Nổi mụn nước toàn thân là bệnh gì

Mụn nước không chỉ gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu mà còn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên chủ quan nếu trên cơ thể xuất hiện mụn nước.

Trong một số trường hợp, mụn nước không thể coi thường và cần thăm khám, điều trị với bác sĩ Da liễu.

Dấu hiệu bị mụn nước

Mụn nước rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Bạn có thể thấy mụn xuất hiện trên da, bên trong có chứa dịch trong hoặc dịch mủ nếu bị bội nhiễm vi khuẩn.

Mụn nước, bóng nước có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Mụn nước xuất hiện có thể kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, châm chích hoặc sốt, uể oải, đau nhức cơ,...

Các nốt mụn nước sau khi vỡ ra có thể khiến bệnh lan rộng sang các vùng da lân cận, lây sang người khác hoặc để lại sẹo xấu trên da.

Mụn nước là biểu hiện của bệnh gì?

Trong một số trường hợp, mụn nước có nguyên nhân là các bệnh lý về da. Người bệnh cần lưu ý đi khám khi cần thiết, tuyệt đối không nên coi thường.

Chàm (eczema)

Chàm là một dạng tổn thương da nông, mãn tính, dai dẳng và hay tái phát. Chàm là bệnh về da thường gặp, cứ 5 người thì có 1 người bị chàm vào một thời điểm nào đó trong suốt cuộc đời.

Đặc điểm của bệnh chàm là tình trạng da đỏ, ngứa, dày sừng, bong vảy và nứt nẻ. Ở mỗi người, tình trạng bệnh khác nhau, mụn nước trên da có thể mọc nhiều hoặc ít.

Mụn nước trên da người bệnh chàm có thể gây ngứa ngáy. Người bệnh có xu hướng gãi khiến mụn bị vỡ, chảy máu và có nguy cơ nhiễm trùng.

Sau một thời gian, mụn nước bắt đầu bong ra khiến làn da trở nên khô cứng, đóng vảy trông rất mất thẩm mỹ.

Một số dạng bệnh chàm thường gặp: Viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh, viêm da ứ đọng, chàm thể đồng tiền,...

Herpes (Mụn rộp)

Herpes hay còn gọi là mụn rộp, mụn nước sốt do virus HSV - Herpes Simplex Virus gây ra. Mỗi mụn nước là vị trí tổn thương mà virus tạo ra, bên trong có chứa đầy dịch lỏng.

Mụn rộp thường xuất hiện ở 2 vị trí: Môi, miệng và bộ phận sinh dục do 2 loại virus khác nhau. Mụn nước xuất hiện trên da gây sưng đỏ và đau nhức. Vùng mụn nước phồng rộp có thể vỡ ra, dẫn đến tình trạng bội nhiễm vi trùng và rất đau.

Triệu chứng bệnh Herpes:

  • Ngứa ran hoặc hơi đau ở vùng sắp mọc mụn
  • Mụn nước nhỏ, màu đỏ, chứa đầy dịch lỏng sẽ dần xuất hiện xung quanh miệng và bộ phận sinh dục
  • Khi bị vỡ ra, mụn nước hình thành vết loét sâu hoặc rỉ dịch rồi đóng vảy, sau đó bong tróc, để lại một lớp da non màu hồng. Sau một thời gian, tổn thương lành lại mà không để lại bất kỳ vết tích nào
  • Mụn nước xuất hiện kèm theo các triệu chứng sốt, đau họng, nổi hạch cổ, chảy nước dãi ở trẻ em

Herpes là bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và sức khỏe tâm sinh lý của người bệnh. Hiện nay, bệnh đang đang có xu hướng ngày càng gia tăng, đặc biệt là mụn rộp sinh dục lây truyền thông qua quan hệ tình dục.

Mụn nước xuất hiện ở môi có thể do nhiều bệnh khác nhau - Ảnh: Pinterest

Thủy đậu

Thủy đậu (dân gian còn gọi là bệnh trái dạ) là một bệnh lý truyền nhiễm, do nhiễm virus Varicella Zoster gây ra. Khi mắc bệnh thùy đậu, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Mụn nước rải rác khắp cơ thể, đặc biệt nhiều ở lưng, cánh cẳng tay, bẹn đùi, mặt,...
  • Mụn nước to dần, xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ
  • Với những trường hợp thủy đậu nặng, mụn nước sẽ to hơn bình thường hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.
  • Ngoài mụn nước, ban ngứa, bệnh có các triệu chứng sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi.

