Nữ tiến sĩ đầu tiên của việt nam là ai

Câu chuyện về cuộc đời của nữ tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam - Nguyễn Thị Duệ có thể viết thành một giai thoại về một vị tài nữ sở hữu tài năng và trí tuệ đáng ngưỡng mộ. 

Không chỉ vượt qua lễ giáo phong kiến hà khắc để trở thành nữ Trạng nguyên trong lịch sử triều đại phong kiến, bà Nguyễn Thị Duệ còn khiến nhiều người ngưỡng mộ trước mối tình ngọt ngào, lấy lễ nghĩa, đức độ để đối xử lẫn nhau giữa bà và Mạc đế. Sau khi khiến vua nhà Mạc rung động, bà đã trở thành vị phi tần được triều đình lẫn hậu cung kính phục. 

Nguyễn Thị Duệ không chỉ là nữ tiến sĩ mà còn là cung phi được nhiều người kính trọng trong hậu cung nhà Mạc. (Ảnh minh hoạ: Pinterest)

Nữ nhân tài hoa, giả trai đi thi và trở thành Trạng nguyên triều Mạc

Theo nhiều ghi chép, tương truyền bà Nguyễn Thị Duệ sinh ra ở vùng đất Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay. Vùng đất này được mệnh danh là nơi sản sinh ra nhiều bậc kỳ tài làm rạng danh đất nước. 

Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, ngay từ khi còn nhỏ, bà Nguyễn Thị Duệ đã bộc lộ nhiều tài năng ấn tượng. Vừa thông minh lại sở hữu nhan sắc xinh đẹp, chỉ hơn 10 tuổi, bà đã được nhiều gia đình quyền quý trong làng hỏi cưới, định hôn nhưng bà không thuận theo. Thời kỳ chiến tranh, bà đã cùng gia đình lên Cao Bằng nơi được triều đình nhà Mạc đóng đô sinh sống và lánh nạn. 

4 tuổi, bà Nguyễn Thị Duệ đã biết làm thơ, viết văn. (Ảnh minh hoạ: Pinterest)

Mặc dù tài hoa nhưng vì là phận nữ nhi nên bà không được phép đi học và tại đất Cao Bằng, vị tài nữ này đã quyết định giả trai để tiếp tục niềm đam mê đèn sách. Dù đang phân tranh cùng họ Trịnh nhưng lòng dân lúc bấy giờ vẫn theo nhà Mạc rất đông.

Khi triều đình mở khoa thi cử để tìm kiếm nhân tài giúp nước đã thu hút nhiều sĩ tử, trong đó có cả bà Nguyễn Thị Duệ, lấy tên Nguyễn Ngọc Du để đi thi. Trong các kỳ thi Hương, Hội và Đình, bà đều đỗ đầu và trở thành Trạng nguyên. 

Giả trai đi thi, bà Nguyễn Thị Duệ đỗ Trạng nguyên, được nhiều người ngưỡng mộ. (Ảnh minh hoạ: Vnexpress)

>> Xem thêm: Không chỉ củng cố quyền lực, nhà Trần cưới chị em họ để giải oan tình​

Khiến Mạc đế rung động và say đắm trước tài hoa hơn người

Số phận kỳ diệu không chỉ khiến bà Nguyễn Thị Duệ "danh chính ngôn thuận" trở thành nữ tiến sĩ đầu tiên trong lịch sử phong kiến mà còn giúp vị tài nữ này có được mối nhân duyên đẹp cùng vị vua lúc bấy giờ của triều đình nhà Mạc. 

Trong sách Những Người Thầy Trong Sử Việt có ghi chép lại rằng, khi triều đình tổ chức yến tiệc chiêu đãi các tân khoa, Nguyễn Ngọc Du (tức Nguyễn Thị Duệ) là người đầu tiên được diện kiến long nhan trước bệ rồng. Vẻ khôi ngô tuấn tú cùng bước đi khoan thai nổi bật của vị tân quan Trạng đã khiến triều đình lẫn Mạc đế không khỏi ngạc nhiên. Thế nhưng, khi vua ban ngự tửu cho Trạng nguyên, ngài để ý thấy Nguyễn Ngọc Du mặt hoa da phấn, thân hình mảnh mai yểu điệu cùng sóng mắt long lanh như phận nữ nhi. Thăm dò tân quan Trạng qua vài câu hỏi, Mạc đế phát hiện ra vị này quả thật là con gái. 

