Những nhà phát minh của Việt Nam

Người Việt Nam nổi tiếng với bản tính thông minh, chăm chỉ và nhờ vậy, họ đã có những phát minh nổi tiếng mang tầm quốc tế.
Xe lăn điều khiển thông qua ý nghĩ của con người
Cuối tháng 08/2012, trang web news.com.au công bố GS.TS.Hùng Nguyễn - người gốc Việt hiện đang làm việc tại Đại học Sydney ở Úc và các cộng sự đã chế tạo thành công chiếc xe lăn thông minh.

Những nhà phát minh của Việt Nam
GS.TS.Hùng Nguyễn 
Xe lăn được thiết kế có chức năng như một robot chuyển động có thể tránh các chướng ngại vật mà nó nhìn thấy thông qua camera được cài trên xe. Xe có thể di chuyển dựa trên mệnh lệnh, từ việc lắc đầu, ánh mắt hay thậm chí những suy nghĩ của người dùng.

Ông Hùng tin rằng sáng chế này sẽ tạo ra một cuộc cách mạng lớn cho các công trình nghiên cứu của con người nhằm mang lại một cuộc sống thuận tiện hơn cho người khuyết tật.

Sáng chế này xếp hạng ba trong danh sách 100 phát minh hàng đầu tại Úc năm 2011.

Phát minh của bác sĩ người Việt giúp người già vĩnh viễn không cần đeo kính

Lần đầu tiên trong lịch sử y học về mắt, một bác sĩ người Mỹ gốc Việt đã phát minh ra phương pháp mới giúp những người có bệnh về mắt không phải đeo kính.


Những nhà phát minh của Việt Nam
Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh 
Đó là công trình của Dr. Randal Pham, tức Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh, chủ tịch Hội Y Bác sĩ người Mỹ gBác sĩ Phạm Hoàng Tánh ốc Việt Bắc California. Hội Đồng Y Khoa của Tiểu bang California (Medical Board Of California) đã công nhận một công nghệ kỹ thuật mới này (được gọi tên là Acrysof ReSTOR Lens).Loại thủy tinh thể do bác sĩ Phạm Hoàng Tánh nghiên cứu chế tạo có khả năng điều chỉnh độ nhìn gần xa, rộng hẹp như một loại kiếng đa tròng. Đã có trên 150 bệnh nhân được chữa trị bằng phương pháp này và hoàn toàn không cần kính nữa. Sự thành công là hoàn hảo với mọi trường hợp về kiếng lão, cận thị, viễn thị, loạn thị hoặc đục thủy tinh thể. Những bệnh nhân dưới 18 tuổi sẽ chỉ được điều chỉnh mắt bằng Lasik để sau đó mới được giải phẫu thay bằng thủy tinh thể Acrysof ReSTOR Lens. Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh cho biết một số bệnh viện Hoa Kỳ muốn áp dụng phương pháp mới này nhưng kết quả chưa ổn định. Hơn thế nữa, các bệnh viện tại Hoa Kỳ tính giá phẫu thuật 15.000 USD một con mắt. Giá giải phẫu của bác sĩ Tánh là 5.000 USD/mắt tức 10.000 USD cho một cặp mắt được vĩnh viễn không cần kính.

Xe bọc thép cho quân đội

Trong một lần qua Campuchia thấy có nhiều xe bọc thép bị hư hỏng nặng, ông Trần Quốc Hải tự nguyện đứng ra xin sửa toàn bộ số xe trên. Nhiều người nghĩ, với trình độ của một nông dân, chắc ông sẽ không bao giờ làm được điều đó.
Những nhà phát minh của Việt Nam
Tuy nhiên,ông Hải bất ngờ thành công với chiếc xe bọc thép đầu tiên và sau đó, ông tiếp tục được Lữ đoàn 70 Campuchia giao sửa chữa thêm chục chiếc xe khác tương tự như vậy. Chỉ trong thời gian ngắn với những cải tiến của mình, cha con ông Hải đã khiến những chiếc xe tưởng như đã thành sắt vụn bỗng hồi sinh trở lại trong niềm vui hân hoan chào đón của hàng nghìn người dân nước bạn.

Với những đóng góp cho đất nước Campuchia trong việc phục chế, chế tạo xe bọc thép, cả gia đình ông Hải được đón nhận niềm vui khi đích thân Quốc vương và Thủ tướng Campuchia trao tặng bằng khen và huân chương Đại tướng quân cho ông cùng con trai Trần Quốc Thắng.

Video: Nông dân Việt Nam chế tạo xe bọc thép thế nào?