Nếu bệnh thủy đậu được điều trị tốt, sau 7 - 10 ngày, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu xảy ra nhiễm thêm vi trùng thì mụn nước có thể để lại sẹo.

Thủy đậu có thể lây lan nhanh chóng khi 1 người mang siêu vi thủy đậu nói chuyện, hắt hơi nhảy mũi hoặc ho... Các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay.

Zona thần kinh

Nguyên nhân của zona thần kinh là virus varicella-zoster, cũng là virus gây ra bệnh thủy đậu. Những người đã từng bị thủy đậu đều có nguy cơ mắc zona thần kinh.

Sau khi bị bệnh thủy đậu và phục hồi, virus thủy đậu có thể nhập vào hệ thống thần kinh và nằm ẩn trong nhiều năm. Khi hệ miễn dịch yếu đi, suy nhược cơ thể hoặc sang chấn tâm lý, virus sẽ dọc theo đường dây thần kinh đến làn da.

Một trong những triệu chứng của zona thần kinh là mụn nước căng, chứa dịch trong, sau đó chuyển thành mủ, màu đục. Mụn mọc trên đường đi của dây thần kinh ngoại biên gây ra tình trạng đau rát, tê râm ran, ngứa ngáy âm ỉ như kim châm.

Zona thần kinh không lây trực tiếp từ người này qua người khác, tuy nhiên virus varicella-zoster có thể lây lan khi tiếp xúc với mụn nước của người bệnh. Khi đó, người chưa bị thủy đậu hoặc chưa tiêm phòng có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu cao.

Zona thần kinh rất dễ nhầm lẫn với bệnh giời leo vì có nhiều triệu chứng tương tự. Cần phân biệt zona thần kinh và giời leo để biết cách điều trị phù hợp.

Rôm sảy

Rôm sảy là một bệnh ngoài da đơn giản, thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu không biết chăm sóc, chữa trị có thể có biến chứng nặng hơn như viêm nang lông, nhọt.

Trường hợp trẻ bị rôm sảy dạng tinh thể có thể gặp các triệu chứng không có viêm, mụn nước rất nông ở lớp sừng, thường xảy ra do sốt cao và khi khỏi để lại mảng da bong mỏng, không để lại sẹo.

Rôm sảy thường xảy ra khi thời tiết nóng bức, tuy nhiên khi trời lạnh, trẻ cũng có thể bị rôm sảy do cha mẹ cho mặc quần áo quá dày trong khi thân nhiệt của trẻ cao hơn người lớn hoặc trẻ đùa nghịch, ra nhiều mồ hôi nhưng quần áo không thấm hút.

Khi trẻ bị rôm sảy, cha mẹ nên chú ý không để trẻ gãi vào vết rôm sảy để tránh nhiễm trùng, đồng thời thực hiện các biện pháp để tránh biến trứng.

Ghẻ nước

Ghẻ nước là bệnh ngoài da có triệu chứng đặc trưng là mụn nước nổi nhiều trên bề mặt da gây ra tình trạng ngứa ngáy. Bệnh xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là các kẽ ngón tay chân, lòng bàn tay hoặc ở vùng kín.

Bệnh ghẻ nước do ký sinh trùng Sarcoptes scabie hominis gây ra. Loại ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào da và gây bệnh khi:

  • Môi trường có nhiều khói bụi, nấm mốc, nguồn nước bị ô nhiễm
  • Vệ sinh cá nhân không thường xuyên, không sạch sẽ, đặc biệt là người thường xuyên vận động, ra nhiều mồ hôi
  • Môi trường chật chội, đông đúc, không được vệ sinh thường xuyên
  • Mùa mưa bão, ngập lụt, người sống ở nơi lũ lụt sẽ có nguy cơ bị ghẻ nước cao

Ghẻ nước có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác như viêm da dị ứng, tổ đỉa. Vì vậy, cần phải thăm khám với bác sĩ Da liễu để chẩn đoán phân biệt.

Mùa mưa lũ khiến nguy cơ bệnh ghẻ tăng cao - Ảnh: vpeg.vn

Tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, nhiều bậc phụ huynh hết sức lo lắng khi bé bị tay chân miệng.

