Nồng độ axit uric bao nhiêu là cao

Triệu chứng của bệnh gout cấp là sưng đau, nóng đỏ thường ở bàn chân hoặc ngón chân cái - Ảnh: Awakening State

Tỉ lệ người dân mắc bệnh gout tăng nhanh ở các nước phát triển. Tại Việt Nam, số lượng người dân mắc bệnh này cũng ngày càng tăng.

Nồng độ axit uric không phải "tiêu chuẩn vàng"

Bác sĩ CKI Hoàng Văn Triều - khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) - cho hay bệnh gout (dân gian còn gọi là thống phong) là một dạng viêm khớp phổ biến và phức tạp.

Đặc trưng của bệnh là các cơn đau, sưng, đỏ và đau đột ngột, dữ dội ở một hoặc nhiều khớp, thường gặp nhất là ở ngón chân cái. Tình trạng viêm, tấy đỏ, hoặc đau âm ỉ kéo dài sau một cơn gout cấp sẽ khiến người bệnh hạn chế vận động, thậm chí không đi được.

Bệnh gout thường đi cùng với các bệnh rối loạn chuyển hóa khác như đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid...

Tăng axit uric là một nguyên nhân gây nên tình trạng gout (tăng trên 420 µmol/l ở nam và trên 360 µmol/l ở nữ). Tuy nhiên, người có nồng độ axit uric bình thường vẫn có thể bị gout. Những người bệnh có nồng độ axit uric cao, nhưng không có triệu chứng của bệnh thì chưa kết luận chính xác là bị gout.

Do đó, nồng độ axit uric không phải là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán người bệnh có bị gout hay không, mà phải kết hợp nhiều yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng. Người bệnh cần lưu ý, không phải xét nghiệm axit uric tăng cao là đã bị gout.

Một yếu tố rất đáng lưu ý với bệnh nhân gout là việc tuân thủ phác đồ rất quan trọng quyết định đến kết quả điều trị. Nếu không điều trị tốt sẽ dẫn đến những biến chứng của gout như: viêm khớp, thoái hóa khớp… gây biến dạng khớp và tàn phế.

Ngoài ra còn một số biến chứng khác như suy thận, sỏi thận, gãy xương, các bệnh lý tim mạch…

Nồng độ axit uric bao nhiêu là cao

Việc điều trị bệnh gout không chỉ dựa vào các loại thuốc mà cần quan tâm đến các vấn đề khác như chế độ ăn, chế độ sinh hoạt và vận động - Ảnh: X.M.

"Điều trị bằng thuốc chỉ là phần ngọn"

Bác sĩ Triều cho biết thêm, việc điều trị gout không đơn thuần chỉ dựa vào các loại thuốc mà cần quan tâm đến các vấn đề khác như chế độ ăn, chế độ sinh hoạt và vận động…

"Thực chất khi điều trị bằng thuốc đối với bệnh gout thì chỉ điều trị phần ngọn, còn phần gốc phụ thuộc vào chính người bệnh. Làm sao để người bệnh hiểu được nguyên nhân gây bệnh thì mới hợp tác, mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất", bác sĩ Triều chia sẻ.

Vậy chế độ ăn và lối sống thế nào sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh gout và sẽ giảm mức độ bệnh nếu đã mắc?

Bác sĩ Triều khuyến cáo người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, giảm cân từ từ để giảm tải trọng lên các khớp.

Theo đó, cần tránh ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều purin - một trong những chất dẫn xuất, phân tách thành axit uric thường có nhiều trong nội tạng động vật, các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt heo…).

Hạn chế sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc chứa salicylate vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ tăng axit uric trong máu. Hạn chế uống rượu bia, đặc biệt nước ngọt có gas. Có thể uống rượu vang nhưng với lượng ít, với 150ml/ngày, uống nhiều nước để tăng thải axit uric.

