Osu là gì

Xin trích đoạn văn của ông Ishida- người Nhật (là bạn của tôi),rất thành thạo Tiếng Việt nói về từ OSU :

Show

1.

Đang xem: Osu game là gì

“Osu là chữ chào hỏi dùng trong giao tiếp. Bên Nhật ,tất cả môn Karate đều chào hỏi khi gặp nhau hay vô Võ Đường và khi ra về. Đó là chữ Nhẫn(忍).Bên Nhật khi nào cũng Osu . Lúc Kumite cũng vậy.”

Osu là gì

2.” Osu là câu chào hỏi của Hải quân Nhật Bản ngày xưa. Từ câu chào buổi sáng tiếng Nhật là Ohayo, sau đó thu ngắn lại trở thành Ohayo-su. Và sau đó lại trở thành câu O-su.

Xem thêm: Video Game Walkthrough Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích

Ngày xưa, ở Nhật có trường dạy võ thuật chuyên môn, họ chào hỏi OSU,cũng như những cách chào hỏi thông thường mỗi khi gặp mặt nhau. Đó là câu chào hỏi trong các môn võ thuật tại Nhật không chỉ ngoài Karate, ý nghĩa của Osu rất sâu và có gồm tất cả tinh thần cứng rắn ở trong đó.

Osu là gì

Thí dụ như kính chào cấp trên, đàn anh của mình. Hoặc đồng môn khác. Trong đó gồm có tinh thần võ sĩ, kiên nhẫn để vượt qua mọi khó khăn. Và sức chịu đựng tất cả để thắng trên mọi việc. Và trong đó, cũng gồm có lễ nghĩa-lễ phép kính trên trọng dưới.

Xem thêm: Hướng Dẫn Macro Là Gì Trong Game Lol, Wiki: Trả Lời Câu Hỏi Trong Lol

Và có một thí dụ khác: Như khi bị trãm chém đầu,người đó cũng giữ mạnh lòng kiên nhẫn đó, trước khi đầu mình bị rời khỏi cổ. Trong Võ đường trước khi bắt đầu luyện tập, mọi người quỳ gối theo kiểu người Nhật để chào thầy,xin chỉ dạy. Và sau khi được dạy xong,cũng dùng câu Osu để tỏ lòng cám ơn thầy đã dạy. Lễ và nghĩa phải đi chung với nhau. Khi các võ sinh bắt đầu tập với nhau cũng phải Osu,có nghĩa là nhờ bạn giúp. Sau đó là cám ơn bạn. Khi vào võ đường và khi ra về phải cúi đầu trước cửa nắm hai đấm tay để tỏ lòng cố gắng và biết ơn của võ sinh,võ học.

Osu là gì

Đẩy mạnh tất cả chướng ngại trước mặt, và nhẫn nhịn tiến lên. Đó là hai chữ押 忍(“Áp nhẫn”) :OSU. Hiện nay trong nước Nhật, cũng có nhiều người dùng trong nhiều hình thức. Thí dụ như: Dạ hiểu rồi. Tuân chỉ. Cám ơn. Kính chào. v.v

Đây là nội dung và phát nguồn của câu OSU(押 忍), tiếng Hán Việt là Áp Nhẫn.Người ngoại quốc thường phát âm sai,họ thường phát âm là Oshi,hoặc Ot.OSU thường được chào hỏi phát âm một cách mạnh mẽ lớn tiếng. Chứ không phải rụt rè nhỏ tiếng. Vì nó là tinh thần võ sĩ đạo.” ( trích bài viết của ông Ishida,người Nhật.)

Cả lớp cúi chào Sensei, âm thanh Osu quen thuộc tràn ngập không gian. Nhưng bao nhiêu người trong số họ thực sự biết điều này có ý nghĩa gì, hay đơn giản là họ chỉ lặp lại nó 1 cách máy móc, cơ học, bỏ qua bản chất thực của nó.
Và bản thân chúng ta thì sao ? Có bao giờ bạn tự hỏi rằng những từ đó có ý nghĩa gì ?

Có lẽ tất cả những người được đào tạo trong 1 võ đường Karatedo đều biết hay nghe nói đó là biểu hiện với mục đích của 1 lời chào, hay lời cảm ơn!