Sau khi biết chuyện, triều đình nhà Mạc hết sức bất ngờ và không khỏi lo lắng vì tân Trạng này có thể bị xử tội khi quân vì dối gạt vua. Thế nhưng, vì cảm mến và quý trọng vị tài nữ như Nguyễn Thị Duệ, Mạc đế lại không trách tội mà còn cho phép bà trở thành Lễ quan trong cung để dạy chữ và lễ nghi cho các thị nữ, phi tần.

Bà Nguyễn Thị Duệ dù bị phát hiện phận nữ nhi nhưng vẫn được Mạc đế quý trọng tài năng và miễn tội khi quân. (Ảnh minh hoạ: Syhoa18)

Lâu ngày gặp gỡ, tiếp xúc, Mạc đế càng rung động trước nhan sắc rạng rỡ cùng tài hoa của nàng Lễ quan Nguyễn Thị Duệ nên đã đưa bà vào hậu cung và tấn phong bà thành Tinh phi. 

Sau khi trở thành phi tần, bà được Mạc đế hết sức sủng ái, yêu thương và được giao cho công việc tiếp tục dạy bảo lễ nghi, quy tắc cho phi tần. 

Sau khi vào cung làm Lễ quan, nàng tài nữ họ Nguyễn có nhiều cơ hội tiếp xúc với vua nhà Mạc và khiến ông rung động trước nhan sắc, tài hoa. (Ảnh minh hoạ: Vnexpress)

Bà trở thành Tinh phi, được Mạc đế vô cùng sủng ái. (Ảnh minh hoạ: Comet Withouse)

>> Có thể bạn chưa biết: Ngỡ ngàng tài sắc của tứ đại mĩ nhân Việt Nam trong lịch sử​

Đóng góp nhiều công trạng cho đất nước, khiến vua Lê - chúa Trịnh nể phục

Nữ tiến sĩ đầu tiên của việt nam là ai

Vào thời kỳ chiến trận quyết liệt giữa nhà Mạc và quân đội của vua Lê - chúa Trịnh, sau khi Mạc đế bị bắt, giải về Thăng Long thì Tinh phi - Nguyễn Thị Duệ sau nhiều tháng ngày ở ẩn cũng bị đưa về phủ chúa Trịnh.

Nhà Mạc suy vong, bà Nguyễn Thị Duệ lại một lần nữa bộc lộ tài hoa, thoát khỏi kiếp nạn. (Ảnh minh hoạ: DeviantArt)

Một lần nữa, tài hoa đức độ của bà Nguyễn Thị Duệ lại được bộc lộ và khiến vua Lê - chúa Trịnh không khỏi cảm phục và đối đãi tử tế. Bà không chỉ được tấn phong với chức vị cao để làm việc dạy dỗ trong cung của vua Lê, mà còn thường xuyên có những đóng góp trong quyết sách về giáo dục của triều đình, khiến ai cũng khen ngợi và trọng vọng. 

Dưới thời vua Lê - chúa Trịnh, vị tài nữ họ Nguyễn rất được trọng dụng. (Ảnh minh hoạ: Pinterest)

Tuổi 70, bà Nguyễn Thị Duệ xin được về quê để đọc sách, tĩnh tu và dạy bảo các sĩ tử trong làng. Không chỉ dạy học, bà còn làm nhiều việc công ích giúp đỡ người nghèo.

Đến khi bà qua đời, nhiều người trong làng tiếc thương và xây lên ngọn tháp gọi là Tinh phi cổ tháp với 10 chữ "Lễ phi sinh thông tuệ, nhất kính chiếu tam vương" (Lễ phi là người thông tuệ, một gương soi chiếu ba vua) để tưởng nhớ và tỏ lòng kính trọng. 

Đến cuối đời, bà vẫn đem đến nhiều đóng góp, giúp ích cho người nghèo. (Ảnh minh hoạ: Comet Withouse)

>> Xem thêm: Chuyện tình của vua Thành Thái và cô gái lái đò​

Có thể nói, câu chuyện về cuộc đời của nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất trong triều đại phong kiến Việt Nam khiến nhiều người không khỏi ngưỡng mộ và kính phục. Sinh ra thời chiến loạn cùng với xã hội nặng lễ giáo gia phong, bà Nguyễn Thị Duệ vẫn một mực theo đuổi và hoàn thành lý tưởng của chính mình.

Còn bạn, bạn suy nghĩ thế nào về nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam - Nguyễn Thị Duệ? Hãy chia sẻ quan điểm nhé

Đón xem những thông tin thú vị cùng Cú Đêm trên YAN nhé!