Tăng cường ăn các loại rau củ quả. Bổ sung vitamin C khoảng 500mg/ngày. Tăng cường ăn các loại rau xanh như cải xanh, bổ sung protein từ các thực phẩm khác như sữa, trứng, thịt, cá…

Lưu ý hạn chế mang giày quá chật vì không tốt cho các khớp, đặc biệt các khớp bị đau, từ đó làm mức độ cơn đau nhiều hơn.

"Nếu chúng ta không hạn chế tăng năng lượng cơ thể, ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng… thì sẽ có nguy cơ chuyển thành axit uric, tiếp tục làm tăng nguy cơ viêm, tạo ra một vòng luẩn quẩn bệnh tật và mức độ ngày càng nặng", bác sĩ Triều kết luận.

Ai dễ mắc bệnh gout?

Nhóm người có nguy cơ mắc bệnh gout cao gồm: thừa cân, béo phì, nam giới sau 40 tuổi, nữ giới sau độ tuổi mãn kinh, người uống thuốc lợi tiểu… Nguy cơ này càng cao hơn khi chúng ta lạm dụng rượu bia, dùng chất kích thích, có lối sống không lành mạnh…

Ngoài ra, gout là một bệnh lý có yếu tố di truyền, các nhà khoa học đã tìm thấy một số gene có mối liên hệ với tình trạng tăng axit uric trong máu gây ra bệnh gout.

Hiện tượng acid uric trong máu tăng quá mức là một trong những nguyên do dẫn đến bệnh gút. Do đó để chẩn đoán và điều trị sớm căn bệnh này, mỗi người cần phải nhận biết sự bất thường của chỉ số acid uric trong cơ thể thông qua xét nghiệm nước tiểu và máu. Vậy mức uric như thế nào là bình thường? Chỉ số uric 534 cao phản ánh điều gì? Các chuyên gia đến từ MEDLATEC sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

1. Tìm hiểu về chỉ số acid uric

Các nhân purin trải qua quá trình dị hóa trong cơ thể sẽ hình thành nên hợp chất acid uric. Sau đó hợp chất này sẽ được đào thải ra bên ngoài thông qua đường nước tiểu. 2 nguồn chính tổng hợp nên acid uric là nội sinh và ngoại sinh, cụ thể như sau:

  • Nguồn nội sinh: là khi acid uric được tổng hợp từ các hoạt động chuyển hóa tự nhiên diễn ra trong cơ thể. Các tế bào khi chết đi theo quy luật sẽ phá hủy nhân purin rồi chuyển thành acid uric.
  • Nguồn ngoại sinh: là khi chúng ta dung nạp các thức ăn có nguồn gốc từ động vật chứa hàm lượng purin cao như hải sản, thịt đỏ, nội tạng,... Khi cơ thể hấp thụ, lượng purin có trong những thực phẩm này sẽ chuyển hóa thành acid uric.

Đối với người bình thường thì quá trình tổng hợp và đào thải acid uric sẽ được đảm bảo diễn ra một cách cân bằng, ổn định. Nhưng nếu việc chuyển hóa purin gặp bất thường thì acid uric sẽ tăng cao, dư thừa trong máu gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh gút.

2. Xét nghiệm acid uric

2.1. Mục đích của xét nghiệm

Phương pháp xét nghiệm nồng độ acid uric được dùng trong chẩn đoán các bệnh lý có liên quan đến sự thay đổi hàm lượng acid uric trong cơ thể. Những trường hợp sau đây sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm acid uric:

  • Người bệnh có các triệu chứng lâm sàng của bệnh gút. Ngoài ra xét nghiệm này cũng được tiến hành định kỳ để theo dõi, kiểm tra cho người mắc bệnh gút trong suốt quá trình điều trị bệnh.
  • Những bệnh nhân cần theo dõi chức năng thận sau chấn thương, tìm nguyên nhân gây sỏi thận hoặc xác định các rối loạn chức năng thận.
  • Áp dụng trong trường hợp bệnh nhân ung thư cần theo dõi sau khi tiếp nhận điều trị ung thư bằng biện pháp xạ trị, hóa trị liệu để đảm bảo rằng nồng độ acid uric trong máu không vượt quá ngưỡng cho phép.
  • Các bệnh nhân bị bệnh lao đang điều trị phác đồ có sử dụng pyrazinamide.

