Noãn hoàng thai nhi là gì năm 2024

Đi khám và siêu âm là việc làm đầu tiên không thể thiếu khi mẹ phát hiện mình mang thai. Đối với mẹ bầu siêu âm lần đầu, cụm từ “yolksac” trên kết quả siêu âm vốn khá xa lạ và gây ra nhiều thắc mắc. Vậy yolksac là gì? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để được giải đáp mẹ nhé!

Yolksac là gì?

Yolksac là một thuật ngữ y học để chỉ túi noãn hoàng. Túi noãn hoàng là cấu trúc đầu tiên được hình thành để chuẩn bị cho quá trình mang thai sau này. Kích thước của Yolksac tương đối nhỏ, chỉ bằng khoảng hạt vừng. Yolksac được cấu tạo từ các nội bì thuộc phôi thai, bên ngoài bọc bởi lá tạng trung bì, sau đó sẽ dần phát triển thành những tế bào cơ bản của thai nhi.

Thông thường, sau khi mẹ phát hiện mang thai, nếu đi siêu âm, bào thai lúc đó mới chỉ khoảng 5 tuần tuổi và ba mẹ có thể đã nhìn thấy được túi noãn hoàng hay còn gọi là hiện tượng siêu âm có Yolksac trên phiếu khám.

Yolksac chứa rất nhiều protein cần thiết, có vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho phôi thai trong thời kỳ đầu khi nhau thai chưa được hình thành. Thời điểm phát triển thành phôi thai, các tế bào nội bì sẽ cuộn lại thành ruột nguyên thủy và mở rộng vào túi noãn hoàng. Túi ối dần được tạo nên và phát triển, chèn ép yolksac chỉ còn một ống hẹp thông ở giữa gọi là cuống noãn hoàng. Một thời gian ngắn sau cuống noãn hoàng sẽ biến mất để nhường chỗ cho nhau thai nuôi dưỡng thai nhi.

Yolksac trong bào thai có phải là bất thường không?

Khi siêu âm, nếu bác sĩ thông báo bào thai của mẹ đã có yolksac, ba mẹ hãy yên tâm bởi điều đó chứng tỏ thai nhi đã vào tổ an toàn, loại trừ được trường hợp mang thai ngoài tử cung và đồng thời cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường.

Túi noãn hoàng thông thường dày dưới 5mm. Tuy nhiên nếu túi dày > 5mm thì tỷ lệ phôi thai gặp nguy hiểm sẽ khá cao, mẹ bầu có nguy cơ sảy thai trong ba tháng đầu bất cứ lúc nào. Vào tuần thứ 10 đến tuần thứ 12 của thai kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành khám kết hợp siêu âm để phát hiện những bất thường ở túi noãn, từ đó đưa ra phương án tốt nhất cho ba mẹ.

Mẹ bầu cần làm gì khi siêu âm có yolksac?

Thời gian đầu mang thai, khi mẹ bầu phát hiện có yolksac thì mẹ cần chú ý tới sức khỏe của mình nhiều hơn. Bởi đây là giai đoạn thai nhi chuẩn bị có những bước tiến phát triển vô cùng mạnh mẽ. Ba mẹ nên đi siêu âm thường xuyên, một tuần một lần cho tới khi có tim thai. Lúc ấy, nếu thể trạng cả mẹ và bé khỏe, có thể đổi sang hai tuần một lần siêu âm hoặc tuân theo lịch của bác sĩ.

Ngoài ra trong tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ cần lưu ý thêm những điều sau đây:

  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tinh thần thoải mái, vui vẻ.
  • Ngủ đủ giấc và ăn uống đúng giờ.
  • Tránh mang vác nặng hoặc làm việc căng thẳng.
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu.
  • Ăn vừa đủ để tránh bị thừa cân, béo phì.
  • Uống nhiều nước lọc, hạn chế đồ uống có ga, các chất kích thích.
  • Duy trì lịch khám định kỳ đều đặn để theo dõi sức khỏe mẹ và bé, kịp thời phát hiện những bất thường trong thai kỳ nếu có.
  • Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, thực phẩm chức năng trong thời gian mang thai khi chưa có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

Mang thai là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Và mẹ bầu cần phải chú ý đến sự phát triển của thai nhi nhiều hơn trong mỗi lần đi siêu âm, đặc biệt là ba tháng đầu mang thai để kịp thời phát hiện những bất thường. Chúc ba mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, trọn vẹn!

Túi noãn hoàng là cấu trúc đầu tiên có nguồn gốc phôi, được nhìn thấy qua siêu âm từ tuần thứ 5 – 6 của thai kỳ. Đây là điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo cho sự khởi đầu trong quá trình phát triển của bào thai.