Phát minh ra máy ATMCha đẻ phát minh ra máy ATM trong hệ thống ngân hàng là người Việt Nam, đó là ông Đỗ Đức Cường. Ông là tác giả của trên 50 phát minh sáng chế, 20 năm làm việc tại ngân hàng Citibank - Mỹ, chuyên viên cao cấp cho ngành ngân hàng Hoa Kỳ.
Những nhà phát minh của Việt Nam
Ông Đỗ Đức Cường chia sẻ kinh nghiệm quản lý ngân hàng trong chương trình Người đương thời. Ảnh: Zing 
Sau khi trở về Việt Nam năm 2003, ông là cố vấn cao cấp cho ngân hàng Đông Á. Ông quê ở Quảng Ngãi, là một người hiếu học, trong kỳ kiểm tra của một phái đoàn của Nhật nghiên cứu về trí thông minh người Việt Nam, ông là người có chỉ số thông minh cao nhất. Được cấp học bổng sang Nhật học tại Đại học Osaka, tại đây ông vừa đi học vừa làm thêm cho công ty Toshiba. Sau đó nhờ một phát minh bất ngờ đã đưa ông đến với nước Mỹ.

Video: Mải làm điệu trước cột ATM, thiếu nữ bị 'dạy dỗ' nhớ đời

Ông được mời đến Citibank (Mỹ) làm việc cùng đề nghị: “Dùng kĩ thuật để kiếm cho ngân hàng 1 tỉ khách hàng”. Mục tiêu của ông lúc này là “bình dân hóa dịch vụ ngân hàng” để cô bán cà phê, anh lái xe ôm cũng có thể giao dịch với ngân hàng. Sau đó ông phát minh ra máy ATM, đây chính là bước tiến lớn của nhân loại trong lĩnh vực ngân hàng.

Phát minh ra bộ tiết kiệm xăng cho xe máy

Đó là một phát minh ra bộ tiết kiệm xăng cho xe máy rất hiệu quả, an toàn của anh Đặng Hoàng Sơn - thành phố Vĩnh Long.

Năm 2008 ông Wieger D. Otter, giám sát cao cấp về chất lượng thuộc tổ chức Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng quốc tế – Vương quốc Anh, qua khảo sát người tiêu dùng đã cấp giấy chứng nhận “Nhà cung cấp đáng tin cậy ” cho anh Hoàng Sơn.


Những nhà phát minh của Việt Nam
Đặng Hoàng Sơn cùng bộ tiết kiệm xăng xe máy 
Theo đánh giá của người dùng, khi lắp bộ tiết kiệm nhiên liệu này có thể đi được 65-70km mỗi lít xăng, thậm chí gần 80km mà chỉ hao một lít xăng... Trong khi đó, với xe máy bình thường một lít xăng chỉ chạy được 45-50km. Bộ tiết kiệm này giúp giảm được 20 – 30% xăng, nhiên liệu được đốt cháy hoàn toàn, tăng công suất của động cơ và tuổi thọ của xe.

Video: Thử nghiệm tàu lặn biển đầu tiên do Việt Nam sản xuất


Chế tạo tàu ngầm Tàu ngầm tưởng chửng là những sáng chế không tưởng nhất, nhưng ông Nguyễn Quốc Hòa, Giám đốc Công ty cơ khí Quốc hòa, TP Thái Bình đã chế tạo thành công từ những vật dụng đơn giản.

Theo thiết kế, tàu ngầm mini Trường sa có lượng choán nước 12 tấn khi lặn và 9,2 tấn khi nổi. Bán kính hoạt động 800km. Tàu lặn sâu 50m có khả năng di chuyển sát hay nằm im dưới đáy biển. Tàu có 2 động cơ 90Hp.


Những nhà phát minh của Việt Nam
6 kỹ sư của ông Hòa đã gấp rút hoàn thiện chiếc tàu ngầm mini mang tên Trường Sa 
Khi lặn, tàu sử dụng công nghệ AIP, thời gian lặn 15h. Thời gian hoạt động trên biển là 15 ngày. Tốc độ trung bình khoảng 20 hải lý (tương đương 40 km/h). Toàn bộ thân tàu đã hoàn thành với chiều dài 8,8m, cao 3m, chiều rộng nơi phình to nhất là 2,8m. Vỏ tàu là loại thép đặc biệt nhập khẩu nước ngoài có độ dày 15mm. Trong tàu cũng có hệ thống tái tạo ô-xy, khử các-bon để người trong tàu hô hấp, có hệ thống khử hơi nước để đảm bảo an toàn cho trang thiết bị máy móc trong tàu khi tàu lặn… Theo dự tính, sau khi thí nghiệm thành công, con tàu được đưa ra cảng biển Diêm Điền, huyện Thái Thụy (Thái Bình) để thử nghiệm.