2.2. Các bước thực hiện xét nghiệm acid uric

  • Tiến hành vào buổi sáng. Trước khi lấy máu xét nghiệm tối thiểu 4 giờ thì bệnh nhân cần nhịn ăn, chỉ được uống nước lọc.
  • Trước khi được đem đi phân tích, chuyên viên y tế sẽ cho mẫu máu vào ống nghiệm chứa chất chống đông, ly tâm.
  • Thời gian cho một lần xét nghiệm sẽ mất khoảng 1 giờ đồng hồ.

Nồng độ axit uric bao nhiêu là cao

Xét nghiệm máu giúp kiểm tra nồng độ acid uric trong máu

2.3. Giới hạn chỉ số acid uric bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số uric cao bao nhiêu thì bị bệnh là lo lắng của rất nhiều người. Theo tiêu chuẩn y khoa, ở nam giới mức acid uric trong máu được coi là bình thường sẽ nằm trong khoảng 202 - 416 μmol/l; còn ở nữ giới là từ 143 - 399 μmol/l. Vượt quá giới hạn này đồng nghĩa với việc bạn đang bị tăng acid uric máu.

Do vậy, những người đang bị tăng nồng độ acid uric trong máu, đặc biệt chỉ số uric 534 cao thì cần tham vấn hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa để sớm tìm ra phương hướng điều trị.

3. Nguyên nhân khiến chỉ số uric tăng cao

Theo như kết quả xét nghiệm thể hiện hàm lượng acid uric trong máu tăng cao hơn mức bình thường, điều này cho thấy cơ thể người bệnh đang “tăng gia sản xuất” dư thừa acid uric, hoặc khả năng đào thải acid uric đang bị suy giảm. Vì thế, những yếu tố sau có thể là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tăng acid uric trong máu:

  • Bệnh nhân gặp vấn đề trong chuyển hóa enzyme dẫn đến rối loạn đào thải acid uric qua đường nước tiểu.
  • Người bệnh có chế độ ăn mất cân đối, uống nhiều bia rượu, tiêu thụ nhiều thức ăn chứa đầy chất đạm như thịt đỏ, hải sản,...
  • Bệnh nhân bị gút, biểu hiện qua các đợt gút cấp.
  • Bệnh nhân suy thận. Khi mắc bệnh lý này thận sẽ mất dần khả năng phóng thích acid uric ra ngoài cơ thể.
  • Người mắc các bệnh ung thư như ung thư di căn, đa u tủy xương,... hoặc/và đang trong liệu trình điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị. Những biện pháp này có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư nhưng đồng thời cũng làm tăng acid uric trong máu.
  • Bệnh nhân thiểu năng tuyến cận giáp hoặc bị đái tháo đường.

4. Các cách giúp giảm lượng acid uric trong máu

4.1. Acid uric tăng mức độ nhẹ, trung bình

Nếu chỉ số acid uric tăng mức độ nhẹ đến trung bình (dưới 10 mg/dl hay 600 μmol/l), bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học để hạn chế tăng acid uric:

  • Không nên ăn nhiều thực phẩm giàu purin như hải sản, nội tạng động vật, thịt đỏ.
  • Hạn chế nước ngọt đóng chai: nước có gas, nước hoa quả, nước tăng lực bán sẵn chứa rất nhiều đường fructose. Loại đường này là nguyên nhân dẫn đến rối loạn chuyển hóa acid uric khiến cho hợp chất này gia tăng nhanh chóng trong máu. Ngoài ra người bệnh cũng cần giảm lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Tăng cường chất xơ từ các loại rau củ: khi tiêu thụ nhiều chất xơ sẽ giúp nước tiểu tăng tính kiềm, trung hoà axit uric phòng ngừa hình thải sỏi thận.
  • Uống nhiều nước (ít nhất 2 lít nước mỗi ngày) để đẩy nhanh hoạt động đào thải acid uric của thận.
  • Kiêng rượu bia.
  • Vận động thể dục thể thao điều độ: có tác dụng hạn chế nguy cơ béo phì và kiểm soát nồng độ acid uric.

