Nhóm thuốc chống co thắt cơ trơn

Cơ trơn (còn gọi là cơ tạng) là một trong 3 loại cơ trong cơ thể con người và một số động vật (hai loại kia là cơ vân và cơ tim). Tập hợp các cơ trơn thường bao xung quanh các tạng rỗng hay các ống dẫn trong cơ thể bao gồm dạ dày, ruột, bàng quang…, tử cung, mạch máu và các đường dẫn khí trong phổi. Cơ trơn cấu tạo nên hệ cơ nội quan của cơ thể.

Nhóm thuốc chống co thắt cơ trơn

Cơ trơn cấu tạo nên hệ cơ nội quan của cơ thể.

Thuốc giảm đau, chống co thắt cơ trơn có tác dụng làm giãn các cơ trơn, dùng để điều trị các triệu chứng đau do co thắt đường tiêu hóa, đường mật và cả đường sinh dục, tiết niệu…

Một số loại thuốc giảm đau, chống co thắt cơ trơn

Buscopan: Thuốc có tác dụng gây ra tác động chống co thắt trên cơ trơn dạ dày ruột, mật, đường niệu – sinh dục… trong các bệnh lý: hội chứng kích thích ruột, loét dạ dày – tá tràng, viêm túi mật, viêm đường dẫn mật, viêm tụy, đau bụng kinh, viêm bể thận, viêm bàng quang, sỏi thận…

Atropin được dùng để ức chế tác dụng của hệ thần kinh đối giao cảm trong nhiều trường hợp như rối loạn bộ máy tiêu hóa, loét dạ dày – hành tá tràng (thuốc có tác dụng ức chế khả năng tiết acid dịch vị), hội chứng kích thích ruột (thuốc có tác dụng giảm tình trạng co thắt đại tràng, giảm tiết dịch), điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp hoặc mạn tính do tăng nhu động ruột và các rối loạn khác có co thắt cơ trơn như cơn đau co thắt đường mật, đau quặn thận… Bên cạnh đó, atropin còn được dùng để điều trị ngộ độc phospho hữu cơ, điều trị nhịp tim chậm do ngộ độc digitalis, cơn co thắt phế quản, phòng say tàu xe… Atropin dạng dung dịch nhỏ mắt để điều trị chứng giãn đồng tử hay trong trường hợp mất khả năng điều tiết của mắt…

Papaverin: được xếp vào nhóm giảm đau chống co thắt có tác dụng hướng cơ, được dùng làm giảm cơn đau do tăng nhu động ruột – dạ dày (trong viêm đại tràng, dạ dày, viêm ruột), do co thắt tử cung (trong thống kinh), cơn đau quặn thận, mật (trong viêm thận, túi mật)… Papaverin còn chống cơn co thắt mạch máu não, ngoại vi, làm giãn cơ tim. Trước đây, thuốc từng được dùng trong bệnh thiếu máu não, thiếu máu cơ tim, co thắt phế quản do hen, cơn đau thắt ngực.

Spasmaverine: Điều trị triệu chứng các biểu hiện đau do rối loạn chức năng đường tiêu hóa và đường mật, đau do co thắt vùng tiết niệu – sinh dục (đau bụng kinh, đau khi sinh, đau quặn thận và đau đường niệu, dọa sẩy thai, cơn co tử cung cường tính). Spasmavérine có thể sử dụng trong trường hợp tăng nhãn áp hoặc phì đại tuyến tiền liệt.

Lưu ý những tác dụng ngoại ý

Buscopan có thể gây khô miệng, rối loạn bài tiết mồ hôi, tim đập nhanh và bí tiểu có thể xảy ra, nhưng thường nhẹ. Chú ý, không dùng buscopan dạng uống cho bệnh nhân bị tăng nhãn áp khép góc cũng như bệnh nhân bị tắc ruột hay tắc nghẽn đường tiểu và bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim nhanh. Không dùng buscopan ở dạng tiêm trong những trường hợp rối loạn tăng nhãn áp, phì đại tuyến tiền liệt kèm bí tiểu, hẹp cơ học đường tiêu hóa, nhịp tim nhanh, nhược cơ.

Tác dụng không mong muốn của atropin có thể xuất hiện khi dùng thuốc như: khô miệng, khó nuốt, khó phát âm, tăng cảm giác khát, sốt, giảm tiết dịch ở phế quản. Đối với trường hợp phì đại tuyến tiền liệt (gây bí tiểu), liệt ruột hay hẹp môn vị, nhược cơ, glôcôm góc đóng hay góc hẹp (làm tăng nhãn áp và có thể thúc đẩy xuất hiện glôcôm)…, không được dùng atropin. Trên hệ tim mạch có hiện tượng chậm nhịp tim thoáng qua, sau đó là nhịp tim nhanh, trống ngực và loạn nhịp. Atropin có tác động lên hệ thần kinh nên có thể gây lú lẫn, hoang tưởng và dễ bị kích thích… Trẻ em và người cao tuổi rất dễ gặp các tác dụng không mong muốn này.