Video: Việt Nam lần đầu chế tạo thành công tàu lặn biển


Chế tạo máy bay

Tên tuổi ông Trần Quốc Hải (ngụ Suối Dây, Tân Châu, Tây Ninh) nổi như cồn với những chiếc máy bay trực thăng mang thương hiệu “Hai lúa”. Bắt đầu từ ước mơ chế tạo máy bay trực thăng để bay trên vùng rẫy bón phân như ngành nông nghiệp Mỹ đã thực hiện, ông Hải dành nhiều thời gian tìm tòi, học hỏi quy trình vận hành, nguyên tắc hoạt động của máy bay.


Những nhà phát minh của Việt Nam
Việc một nông dân chế tạo máy bay bằng phương pháp thủ công đã được một số tổ chức khoa học kỹ thuật trên thế giới ghi nhận. 
Sau một thời gian dài nghiên cứu, năm 2003 ông chế tạo chiếc máy bay trực thăng đầu tiên. Năm 2005 chiếc máy bay thứ hai ra đời, cải tiến, hiện đại hơn chiếc trước mà giá thành chỉ bằng... một chiếc ôtô. Ông đã cùng cộng sự đưa máy bay ra đồng bay thử. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng kết luận máy bay “không thể bay được”.

Clip toàn cảnh thử nghiệm tàu Trường Sa với Bộ Quốc phòng

Việc một nông dân chế tạo máy bay bằng phương pháp thủ công đã được một số tổ chức khoa học kỹ thuật trên thế giới ghi nhận. Họ đã liên hệ để đưa chiếc “trực thăng ông Hải” đi chu du, triển lãm ở nhiều nước, từ Mỹ, Đức, Nhật đến Hàn Quốc, Singapore, Úc... và công nhận ông là “kỹ sư - nhà nông”.

2 chiếc máy bay trực thăng "made in Việt Nam" do ông chế tạo đã được "xuất khẩu" ra nước ngoài. Chiếc đầu tiên bán cho Viện Bảo tàng New York (Mỹ), chiếc thứ hai bán cho Viện bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Busan (Hàn Quốc). Số tiền bán máy bay trực thăng được ông sử dụng vào việc chế tạo ra các thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp.

Clip: Phát minh đối phó với những người tè bậy


quocte/2015/03/11/Loi-sn-chng-tiu-ng-1426073677.mp4&stream=pseudo" src="http://vtc.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">


Khánh Huy (tổng hợp)

Trí tuệ người Việt đã nhiều lần tỏa sáng dưới hình hài các sáng chế qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau.

Những nhà phát minh của Việt Nam

Lẫy nỏ bằng đồng thời kỳ Đông Sơn.

Cao Lỗ – cha đẻ của nỏ liên châu

Cao Lỗ (? – 179 TCN) là một tướng tài của Thục Phán An Dương Vương, quê quán tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay.

Tương truyền, ông là người chế ra nỏ liên châu, bắn một lần được nhiều phát. Sử sách cũ đã thần thánh hóa gọi loại nỏ này là: “Linh Quang Thần Cơ”. Do là người phát minh ra nỏ thần, lại có tài bắn nỏ nên dân gian thường gọi Cao Lỗ là Ông Nỏ.

Cao Lỗ huấn luyện cho hàng vạn binh sỹ ngày đêm tập bắn nỏ. Vua An Dương Vương thường xem tập bắn trên “Ngự xa đài”, dấu vết này nay vẫn còn ở Cổ Loa.

Khi Triệu Đà cho quân xâm lược Âu Lạc, chúng đã bị các tay nỏ liên châu bắn tên ra như mưa, chết như rạ và phải lui binh. Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng: Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần. Đương thời, nỏ liên châu trở thành thứ vũ khí thần dũng vô địch của nước Âu Lạc.

Với sáng tạo của mình, Cao Lỗ đã trở thành một là biểu tượng của trí tuệ, sức mạnh Việt Nam ngay từ buổi đầu dựng nước.

Hồ Nguyên Trừng – ông tổ của nghề đúc súng thần công

Hồ Nguyên Trừng (1374 – 1446) là người huyện Vĩnh Phúc, lộ Thanh Hoa (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa), con trai cả của vua Hồ Quý Ly. Ông nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam với tư cách một nhà kỹ thuật quân sự, công trình sư lỗi lạc, ông tổ của nghề đúc súng thần công của người Việt.