Nồng độ axit uric bao nhiêu là cao

Những người có chỉ số uric cao nên hạn chế ăn hải sản

4.2. Acid uric tăng cao

Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt, những người có chỉ số acid uric tăng cao cần phải được điều trị bằng những biện pháp sau:

  • Đối với những trường hợp chỉ số acid uric tăng mạnh và bệnh nhân có nguy cơ bị các bệnh lý về tim mạch thì phải áp dụng thuốc để điều trị giảm acid uric.
  • Nếu bệnh nhân dư thừa quá nhiều acid uric do tế bào bị hủy quá nhiều khi đang điều trị ung thư thì có thể được chỉ định sử dụng liệu pháp dự phòng tránh hiện tượng suy thận cấp do urat lắng đọng nhiều ở ống thận.
  • Ngoài ra, cần dùng thuốc điều chỉnh acid uric trong các trường hợp khác như: bị sỏi thận kèm theo tăng acid uric trong máu, tiền sử gia đình bị bệnh gút, có dấu hiệu tổn thương thận, xét nghiệm thường xuyên có kết quả nồng độ acid uric cao trên 10 mg/dl và đã điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt nhưng không hiệu quả.

Nồng độ axit uric bao nhiêu là cao

Có thể điều trị giảm acid uric bằng thuốc

Nhìn chung, bài viết đã phân tích những thông tin cơ bản về chỉ số acid uric trong máu, vai trò của xét nghiệm acid uric và mức acid uric như thế nào là bình thường, cần áp dụng những biện pháp nào để ổn định lượng uric trong máu. Nếu bạn có chỉ số uric 534 cao đừng nên quá lo lắng mà hãy đi thăm khám và làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân khiến cho nồng độ uric gia tăng. Sau đó bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích để giúp bạn cân bằng lại hàm lượng hợp chất này trong cơ thể.

Quý bạn đọc nếu còn nhiều câu hỏi cần được giải đáp, xin vui lòng nhấc máy lên và gọi ngay tới hotline 1900565656, tổ tư vấn của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn túc trực 24/7 để giải quyết mọi thắc mắc của quý bạn đọc.

Axit uric bao nhiêu thì nguy hiểm?

Người bệnh được coi là tăng acid uric máu khi lượng acid uric trong máu tăng cao hơn khoảng tham chiếu cho phép (tùy thuộc mỗi phòng xét nghiệm, tuổi, giới), thường ở nam là trên 7,0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), ở nữ trên 6,0mg/l (360 micromol/l).

Tăng axit uric trong máu kiêng ăn gì?

Acid uric cao kiêng ăn gì?.

Nội tạng động vật. Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật thường chứa nhiều purin, trong đó, một số loại nội tạng có hàm lượng purin rất cao như gan, thận… ... .

Thịt đỏ ... .

Hải sản. ... .

Rau có hàm lượng purin cao. ... .

Rượu bia. ... .

Thực phẩm nhiều đường. ... .

Thực phẩm từ carb tinh chế ... .

Trái cây..

Uống gì để giảm nồng độ axit uric?

Nước lá tía tô: Uống lá gì để giảm axit uric thì phải kể đến lá tía tô. Trong lá tía tô có các chất chống viêm có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả với người tăng axit uric máu. Chất ức chế xanthine oxidase được tìm thấy trong lá tía tô có tác dụng ức chế hình thành axit uric.

Làm thế nào để giảm axit uric trong máu?

Những cách đào thải acid uric nhanh khỏi cơ thể.

Uống nhiều nước hơn mỗi ngày. Các chuyên gia khuyến cáo nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, chia nhỏ ra nhiều lần trong ngày. ... .

Ăn nhiều rau xanh. ... .

Uống cà phê ... .

Tránh rượu bia, nước ngọt. ... .

Bổ sung vitamin C. ... .

Tập thể dục thường xuyên. ... .

Tuân thủ điều trị.