Dùng atropin nhỏ mắt, nhất là ở trẻ em có thể gây ra ngộ độc toàn thân hoặc dùng nhỏ mắt kéo dài có thể gây kích ứng tại chỗ, sung huyết, phù và viêm kết mạc. Ngoài ra, thuốc có thể gây giãn đồng tử, mất khả năng điều tiết của mắt, sợ ánh sáng.

Mặc dù độc tính của papaverin thấp sau khi uống, nhưng trên thực tế, đã có những trường hợp dùng thuốc bị tác dụng phụ về tiêu hóa (buồn nôn, táo bón, chán ăn, tiêu chảy), viêm gan và quá mẫn gan, chóng mặt, ngủ gà, an thần, ngủ lịm, nhức đầu… được thông báo. Phải dùng papaverin một cách thận trọng ở người bệnh tăng nhãn áp. Không dùng thuốc trong thời gian dài vì có thể dẫn đến phụ thuộc vào thuốc. Cần ngừng dùng papaverin khi có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, vàng da hoặc khi những kết quả xét nghiệm chức năng gan biến đổi.

Nguồn Suckhoedoisong.vn 

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

Các thuốc chống nôn được chỉ định trong các chứng nôn do có thai, sau mổ, nhiễm khuẩn, nhiễm độc (do nhiễm acid, do urê máu cao), say tàu xe và do tác dụng phụ của thuốc, nhất là các thuốc chống ung thư.

Gây tê ngọn dây cảm giác ở dạ dày

Khí CO2, natri citrat, procain

Thuốc ức chế phó giao cảm

Atropin, scopolamin, benzatropin

Thuốc kháng histamin H1

Diphenhydramin, hydroxyzin, cinnarizin, cyclizin, promethazin. Ngoài kháng H1, các thuốc này còn có tác dụng kháng M cholinergic và an thần kinh (xin xem bài “Histamin và thuốc kháng histamin H 1”)

Thuốc kháng receptor D2 (hệ dopaminergic)

Thuốc có tác dụng ức chế receptor dopamin ở vùng nhận cảm hóa học ở sàn não thất IV. Ngoài ra, thuốc còn ức chế các receptor D 2 ngoại biên ở đường tiêu hóa.

Loại phenothiazin: clopromazin, perphenazin.

Loại butyrophenon: haloperidol, droperidol

Domperidon, metoclopramid.

Thuốc kháng serotonin

Phòng và điều trị buồn nôn, nôn do hóa trị liệu ung thư, do chiếu xạ hoặc sau phẫu thuật. Các thuốc:

Ondansetron: uống hoặc tiêm tĩnh mạch 8 - 32 mg/ ngày.

Granisetron: uống hoặc tiêm tĩnh mạch 1- 3 mg/ ngày.

Dolasetron mesilat: uống hoặc tiêm tĩnh mạch 12,5 - 200 mg/ ngày.

Các thuốc khác

Benzodiazepin: lorazepam, alprazolam.

Corticoid: dexamethason, metylprednisolon. Cơ chế chưa hoàn toàn biết rõ, có một phần tác dụng ức chế trung tâm nôn.

Thuốc chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa

Do có tác dụng chống co thắt cơ trơn theo các cơ chế khác nhau, các thuốc này được dùng điều trị triệu chứng các cơn đau do co thắt đường tiêu hóa, đường mật và cả đường  sinh dục, tiết niệu.

Thuốc huỷ phó giao cảm

Atropin sulfat:

Huỷ phó giao cảm cả trung ương và ngoại biên (xin xem bài “Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật”)

Hyoscin N - butylbromid:

Vì mang amin bậc 4 nên không vào được thần kinh trung ương, chỉ có tác dụng huỷ phó giao cảm ngoại biên.

Tác dụng không mong muốn: khô miệng, mạch nhanh, bí đái, táo bón, rối loạn điều tiết mắt.

Chống chỉ định: glôcôm góc đóng, phì đại tuyến tiền liệt, nhược cơ, tắc liệt ruột, hẹp môn vị, rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Liều dùng: mỗi lần uống 10- 20 mg, ngày 3- 4 lần.

Thuốc chống co thắt cơ trơn trực tiếp

Papaverin hydroclorid:

Papaverin là một alcaloid trong nhựa khô của quả cây thuốc phiện, không có tác dụng giảm đau, gây ngủ giống morphin. Tác dụng chủ yếu của papaverin là làm giãn cơ trơn đường tiêu hóa, đường mật và đường tiết niệu.

Chống chỉ định: quá mẫn với thuốc, bloc nhĩ - thất hoàn toàn, mang thai (có thể gây độc cho thai).