Nhưng Osu có thực sự đơn giản như vậy? Nó có 1 ý nghĩa nào đó gắn liền với nó, dưới hình thức các quy tắc sử dụng và cách phát âm phù hợp và quan trọng nhất là thể hiện đúng bản chất của nó. Tôi có cảm giác rằng hầu hết mọi người sử dụng từ này ngày nay, không phát âm nó 1 cách chính xác và cũng không sử dụng nó 1 cách thích hợp, quan trọng nhất là họ có thể đã bỏ qua ý nghĩa và bản chất sâu xa hơn của nó Về nguồn gốc của “Osu” có 2 lý thuyết được đưa ra Đầu tiên là của Tiến sĩ Osamu Mizutani, 1 giáo sư ngôn ngữ học tại đại học Nagoya, và công việc của ông tại Nhật Bản là nghiên cứu về sử dụng ngôn ngữ tiếng Nhật trong đời sống thường nhật. Ông đã kết luận rằng “Osu” là 1 hình thức chính thức hơn của “Ohayo Gozaimasu”, câu “ chào buổi sang” rất lịch sử được sử dụng ở Nhật Bản. Mizutani cho rằng “Osu” là biểu hiện đơn giản được sử dụng giữa những người đàn ông này với những người đàn ông khác với ý nghĩa tương tự như “ Chào anh” trong tiếng Anh. Cụ thể hơn, Ohayo là 1 hình thức quen thuộc và thân mật, sử dụng 1 cách bình thường giữa bạn bè và hàng xóm. Ohayossu hay Ohayoosu là 1 biểu hiện nam tính, thể thao hơn. Bạn có thể nghe từ 1 người hàng xóm bạn không quen biết, khi bạn chào anh ta khi anh ta chạy bộ ngang qua bạn.

Ossu hay Osu là 1 biểu hiện thô và nam tính, được sử dụng bởi những người trẻ tuổi hoăc những người tham gia vào các hoạt động thể thao cùng nhau. Nó nhắm tới những người cùng tập luyện, không phải huấn luyện viên, hướng dẫn viên hoặc người lớn tuổi. Chú ý rằng, biểu hiện này tránh dùng bởi phụ nữ, trừ khi văn hóa này trong thể thao được bình đẳng và phụ nữ có thể sử dụng thường xuyên. Tác giả lưu ý rằng: ngôn ngữ sử dụng bởi nam và nữ trong tiếng Nhật có sự khác biệt rõ ràng hơn là trong tiếng Anh, và rất không phù hợp nếu nam và nữ sử dụng ngôn ngữ của nhau

Chào tất cả anh em trong quán beer, dù ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khoảng thời gian nào mà đang đọc được bài viết này. Quả là một khoảng thời gian rất lâu tôi mới có một chút sự rảnh rỗi để có thể viết lên những bài đóng góp mới, nhưng con quỷ lười biếng – 1 trong 7 đại tội mà lúc nào tôi cũng có – cứ kéo tôi chơi game. Mệt quá nhưng không muốn suy nghĩ chiến thuật cao siêu, lười quá để có khả năng luyện mười đầu ngón tay trên bàn phím đã mờ, vậy thì tôi chơi gì? Vâng, như tiêu đề ban đầu đã nêu lên, đến lúc chúng ta làm vài bước luyện ngón trên Osu! thôi.

Nghe sương sương cái từ Osu này trong mỗi lần chào thầy dạy karate trong câu lạc bộ trường tôi, cảm giác thật trang nghiêm và truyền một lượng adrenaline xuyên suốt cơ thể của thôi. Nhưng Osu! lại khiến tôi không mệt mỏi như mỗi lần vận các bài quyền, dãn cơ đến chết (thật may mắn là tôi khá dẻo dù gần 90 kg), mà mang những âm hưởng ngọt ngào đến các nhịp điệu nhanh đến chết người nếu bạn muốn thưởng thức cảm giác mạnh. Và tôi sẽ không để các anh em chờ lâu nữa: GAME ON!