Thông tin từ: Vnexpress, Những Người Thầy Trong Sử Việt (NXB Kim Đồng), web Việt Sử Giai Thoại

Mối tình đơn phương bi ai trong Hoàng tộc Việt của công chúa Ngọc Anh cùng vị thiền sư phương Nam

Sinh ra trong nhung lụa lại là công chúa tôn quý nhưng nàng hoàng nữ của Gia Long đế lại có kết cục đau khổ bởi một chữ tình.

Là người tài sắc lại am hiểu Phật pháp, nàng công chúa triều Nguyễn tuy không xuống tóc nhưng đã quy y nơi cửa Phật từ lâu.

Thế nhưng, số phận run rủi lại tạo nên mối nghiệt duyên oan trái của nàng công chúa cùng vị Thiền sư đức độ - Liễu Đạt Thiệt Thành.

Cơ duyên gặp gỡ ban đầu đã khiến hoàng tỷ của vua Minh Mạng đem lòng yêu sau đắm vị Thiền sư. 

Thế nhưng, vì sớm một lòng hướng Phật nên thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành không ít lần từ chối công chúa Ngọc Anh.

Trước sự dây dưa của nàng công chúa tôn quý, vị Thiền sư quyết dùng mồi lửa cắt đứt duyên tình oan trái và khiến công chúa mang theo đau khổ, ân hận mà qua đời. 

Xem thêm TẠI ĐÂY

Cùng cập nhật những thông tin thú vị TẠI ĐÂY!

Nguyễn Thị Duệ, nữ tiến sĩ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. 

Bà sinh năm Sùng Khánh thứ 8 (1574) dưới thời vua Mạc Hậu Hợp. Tương truyền bà là người có nhan sắc, ham học và có ý chí khác thường. 

Năm Vũ An thứ nhất (1592) chúa Trịnh Tùng đem quân chiếm lấy kinh đô Thăng Long, bà cùng gia đình chạy loạn theo vua Mạc Toàn lên Cao Bằng. Đây gọi là thời kì Nam Bắc Triều, khi trong nước cùng lúc tồn tại hai triều đình nhà hậu Lê và nhà Mạc, mặc dù để mất Thăng Long nhưng nhà Mạc vẫn tổ chức các khoa thi để tuyển dụng người tài. 

Khoa thi hội năm Giáp Ngọ (1594) thời vua Mạc Kính Cung, bà Nguyễn Thị Duệ cải nam trang, lấy tên giả là Nguyễn Du vào dự thi. Năm ấy bà đỗ đầu, được nhà vua mời vào dự yến cùng các tân khoa. 

Chẳng hiểu sao trăm quan có mắt như mù đến lúc này vẫn không biết bà là nữ nhân. Tuy nhiên vải thưa không che được mắt thánh, nhà vua nhìn thấy vị tiến sĩ trẻ dáng người mảnh mai, dung nhan khác thường thì tỏ ý nghi ngờ. Đến khi dò hỏi thì bà bị lộ, thời ấy việc làm của bà phạm tội khi quân, nhẹ thì bị tước bỏ danh hiệu tiến sĩ, phạt đòn rồi đuổi đi, nặng thì phải chém. 

May thay Mạc Kính Cung cũng là ông vua khác thường, không những không trách phạt lại còn khen ngợi. Bà được mời vào dạy học trong cung, sau tuyển làm phi tước hiệu là Tinh Phi, dân gian gọi là Bà chúa Sao. 

Năm 1625, chúa Trịnh Tráng mang quân đánh lên Cao Bằng diệt được nhà Mạc. Bà phải lẩn trốn vào rừng nhưng vẫn bị quân lính nhà hậu Lê bắt được. Nhờ chúa Trịnh mến tài, bà lại được phong quan tước trông coi việc dạy học ở vương phủ. Ngoài ra bà còn được giao làm giám khảo trong các cuộc thi đình, thi hội và giảng dạy cho các sĩ tử. 

Về sau bà được tuyển vào cung, phong làm Chiêu Nghi, hiệu gọi là Nghi Ái Quan. Thời này Chiêu Nghi là chức vị chỉ đứng sau hoàng hậu và tam phi, đứng đầu cửu tần, ngang với vương hầu. 

Đến năm 70 tuổi bà cáo quan về quê, vua Lê giao cho bà số thuế hằng năm của tổng Kiệt Đặc để làm bổng lộc. Bà dùng phần lớn tài sản vào việc công ích, sống đến 80 tuổi mới mất, được thờ tại đình làng Kiệt Đoài. Tháp mộ của bà ở trên núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương) gọi là Tinh Phi cổ tháp.

Nữ tiến sĩ đầu tiên của việt nam là ai

(Nguồn: Ấm Chè)