hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Otaku la gi

Nội Dung Bài Viết

  • 1. Otaku là gì? Hiểu đúng về Otaku
    • 1.1 Otaku là gì?
    • 1.2 Thế nào được gọi là Otaku?
    • 1.3 Từ đồng nghĩa với Otaku là gì?
  • 2. Bạn thuộc thể loại Otaku nào?
    • 2.1 Kakure Otaku
    • 2.2 Itaota
    • 2.3 Riaju Otaku
    • 2.4 Otachim
  • 3. Bạn biết gì về Otaku? Những điều có thể bạn chưa biết về Otaku?
    • 3.1 Tại sao Otaku lại bị cho là tiêu cực?
    • 3.2 Otaku tại một số quốc gia trên thế giới

1. Otaku là gì? Hiểu đúng về Otaku

1.1 Otaku là gì?

Otaku  trong tiếng Nhật là một từ lóng, chỉ một kiểu người kỳ quái, khác thường hay chỉ những người có đam mê cuồng nhiệt một thứ gì đó.

Nếu như trước đây, thuật ngữ “Otaku” tại Nhật mang hàm nghĩa tiêu cực, được sử dụng để chỉ những người không có cuộc sống đúng nghĩa, hầu hết đều giam mình trong nhà, không có tình yêu suốt ngày chỉ đọc truyện, chơi game.

Tuy nhiên ở phương Tây, Otaku lại mang hàm nghĩa hết sức tích cực, được dùng để chỉ những người yêu thích, cuồng phim hoạt hình. Dần dần, thuật ngữ Otaku tại Nhật Bản cũng đã thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Đặc điểm chung của Otaku là đều say mê cuồng nhiệt về những điều mà họ yêu thích. Hiểu một cách đơn giản hơn, Otaku là một thuật ngữ dùng để ám chỉ những fan hâm mộ cuồng nhiệt được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Tuy vậy, hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chính xác nào về Otaku được công nhận bởi qua các nền văn hóa khác nhau. Tùy vào cách nhìn nhận khác nhau của mỗi người thì Otaku đã và đang được sử dụng theo nhiều ý nghĩa khác nhau.

1.2 Thế nào được gọi là Otaku?

Otaku la gi

Đây cũng là vấn đề nhiều bạn trẻ thắc mắc. Thực chất, những người được xem là Otaku thường rất say mê với sở thích của mình và đặc biệt họ mưu sinh dựa vào chúng. Những Otaku cũng sẵn lòng dồn toàn bộ tâm huyết, tiền bạc và thời gian theo đuổi những sở thích cá nhân.

Bạn có thể bắt gặp Otaku tại nhiều nơi như cửa hàng truyện tranh, băng đĩa phim hoạt hình gọi chung là Animate. Có một điều chắc chắn là Otaku chính hiệu thì họ sẽ cố gắng mua toàn bộ các volume DVD và tác phẩm gốc bộ manga hay anime yêu thích của mình.

1.3 Từ đồng nghĩa với Otaku là gì?

Bên cạnh thuật ngữ Otaku sẽ có một số thuật ngữ khác liên quan. Cụ thể:

  • Wapanese: được sử dụng để nói về những người nước ngoài bị ám ảnh bởi văn hóa anime manga Nhật Bản đến mức cuồng
  • Weeaboo: từ này xuất hiện lần đầu tiên tại diễn đàn 4chan và có nghĩa tương đồng Wapanese
  • Wibu: từ này do người Việt sáng tạo ra, được sử dụng với ý nghĩa mỉa mai những người Việt hâm mộ manga, anime Nhật Bản đến mức điên cuồng, mất kiểm soát

Hầu hết các thuật ngữ này đều khá giống nhau về ý nghĩa, chỉ khác nhau về đối tượng sử dụng.

Về cơ bản, Otaku gồm 4 loại chính như sau:

2.1 Kakure Otaku

Đây là những Otaku ngầm, xong lại là thể loại Otaku khá phổ biến tại Nhật Bản. Lứa tuổi tham gia vào dạng này thường nằm ở nhóm tuổi vị thành niên. Để nhận biết một Otaku ngầm, họ chỉ có 1 chiếc PC để giao lưu với những đồng đạo khác và làm những điều yêu thích tại một nơi bí mật.