Tay chân miệng rất dễ lây lan thông khi tiếp xúc gần với người bệnh, đặc biệt là trong tuần đầu tiên mắc bệnh. Tay chân miệng có thể lây qua con đường:

  • Tiếp xúc gần gũi như ôm, hôn
  • Dùng chung vật dụng cá nhân, bát đũa, đồ chơi
  • Ho và hắt hơi
  • Tiếp xúc với phân, dịch mủ người bệnh
  • Chạm vào những bề mặt có virus

Bệnh tay chân miệng có biểu hiện là các bóng nước, mụn nước nên rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh thủy đậu nếu không có kiến thức về bệnh.

Vì vậy, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc chữa tay chân miệng cho con mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ Da liễu trước.

Điều trị mụn nước đúng cách

Ngoài các bệnh lý điển hình nêu trên, mụn nước có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác như dị ứng mỹ phẩm, tổ đỉa, viêm da tiếp xúc, hồng ban sắc tố cố định tái phát do thuốc, chấn thương, bỏng,...

Việc điều trị mụn nước, bóng nước cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Do có những triệu chứng tương tự giữa các bệnh, bệnh nhân cần được chẩn đoán phân biệt để phát hiện bệnh chính xác nhất.

Khi thấy có dấu hiệu mụn nước, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Tránh đề mụn nước vỡ và giữ lại phần trần mụn nước, bóng nước để tránh nhiễm trùng cho vùng mô bên dưới
  • Sau một thời gian, mụn nước, bóng nước không vỡ sẽ được hấp thu phần dịch lại vào mô và xẹp
  • Khi xuất hiện biểu hiện mụn nước, bóng nước, nên thăm khám với bác sĩ Da liễu để tìm ra phương án trị mụn nước, bóng nước phù hợp.
  • Không nên tự mua thuốc bôi vào mụn nước

Xem thêm video:

Lưu ý khi trẻ bị mụn nước, mẩn ngứa ngoài da

  • Thực hiện: VTC1
  • Thời lượng: 2 phút 22 giây

Trong trường hợp bệnh nhân cần chẩn đoán nhưng chưa có thời gian đi khám hoặc trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị mụn nước, cha mẹ lo ngại đưa con đi khám tại bệnh viện thì có thể cho bé thăm khám trước với bác sĩ Da liễu từ xaqua Video để được tư vấn cách điều trị và chăm sóc phù hợp.

BookingCare - Nền tảng y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện đang hỗ trợ bệnh nhân kết nối với các bác sĩ Da liễu từ xa hoặc đặt lịch khám miễn phí tại bệnh viện, phòng khám để bệnh nhân có nhiều lựa chọn hơn khi có nhu cầu khám chữa bệnh mụn nước.

Da nổi mụn nước và ngứa là bệnh gì?

Các bệnh lý da liễu Mọc mụn nước ở chân và ngứa có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về da liễu bao gồm: Chàm eczema, zona, thuỷ đậu, rôm sảy, tay chân miệng ở trẻ em, ghẻ nước, herpes, bóng nước tự miễn, viêm da dị ứng hoặc tiếp xúc, nấm da,…

Nổi mụn nước ngứa bôi thuốc gì?

- Dùng thuốc Corticosteroid: các loại thuốc mỡ và kem bôi chứa Corticosteroid có thể dùng để điều trị mụn nước ở tay gây ngứa. Để đẩy nhanh quá trình điều trị nên băng kín vùng da bị tổn thương sau khi bôi thuốc. - Thuốc kháng sinh: áp dụng với trường hợp mụn nước ở tay có nguy cơ gây nhiễm trùng da.

Tại sao lại bị nổi mụn nước?

Như vậy, cả lạnh và nóng đều gây ra mụn nước trên da bởi sự thay đổi nhiệt độ quá đột ngột có thể làm tổn thương da. Viêm da tiếp xúc có hai dạng đó là viêm da kích ứng và dị ứng. Viêm da kích ứng gặp khi tiếp xúc một loại cây như cây thường xuân độc, dịch cơ thể của kiến ba khoang... đều là nguyên nhân gây mụn nước.

Mụn nước bao lâu thì hết?

Mụn nước xuất hiện trên vùng da bị kích ứng đỏ như bị bỏng ban đầu khó vỡ, những ngày sau mỏng hơn và dễ vỡ. Quá trình này kéo dài trung bình 2 – 4 tuần thì các mụn nước bị vỡ ra khô lại, bong vảy và tự khỏi nếu không bị bội nhiễm.

Chủ đề