Thời ấy, do yêu cầu chống giặc ngoại xâm, muốn có nhiều súng trang bị cho các thành trì và các hạm đội, Hồ Nguyên Trừng đã phải gấp rút tổ chức những xưởng đúc súng lớn. Ông đã đúc kết những kinh nghiệm cổ truyền, trên cơ sở đo, phát minh, chế tạo ra nhiều loại súng có sức công phá sấm sét.

Từ việc cải tiến súng, chế thuốc súng, hiểu rõ sức nổ của thuốc đạn Hồ Nguyên Trừng phát minh ra phương pháp đúc súng mới gọi là súng “thần cơ”. Đây là loại súng có đầy đủ các bộ phận cơ bản của loại súng thần công ở những thế kỷ sau này.

Nòng súng là một ống đúc bằng sắt hoặc bằng đồng. Phía đuôi súng được đúc kín có bộ phận ngòi cháy ở chỗ nhồi thuốc nổ. Đạn pháo là mũi tên bằng sắt lớn. Khi bắn, người ta nhồi thuốc súng vào phía đáy rồi đặt mũi tên vào giữa và nhồi loại đạn ghém bằng sắt và chì.

Súng thần cơ có nhiều loại, to nhỏ khác nhau. Hồ Nguyên Trừng chú trọng chế tạo loại thần cơ lớn gọi là “thần cơ pháo”, chất là súng thần công cỡ lớn được đặt cố định trên thành hoặc trên xe kéo cơ động.

Khi đối mặt với nhà Hồ, quân Minh bao phen kinh hoàng về loại súng này. Nhưng cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại vì không được dân ủng hộ. Giặc Minh đã bắt được nhiều súng thần cơ và cả Hồ Nguyên Trừng – nhà sáng chế ra nó.

Hồ Nguyên Trừng đã bị đưa về Trung Hoa để phục vụ việc phát triển hỏa lực của nhà Minh. Trong Vân đài loại ngữ, Lê Quý Đôn cho biết: “Quân Minh khi làm lễ tế súng đều phải tế Trừng”.

Ngoài súng thần cơ, Hồ Nguyên Trưng còn là nhà sáng chế của thuyền cổ lâu (thuyền chiến lớn có hai tầng) và là tổng công trình sư của nhiều công trình kiến trúc, thủy lợi hoành tráng thời Hồ.

Lương Thế Vinh và chiếc bàn tính “Made in Vietnam”

Lương Thế Vinh (1441 – 1496), dân gian gọi là Trạng Lường, sinh ra trong một gia đình nông dân có học ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, tỉnh Nam Định.

Từ thời niên thiếu ông đã nổi tiếng là thần đồng, thông minh, nhanh trí. Lớn lên, Lương Thế Vinh càng học giỏi, chưa đầy 20 tuổi đã nổi tiếng khắp vùng Sơn Nam. Năm 23 tuổi, ômg đỗ trạng nguyên khoa Quý Mùi (1463).

Lương Thế Vinh được lịch sử Việt Nam ghi nhận như một nhà toán học lỗi lạc, với tác phẩm để lại cho hậu thế là cuốn Đại thành toán pháp để tiện dùng – cuốn sách giáo khoa toán đầu tiên ở nước ta. Trong cuốn sách, ông đã tổng kết những kiến thức toán thời đó và cả những sáng chế của mình.

Ở Việt Nam lúc đó công cụ tính toán chủ yếu vẫn là hai bàn tay bằng cách “bấm đốt ngón tay”. Khi phải tính toán phức tạp hơn thì người dùng một sợi dây với những nút thắt làm công cụ đếm…

Lương Thế Vinh đã sáng chế ra một công cụ tính toán lợi hơn, đó là chiếc bàn tính gẩy – loại bàn tính đầu tiên của Việt Nam. Lúc đầu ông nặn những hòn bi bằng đất có khoan lỗ ở giữa, xâu vào một cái đũi, các xâu buộc cạnh nhau thành một bàn tính.

Sau này ông cải tiến những “viên tính” bằng đất thành những đốt trúc ngắn, rồi những viên tính bằng gỗ sơn màu khác nhau để dễ tính, dễ nhớ…

Cao Thắng “copy” hoàn hảo súng trường tối tân của Pháp

Cao Thắng (1864-1893) quê ở thôn Yên Đức, xã Tuần Lễ, tổng Yên Ấp, huyện Hương Sơn (nay là xã Sơn Lễ huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh), là một lãnh tụ trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng khởi xướng cuối thế kỷ 19.