2.2 Itaota

Otaku la gi

Itaota là kiểu otaku thích khoe mẽ, đối lập với Kakura Otaku. Đây là kiểu người rất thích khoe khoang cũng như thể hiện sở thích của mình mà không sợ bị dị nghị. Nếu đến Nhật bạn có thể bắt gặp hình ảnh của một chiếc xe dán toàn bộ hình ảnh trong manga, anime hay những bộ quần áo có hình ảnh của các nhân vật trong anime.

2.3 Riaju Otaku

Người ta cứ nghĩ Otaku thường khép kín hoặc hoạt động với câu lạc bộ riêng, nhưng không Riaju Otaku là kiểu Otaku sống thực tế, họ vẫn tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí ngoài xã hội như bình thường.

2.4 Otachim

Otachim là một kiểu của otaku, còn có tên gọi khác là weeaboo, thường dùng để chỉ những người yêu thích văn hóa 2D của Nhật Bản. Và nếu muốn trở thành một Otaku bạn sẽ phải nhận và sử dụng từ này.

3. Bạn biết gì về Otaku? Những điều có thể bạn chưa biết về Otaku?

3.1 Tại sao Otaku lại bị cho là tiêu cực?

Đã từng có một thời gian dài, Otaku tại Nhật Bản bị hiểu theo một hàm nghĩa rất tiêu cực vì nó được sử dụng để ám chỉ những người sống bên ngoài xã hội. Những người này dành phần lớn thời gian ở nhà. Họ không có đời sống tình cảm, mối quan hệ với những người xung quanh và họ sẽ thực sự gặp khó khăn nếu muốn gia nhập guồng quay thường nhật của xã hội.

Otaku la gi

Ở Nhật Bản, Otaku thường được coi là một từ xấu. Những người này hầu như không có bất kỳ mối liên hệ gì với thế giới bên ngoài vì họ chỉ sống trong thế giới của manga, anime hay game… và nghĩ đến những điều không tưởng. Vì thế, nếu như trước đây, “bị” gọi là một Otaku thì gần như là một sự sỉ nhục. Bởi vì đối với người Nhật, Otaku không chỉ đơn giản là fan mà là thành phần điên rồ quên mình về một thú vui tới mức bệnh hoạn, thậm chí các Otaku hầu như phải “ẩn thân” nếu chẳng may bị nhận ra thì sẽ bị soi mói và xa lánh.

3.2 Otaku tại một số quốc gia trên thế giới

Trong tiếng Anh thì Otaku còn có nghĩa là Geek hoặc Nerd. Nó mang nghĩa đơn thuần là những người yêu thích và hâm mộ anime và manga hay game của Nhật Bản.

Có thể thấy, nhờ xã hội phương Tây mà thuật ngữ Otaku trở nên thân thiết và phổ biến hơn cũng như thay đổi được ý nghĩa tiêu cực của nó.

Tại Việt Nam, thuật ngữ này vẫn còn khá xa lạ và chưa phổ biến. Vẫn còn khá nhiều những người đam mê anime và manga tại Việt Nam, những thuật ngữ này thực sự chưa được biết đến nhiều như vậy. Mặc dù vậy thì  vẫn còn rất nhiều những người tự gọi mình là Otaku.

Nếu bạn yêu thích Manga và Anime của Nhật thì có thể tham khảo bài viết bên dưới nhé:

  • Top 30 Phim hoạt hình Nhật Bản hay dành cho các “Fan Anime”
  • Những bộ truyện Manga Nhật Bản nổi tiếng và phổ biến nhất

Nhìn chung, khái niệm Otaku có rất nhiều nghĩa và những cách hiểu khác nhau. Và ý nghĩa Otaku là gì sẽ được hiểu tùy theo cách nhìn nhận và môi trường sử dụng nó. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.