Giới thiệu

Là một game âm nhạc sử dụng nguồn mở miễn phí, đồng thời bản thân nó được tạo nên bởi Dean “peppy” Herbert và ra mắt chính thức cho Microsoft Windows vào ngày 16 tháng 9 năm 2007. Tản mạn một chút về cha đẻ trò chơi, được sinh ra ở Úc nhưng hiện đang sống ở Nhật Bản, ổng có đam mê về lập trình và xây dựng những tựa game âm nhạc, và việc tạo nên đứa con của mình là một điều hạnh phúc vô bờ. Dựa vào những tựa game trước đó của Nintendo phát hành như Osu! Tatakae! Ouendan (2005) và Elite Beat Angels (2006), tôi coi đây là sự vượt bậc so với những người tiền nhiệm về mọi mặt và càng về sau tôi sẽ phân tích cho anh em thưởng thức.

Osu là gì

Một tay anh yolo hết đấy <3

Và thêm một chút về các game âm nhạc đi trước, chủ yếu là Osu! Tatakae! Ouendan, Ouendan là thuật ngữ để chỉ một lực lượng các anh con giai cổ vũ những người trong tuyệt vọng bằng âm nhạc và sự nhiệt tình.Các anh con giai này luôn mang trên mình một bộ đồ đồng phục mang hơi hướng đồng phục học sinh Nhật, với băng đỏ đeo trên tay như biểu tượng trong các hội thao tổ chức tại các trường Nhật Bản. Và âm hưởng nhạc mạnh mẽ cổ vũ tinh thần người chơi đã truyền lại cho các thế hệ game sau như Elite Beat Angel, và như thế chúng ta có Osu!.

Osu là gì

Một hình ảnh tiêu biểu của đội Ouendan

Gameplay

Như đã nói qua, các tựa game như Osu! Tatakae! Ouendan Elite Beat Angel đều có đặc điểm là chờ đến khi quay hết lượng vòng thì bấm (tôi không biết nên giải thích nó như thế nào vì bất cứ cơ chế game âm nhạc nào cũng thế, tuy nhiên thiết kế mỗi game khác nhau như Auditionbấm các mũi tên và căn nút cách để đạt điểm). Osu! thì tích hợp rất nhiều cải tiến của các tựa game, đồng thời tăng độ khó lên khi lên Microsoft Windows chứ không phải gò bó bởi Nintendo DS.

Osu là gì

Phát triển, phát triển hơn nữa!

Quả thực viết một bài review đơn sơ sẽ rất khó, vậy nên tất cả những lời sau đây mang tính chủ quan của bản thân tôi. Là người đi sớm về muộn, niềm đam mê với các game hardcore ngày một giảm sút do thời gian không cho phép, tôi tìm đến nó bởi những kỷ niệm ngày xưa ngồi trong các group Anime/Manga trên Facebook. Nhìn lại mình mới thấy mình ngu ngốc đến nhường nào khi cứ đâm đầu nói chuyện linh tinh và ăn nói trẻ trâu, thậm chí là chửi rủa người khác.

Osu là gì

Vào các group anime xem ảnh chế 4, 6 ô giờ chỉ còn là cái thời muốn vùi quá khứ xuống

Gia đình tôi nghèo, và việc tìm game hay mà free (đương nhiên là vấn đề crack nữa nhưng giờ tôi vui hơn khi có thể chơi trên Steam và kiếm ra tiền để chơi game) là điều hiển nhiên, hoặc không tôi sẽ chơi bằng Youtube (buồn nhỉ nhưng thực tế ngày xưa này chắc không chỉ riêng tôi mà cả những anh em sinh viên nghèo không tậu được hẳn hoi một con PC nữa). Và lân la đâu đó, Osu! đập vào mắt tôi với lối chơi nhanh và mạnh, không chỉ đến từ âm nhạc hay mà còn hình ảnh sắc nét so với các tiền bối đã kể trên.