Không chỉ là một nhà chỉ huy quân sự đầy mưu lược, ông còn là một kỹ sư quân giới tài năng, một nhà sáng tạo xuất chúng.

Nhận thức được vai trò của vũ khí trong đấu tranh, Cao Thắng chủ trương bằng mọi cách phải chế tạo được súng như của Tây. Cơ hội đã đến với ông sau khi nghĩa quân thu được 17 khẩu súng theo kiểu 1874 của Pháp và 600 viên đạn sau một trận phục kích quân địch.

Ông đã cho tháo rời các bộ phận của một khẩu súng chiến lợi phẩm ra nghiên cứu và mau chóng chế tạo một loại súng tương tự. So với súng kíp, đây thực sự là “siêu phẩm” của nền quân sự châu Âu.

Cao Thắng đã cho tập trung các thợ rèn giỏi về lò rèn đúc sung. Chẳng bao lâu những kho vũ khí lớn của nghĩa quân đã được trang bị hàng trăm khẩu súng cùng rất nhiều đạn dược. Súng bắn rất hiệu quả, dù tầm bắn có kém hơn súng Pháp do ruột gà ngắn và không có rãnh bên trong.

Đại uý Pháp Goselin từng tham dự vào cuộc chinh phạt ở Nghệ Tĩnh đã viết về các khẩu súng của Cao Thắng trong cuốn Nước Nam như sau: “Tôi có đem nhiều khẩu súng đó về Pháp, nó giống đủ mọi vẻ như súng của các xưởng binh khí nước ta chế tạo, đến nỗi tôi đưa cho các quan pháo thủ xem các ông cũng phải sửng sốt lạ lùng”.

Trần Đại Nghĩa – người đặt nền móng nền công nghiệp quốc phòng VN

Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa (1913–1997) tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ra trong một gia đình nhà giáo nghèo tại xã Chánh Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Bằng nỗ lực vượt khó, ông đã đỗ đạt trên con đường học vấn và đi du học Pháp năm 1935.

Suốt 11 năm du học ở nước ngoài, ông đã âm thầm nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ và hệ thống tổ chức chế tạo vũ khí. Được giác ngộ cách mạng, năm 1946 ông trở về nước phục vụ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Bắt đầu từ số không, chỉ sau gần 3 tháng, các chiến sĩ quân giới dưới sự chỉ đạo của Trần Đại Nghĩa đã sản xuất thành công súng bazôka với sức mạnh xuyên thủng 75cm tường thành gạch xây, tương đương bazôka do Mỹ chế tạo.

Ngày 5/3/1947, đạn bazôka vừa xuất xưởng đã bắn cháy 2 xe tăng của quân Pháp tại Quốc Oai, Hà Đông. Trong chiến dịch Thu Đông năm 1947, súng bazôka còn bắn chìm cả tàu chiến Pháp trên sông Lô.

Sau súng bazooka, Trần Đại Nghĩa tiến hành chế tạo một loại súng nhẹ, nhưng lại có sức công phá ngang như một cỗ đại bác hạng nặng – đó là súng không giật SKZ, loại vũ khí hiện đại, mới xuất hiện cuối chiến tranh thế giới thứ hai. Ông cùng với các cộng sự đã phải lặp lại quá trình sáng chế SKZ, và nỗ lực này đã thành công.

SKZ Việt Nam xuất trận lần đầu trong trận Phố Lu, đánh phá tan tành các lô cốt địch có tường bê tông cốt thép dày hơn 1m. Năm 1950, tại chiến trường Nam Trung Bộ, trong một đêm, với loại súng không giật này ta đã nhổ 5 đồn giặc. Địch hoảng sợ tháo chạy khỏi hàng loạt đồn bốt khác.

Có SKZ rồi, Trần Đại Nghĩa tiếp tục nghiên cứu và chế tạo đạn bay. Ông cũng sáng chế thành công loại tên lửa nặng 30 kilôgam có thể đánh phá các mục tiêu ở cách xa 4km.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trần Đại Nghĩa đã góp phần to lớn trong cuộc chiến chống máy bay B-52 , phá hệ thống thủy lôi của địch và chế tạo những trang thiết bị đặc biệt cho Bộ đội Đặc công.

Tiếp nối truyền thống sáng tạo của cha ông, những thành quả mà GS Trần Đại Nghĩa để lại thực sự là những tài sản vô cùng to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo KIẾN THỨC

Những nhà phát minh của Việt Nam

Tags: Danh nhân Việt Nam, Tổng quan sử Việt