Tác dụng không mong muốn: đỏ bừng mặt, nhịp tim nhanh, chóng mặt, nhức đầu, ngủ gà, rối loạn tiêu hóa, viêm gan.

Liều dùng: uống hoặc tiêm (bắp, tĩnh mạch) mỗi lần 30 - 100mg, ngày 2 - 3 lần. Alverin citrat

Là thuốc chống co thắt, tác dụng trực tiếp lên cơ trơn đường tiêu hóa và tử cung. So với papaverin, tác dụng mạnh hơn 3 lần nhưng độc tính kém 3 lần.

Chống chỉ định: tắc nghẽn ruột hoặc liệt ruột, mất trương lực ruột kết.

Tác dụng không mong muốn: buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, phản ứng dị ứng. Liều dùng: mỗi lần uống 60 - 120 mg, ngày 1 - 3 lần.

Các thuốc khác: mebeverin, dicycloverin, phloroglucinol, drotaverin.

Thuốc giảm đau giãn cơ trơn là một trong những thuốc được chỉ định thông dụng nhất trên lâm sàng. Để bảo đảm an toàn khi dùng thuốc giảm đau cơ trơn, người bệnh cần lưu ý về cách sử dụng và một số tác dụng không mong muốn của loại thuốc này.

1. Cơ trơn là gì?

Cơ trơn ( còn gọi là cơ tạng) là một trong 3 loại cơ trong cơ thể người, bên cạnh cơ vân và cơ tim. Cơ trơn là loại cơ thường bao bọc xung quanh các tạng rỗng hay các ống dẫn trong cơ thể như ống tiêu hoá (thực quản, dạ dày, đường ruột), phế quản, bàng quang, niệu quản, niệu đạo, tử cung, mạch máu, cơ mi, cơ dựng lông, các ống dẫn của các tuyến...

Điểm khác biệt của cơ trơn so với 2 loại cơ còn lại là việc co thắt của nó không theo ý muốn của con người, đồng nghĩa chúng ta không thể điều khiển khả năng sự hoạt động của cơ trơn.

2. Thuốc giảm đau giãn cơ trơn là gì?

Thuốc giảm đau giãn cơ trơn mang lại khả năng thư giãn nhóm cơ này nên được chỉ định điều trị triệu chứng đau do co thắt cơ. Trong đó hay gặp là thuốc giãn cơ trơn niệu quản, niệu đạo, dạ dày, thực quản, đường mật hay đường sinh dục...

Như đã đề cập ở trên, cơ trơn co thắt không kiểm soát được. Do đó, thuốc giảm đau cơ trơn có tác dụng làm giảm co thắt nhóm cơ này, đồng thời giảm cường độ và nhịp độ co bóp, từ đó giúp giảm đau. Trong các loại thuốc giảm đau thông thường hay gặp, các thuốc giảm đau giãn trơn được sử dụng nhiều trong các trường hợp đau do co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, đường mật, đường tiết niệu và đường sinh dục. Tuy nhiên, khi sử dụng người bệnh cần đặc biệt lưu ý vì thuốc giảm đau cơ trơn có thể vô tình làm lu mờ đi triệu chứng, đặc biệt khi bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn hoặc khi cơ thể xuất hiện một số phản ứng không mong muốn.

Nhóm thuốc chống co thắt cơ trơn

Thuốc giảm đau giãn trơn được sử dụng nhiều trong các trường hợp đau do co thắt cơ trơn đường tiêu hóa

3. Một số thuốc giảm đau cơ trơn hay gặp

3.1. Spasmaverine

Spasmaverine là một thuốc giảm đau giãn cơ trơn, thường được chỉ định khi người bệnh đau đớn do rối loạn chức năng đường tiêu hóa và đường mật, đau do co thắt cơ trơn đường tiết niệu - sinh dục (như đau bụng hành kinh, đau do sinh đẻ, cơn đau quặn thận, dọa sẩy thai hay sinh khó). Bên cạnh đó, Spasmaverine còn được chỉ định trong trường hợp tăng nhãn áp hoặc phì đại tuyến tiền liệt.

3.2. Buscopan

Loại thuốc giảm đau cơ trơn này có tác dụng chống lại những cơn co thắt cơ trơn dạ dày ruột, đường mật, đường tiết niệu, đường sinh dục. Chỉ định chủ yếu trong một số bệnh lý như hội chứng kích thích ruột, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm túi mật hay đường mật, viêm tụy, đau bụng khi hành kinh, sỏi hay nhiễm trùng tiết niệu như viêm bể thận, viêm bàng quang...