Menu xem nhanh:

1. Vai trò và cấu tạo của túi noãn hoàng là gì?

Noãn hoàng thai nhi là gì năm 2024

Túi noãn hoàng làm nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi thai trong những tuần đầu tiên của thai kỳ

Túi noãn hoàng có vai trò cung cấp dinh dưỡng cho phôi thai thời kỳ đầu. Bộ phận này phát sinh từ nội bì phôi và được bọc ngoài bởi lá tạng trung bì ngoài phôi. Trong quá trình khép mình của phôi, do sự tạo ra các nếp gấp bên của phôi, nội bì cuốn lại thành một ống kín 2 đầu gọi là ruột nguyên thủy.

Ở đoạn giữa, khi ruột nguyên thủy còn mở rộng vào túi noãn hoàng. Trong quá trình bành trướng của khoang ối, do bị khoang ối chèn ép, túi noãn hoàng dài ra và chỉ còn thông với ruột nguyên thủy bởi một cái cuống hẹp gọi là cuống noãn hoàng.

Túi noãn hoàng rất quan trọng đối với quá trình phát triển phôi thai trong 2 tháng đầu, nó đảm nhiệm chức năng quan trọng là tạo huyết và tạo mạch. Về sau, túi noãn hoàng sẽ thoái triển rồi biến mất.

2. Những lưu ý về túi noãn hoàng

Noãn hoàng thai nhi là gì năm 2024

Túi noãn được nhìn thấy qua hình ảnh siêu âm

2.1. Không có túi noãn hoàng

Túi noãn hoàng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của bào thai. Nó giúp truyền chất dinh dưỡng cho phôi thai trong 3-4 tuần đầu. Do đó, nếu ở tuần thứ 5 – 6 của thai kỳ mà qua hình ảnh siêu âm không nhìn thấy túi noãn này thì khả năng thai hỏng là rất lớn vì bào thai sẽ không thể nhận được chất dinh dưỡng để phát triển sự sống.

2.2. Túi noãn hoàng bất thường

Bình thường, túi noãn hoàng có kích thước không quá 5,6mm trong tuần 5-10 của thai kỳ. Nếu túi noãn hoàng dày hơn bình thường thì khả năng thai không có nguy hiểm là 93%. Nhưng nếu túi noãn hoàng to (vượt quá 5,6mm) thì thai phụ có nguy cơ về sức khỏe, chẳng hạn như sảy thai.

Để đảm bảo thai nhi luôn phát triển khỏe mạnh ngay từ ban đầu thì các mẹ bầu cần chú ý quan tâm thăm khám thai định kỳ ở những tuần đầu tiên. Chị em cần chắc chắn rằng trong 8 tuần đầu thai kỳ, thai nhi phải có đầy đủ túi noãn hoàng, phôi thai và nhịp tim thai. Đây là những điều kiện tiên quyết cho một quá trình phát triển thai nhi hoàn thiện.

Noãn hoàng thai nhi là gì năm 2024

Mẹ bầu cần thăm khám thai định kỳ, đặc biệt những tuần đầu tiên để chắc chắn có túi noãng hoàng, tim thai và phôi thai

Mọi thông tin cần giải đáp thêm về túi noãn hoàng ở phụ nữ mang thai, chị em vui lòng liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, điện thoại 1900 55 88 96 hoặc hotline 0936 388 288.

Xem thêm

\>> Những mốc khám thai sản quan trọng

\> Suy thai và cách xử trí

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Thai bao nhiêu tuần thì có noãn hoàng?

Thông thường, khi siêu âm thai 5 tuần tuổi đã có thể nhìn thấy được túi noãn hoàng hay còn gọi là Hiện tượng siêu âm có Yolksac.

Sau chuyển phôi bao lâu thì có túi noãn hoàng?

Túi noãn hoàng được hình thành khi thai nhi (hợp tử cấy vào tử cung) khoảng 5 tuần tuổi, còn phôi thai cũng như tim thai sẽ được hình thành khi thai nhi được 6 - 6,5 tuần tuổi. Túi noãn hoàng là một khái niệm được dùng trong lĩnh vực phụ khoa và siêu âm thai, thường gặp trong quá trình theo dõi thai kỳ và thai sản.

Thai ngừng phát triển bao lâu thì ra máu?

Thông thường, sau khoảng 2 tuần thai không tiếp tục lớn thì tử cung sẽ co bóp và đẩy thai ra ngoài, kèm theo đó là chảy máu âm đạo. Tùy vào cơ địa cũng như thời gian thai ngừng phát triển mà dấu hiệu chảy máu âm đạo cũng khác nhau.

Tại sao 5 tuần chưa có phôi thai?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, trường hợp mẹ bầu thai 5 tuần có yolksac chưa có phôi là khá phổ biến. Bởi việc hình thành phôi thai còn phụ thuộc vào điều kiện sức khỏe và sự phát triển của từng bào thai. Bởi mỗi người là một cá thể, không ai giống ai, thế nên thai 5 tuần có Yolksac chưa có phôi là hoàn toàn bình thường.