Lân la thêm về những kỷ niệm, tôi thích các bản Opening/Ending của các bộ Anime ngày xưa mà liệt kê mãi cũng chả hết, đến tận bây giờ tôi vẫn thích chúng như việc đam mê chơi game nhưng lại là vấn đề của thời gian. Và Osu! lại giải quyết tất cả vấn đề đó khi bạn có thể tải về những map khác nhau với các tiêu chí: độ dài, độ khó, tỉ lệ thành công, người tạo ra beatmap,…

Osu là gì

Beatmap là trường tồn, là nơi các nhà sáng chế thể hiện thành quả

Và để dễ dàng hơn, game có 4 chế độ chơi khác nhau

  • Osu! : cơ bản nhất với việc bạn di chuyển con trỏ chuột hình tròn mình và nhấn, giữ các nút (có thể là đếm theo số và màu hoặc các mod khác nhau). Khi được đưa lên hệ Microsoft Windows, đây là một phiên bản nâng cấp, thậm chí là khác biệt so với đàn anh về độ khó và sự di chuyển mượt mà và hình ảnh trau truốt hơn dù chỉ là khoảng thời gian một năm.
  • Osu!taiko : đây là phần chơi bổ sung mà bạn chơi bằng cách gõ trống, mô phỏng theo trống taiko của Nhật. Tôi rất kém phần này vì thường nhịp lên hoặc quá chậm hoặc nhanh so với khả năng gõ phím của tôi, vì thế việc bị xếp rank D thì đừng buồn, tôi còn chơi tệ hơn. Nó tập trung vào các nút Z và V cho gõ phần cạnh trống (màu xanh dương), nút X và C cho phần mặt trống (màu đỏ).
  • Osu!catch : ngày xưa bạn chơi hứng bia hay hứng cái gì đấy giỏi thì hãy chơi loại này. Tôi coi đây là phần dễ nhất so với 4 phần còn lại nhưng cũng khiến mắt cận 8 độ phải suy nghĩ khi chơi bởi nhịp độ rơi nhanh theo nhịp bản nhạc. Tôi thường chơi các bản nhạc nhẹ nhàng để thư giãn nên đây có thể coi như màn khởi động cho các gà mờ.
  • Osu!mania : gõ piano kém? Hãy chơi phần này và bạn sẽ nghiện ngay. Tôi đánh giá rất cao phần này khi nó không phải di chuột quá nhiều như bản đầu, cũng không mất nhịp điệu như gõ taiko và không dễ dãi với người chơi như catch. Gõ theo piano với 4 đến mod 9 ngón tay múa lên, cảm giác trông không khác gì một nghệ sĩ đa tài trên mạng cả.

Osu là gì

Chọn đường thích hợp cho bản thân nào

Sơ sơ qua như vậy là cách chơi, nhưng sự sáng tạo là vô hạn và chính bản thân chúng ta cũng có thể tạo ra những beatmap cho riêng mình và xếp hạng vào hàng thế giới nữa chứ. Đừng ngần ngại mà chọn bản nhạc hay để rồi phiêu theo nhịp điệu âm nhạc.

Osu là gì

Tự lựa chọn, tự do sáng tạo nhiều hơn

Và không thể thiếu các lão làng tay nhanh, mắt nhanh, não cũng nhanh:

Tổng kết

Cấu hình đề nghị

  •  1GHz + Processor
  •  512MB + RAM
  •  Microsoft .NET Framework (2.0+, 32bit)
  •  Mouse, Keyboard, Sound Device, Network

Có thể thấy cấu hình hoàn toàn ổn so với toàn bộ điều kiện anh em hiện giờ dù là máy cùi nhất, và giá cả hiện giờ cũng phải chăng. Vì thế ngại gì mà anh em làm ngay con game và múa tay thay 10 phím Mario với một bản nhạc và vài cái map, tự mình sáng tạo thêm những bản nhạc và map của mình nữa.

Ngoài ra game còn cho các mode để tự tăng điểm hoặc anh em không cần chạm vào bàn phím con chuột mà tự thưởng thức cách chơi của Osu!. Vậy nên hãy tự khám phá và anh em sẽ vui hơn khi có cảm giác trải nghiệm. Game cũ mà hay, vừa chơi solo vừa có thể thử thách với nhiều người chơi trên thế giới. Và trên hết, anh em hãy giải tỏa hết căng thẳng để nghe những bản nhạc hay mà vẫn có cảm giác chơi game như những Audition xưa, nhé.