3.3. Atropin

Atropin được chỉ định trong các trường hợp cần ức chế tác dụng hệ thần kinh phó giao cảm như rối loạn hệ tiêu hóa, loét dạ dày hay loét hành tá tràng (atropin còn có khả năng ức chế bài tiết acid dịch vị), hội chứng kích thích ruột, điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp hoặc mạn tính do tăng nhu động ruột và rối loạn co thắt cơ trơn khác (đường mật, cơn đau quặn thận...). Bên cạnh đó, thuốc giảm đau giãn cơ trơn atropin còn được sử dụng trong phác đồ điều trị ngộ độc phospho hữu cơ, nhịp tim chậm do ngộ độc digitalis, tình trạng co thắt phế quản hay dự phòng say tàu xe...

3.4. Papaverin

Loại thuốc này được xếp vào nhóm thuốc giảm đau giãn cơ trơn có tác dụng hướng cơ, được chỉ định trong tình trạng tăng nhu động dạ dày ruột (như viêm đại tràng, viêm dạ dày hay viêm ruột), co thắt tử cung (trong thống kinh), cơn đau quặn thận hay quặn mật... Papaverin còn có khả năng ức chế các cơn co thắt mạch máu não, mạch máu ngoại vi hay làm giãn cơ tim. Do đó trước đây, Papaverin từng là một chỉ định trong phác đồ điều trị bệnh thiếu máu não, thiếu máu cục bộ cơ tim, co thắt phế quản do hen hay cơn đau thắt ngực.

Nhóm thuốc chống co thắt cơ trơn

Thuốc giảm đau cơ trơn Buscopan có thể gây các tác dụng phụ như khô miệng

4. Tác dụng phụ của thuốc giảm đau cơ trơn

Tương tự các loại thuốc giảm đau khác, người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc giảm đau giãn cơ trơn, với trường hợp được bác sĩ chỉ định cũng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi uống hay tiên. Đồng thời, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì cần ngừng thuốc và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí.

Mỗi loại thuốc giảm đau giãn cơ trơn có thể gây ra những tác dụng không mong muốn khác nhau và người bệnh cần phải lưu ý như:

4.1. Atropin

  • Tác dụng không mong muốn của Atropin: khô miệng, cảm giác khó nuốt, khó phát âm, khát, sốt, giảm tiết dịch phế quản... Người bệnh bí tiểu do phì đại tiền liệt tuyến, liệt ruột hay hẹp môn vị, nhược cơ, tăng nhãn áp không được sử dụng Atropin;
  • Trên hệ tim mạch: Atropin gây chậm nhịp thoáng qua, sau đó tăng nhịp tim, đánh trống ngực, loạn nhịp;
  • Atropin có thể tác động lên hệ thần kinh gây lú lẫn, hoang tưởng và kích thích... Đặc biệt, trẻ em và người cao tuổi là nhóm nguy cơ rất cao;
  • Sử dụng Atropin nhỏ mắt (đặc biệt ở trẻ em) có thể gây tình trạng ngộ độc toàn thân hoặc nếu nhỏ mắt kéo dài có thể gây kích ứng tại vị trí nhỏ, sung huyết, phù, viêm kết mạc.

4.2. Buscopan

Thuốc giảm đau cơ trơn Buscopan có thể gây các tác dụng phụ như khô miệng, rối loạn bài tiết mồ hôi, nhịp tim nhanh và bí tiểu. Tuy nhiên đa số đều ở mức độ nhẹ.

Chú ý, không dùng Buscopan dạng uống các trường hợp tăng nhãn áp góc đóng, tắc ruột, tắc nghẽn đường tiết niệu và rối loạn nhịp tim nhanh.

Không dùng buscopan dạng tiêm cho người bệnh mắc chứng rối loạn tăng nhãn áp, phì đại tuyến tiền liệt gây bí tiểu, hẹp cơ học đường tiêu hóa, nhịp tim nhanh, nhược cơ.

4.3. Papaverin

Mặc dù thuốc giảm đau giãn cơ trơn Papaverin có độc tính thấp sau khi uống, nhưng thực tế đã ghi nhận một số trường hợp mắc các tác dụng phụ đường tiêu hóa (như buồn nôn, táo bón, chán ăn, tiêu chảy), viêm gan và quá mẫn gan, chóng mặt, an thần, ngủ gà, ngủ lịm, đau đầu...

Do đó, người bệnh phải sử dụng Papaverin một cách thận trọng, đặc biệt là ở người bệnh bị tăng nhãn áp. Lưu ý không dùng thuốc kéo dài vì có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc thuốc. Ngoài ra, cần ngay lập tức ngừng sử dụng Papaverin khi xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, vàng da hoặc có kết quả xét nghiệm chức năng gan biến đổi.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ chăm sóc y tế chất lượng cao với đội ngũ bác sĩ, dược sĩ có nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn tốt. Khi gặp các vấn đề về sức khỏe, khách hàng có thể liên hệ tới bệnh viện để được thăm khám và có những chỉ định tốt nhất cho việc dùng thuốc điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM: