Bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 64 tập 2

Phát triển ý nêu dưới bức tranh thành một đoạn văn kể chuyện.

– Ngoại hình của các nhân vật.

– Lưỡi rìu vàng, rìu bạc, rìu sắt.

Phát triển ý dưới mỗi tranh:

a. Tranh 1:  Thưở ấy có một chàng trai nghèo cha mẹ mất sớm. Một hôm chàng lên rừng đốn củi không may lưỡi rìu văng xuống sông

b. Tranh 2:  Chàng buồn lắm ! Ngày mai, ngày kia… Lấy cái gì đón củi nuôi thân đây? Nghĩ vậy mà nước mắt chàng tuôn ra. Bỗng nhiên có một cụ già xuất hiện hỏi:

– Có chuyện gì mà cháu khóc thảm thiết vậy?

Chàng trai kể lại sự tình cho ông cụ nghe. Ông cụ hứa sẽ giúp chàng trai vớt lưỡi rìu lên.

c. Tranh 3: Nói rồi, ông lão lặn xuống sông. Một lúc sau, ông đưa lên một lưỡi rìu bằng vàng sáng chói hỏi:

– Có phải lưỡi rìu của cháu không?

Chàng trai vội nói:

– Không! Không phải của cháu ạ!

d. Tranh 4:  Lần thứ hai, ông cụ lặn xuống rồi đưa lên một lưỡi rìu bằng bạc hỏi:

– Cái này có phải của cháu không?

Chàng lại đáp:

– Thưa ông, không phải ạ!

e. Tranh 5:  Lần thứ ba ông cụ lặn xuống. Lần này ông đưa lên một cái lưỡi bằng sắt và hỏi

– Thế cái này có phải không?

Nhìn kĩ lưỡi rìu, chàng phấn khởi reo lên:

– Đúng rồi ông ạ! Cháu cảm ơn ông ạ!

g. Tranh 6:  Ông lão dưa lưỡi rìu cho chàng tai rồi mỉm cười nói:

– Cháu là một chàng trai thật thà ngay thẳng. Nghèo mà không tham. Cháu đáng được thưởng lắm. Ta tặng cháu cả ba lưỡi rìu này!

Nói xong ông lão biến mất. Chàng trai chắp tay vái lạy bốn phương rồi vui vẻ xách rìu về nhà.

 

Kể lại câu chuyện:
Ba lưỡi rìu

   Ngày xưa bên bờ sông có một anh tiều phu nghèo đang đốn củi thì bỗng nghe tiếng vèo…. lưỡi rìu bật ra khỏi cán, văng xuống nước chìm nghỉm. Anh ngồi xuống khóc nức nở.

Anh đang buồn rầu, chán nản thì nghe đằng sau có tiếng lá sột soạt. Một ông già từ trong rừng đi ra.

– Tại sao cháu khóc?

– Thưa ông, lưỡi rìu của cháu bật rơi xuống sông mất rồi. Cháu không có gì để chặt cây nữa.

– Không sao cháu ạ. Ông vớt lên cho cháu nhé!

Nói đoạn, ông nhảy xuống nước, lặn một hơi, trở lên, tay cầm một lưỡi rìu bằng vàng. Ông nói:

– Đây, rìu của cháu đây. Đúng rìu của cháu chứ?

– Không phải ông ạ.

Ông già lại lặn xuống mang lên một lưỡi rìu bằng bạc đưa cho anh tiều phu.

– Của cháu phải không?

– Không, không phải ông ạ.

Ông già lặn lần thứ ba và mang lên một lưỡi rìu bằng sắt.

– Cái này đúng của cháu chứ?

– Vâng, vâng, đúng ạ.

Anh cầm vội lấy rìu cảm ơn ông già và định về nhà. Ông già nắm lấy tay anh và nói:

– Cháu cầm lấy cả hai lưỡi rìu này. Cháu không tham lam, thật đáng quý.

– Vâng, cháu sẽ biết ơn ông suốt đời.

Bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 64 tập 2

TIẾT 3

Dựa vào nội dung các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng, ghi vắn tắt vào bảng sau những điều cần nhớ:

Trả lời:

Tên bàiNội dung chínhNhân vật
1. Một người chính trựcCa ngợi sự chính trực, thanh liêm một lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành , vị quan đứng đầu triều Lí

- Tô Hiến Thành

- Đỗ Thái Hậu

2. Những hạt thóc giốngĐề cao tính trung thực. Nhờ dũng cảm và trung thực , chú bé mồ côi được vua tin yêu và truyền ngôi báu

- Cậu bé Chôm

- Nhà vua

3. Nỗi dằn vặt của An-drây-caSự ân hận dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông

- An-đrây-ca

- Mẹ An-đrây-ca

4. Chị em tôiCô chị hay nói dối bố để đi chơi được cô em làm cho tỉnh ngộ

- Cô chị, cô em,

- Người cha

TIẾT 4

Câu 1: Ghi vào bảng các từ ngữ đã học theo các chủ điểm sau:

Trả lời:

Thương người như thể thương thânMăng mọc thẳngTrên đôi cánh mơ ước

M. nhân hậu

nhân đức, nhân từ, nhân nghĩa, hiền hậu, hiền từ, hiền lành, hiền dịu, dịu hiền, trung hậu, phúc hậu, đoàn kết, tương trợ, thương yêu, thương mến, yêu quý, xót thương, độ lượng, bao dung, tương trợ, cứu trợ, hỗ trợ, bênh vực,...

M. Trung thực

trung thực, trung thành, trung nghĩa, ngay thẳng, thẳng thắn, thẳng thừng, thẳng tính, ngay thật, chân thật, thật thà, thành thật, thật lòng,....

M. Mơ ước

Ước mơ, ước muốn, ước ao, mong ước, ước mong, ước vọng, ước mơ, ước vọng, mơ tưởng....

Câu 2: Tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ trong mỗi chủ điểm nêu ở bài tập 1. Đặt câu với thành ngữ hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng tục ngữ:

Trả lời:

Chủ điểmThành ngữ hoặc tục ngữĐặt câu hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng
Thương người như thể thương thân

Lá lành đùm lá rách

Ở hiền gặp lành

Mỗi người sống cần phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau như lá lành đùm lá rách

Ông bà xưa có câu ở hiền gặp lành quả không sai.

Măng mọc thẳng

Thẳng như ruột ngựa

Đói cho sạch, rách cho thơm

Cây ngay không sợ chết đứng

Tính tình bạn Phương thẳng như ruột ngựa.

Mẹ em thường dạy đói cho sạch rách cho thơm.

Mọi người bảo Loan ăn cắp đồ của bạn nhưng Loan không sợ vì cây ngay không sợ chết đứng.

Trên đôi cánh ước mơCầu được ước thấyEm đang mong có chiếc cặp mới thế là sinh nhật vừa rồi mẹ đã tặng em, thật đúng là cầu được ước thấy.

Câu 3: Lập bảng tổng kết về hai dấu câu mới học theo mẫu sau:

Trả lời:

Dấu câuTác dụngVí dụ
Dấu hai chấm
  • Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật. Dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
  • Hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

Cô giáo nghiêm ngặt nói: "Em học hành như vậy đấy hả?"

Đến khi về thấy lạ:

Sân nhà sao sạch quá

Đàn lợn đã được ăn...

Dấu ngoặc kép
  • Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hay người được câu văn nhắc đến
  • Nếu lời nới trực tiếp là một câu  trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép cần thêm dấu hai chấm
  • Đánh dấu những từ được dùng với nghĩa đặc biệt

Mẹ nói: "Sao con không chịu làm bài tập?"

Có bạn tắc kè hoa

Xây " lầu " trên cây đa

Từ khóa tìm kiếm: giải vở bài tập tiếng việt 4 tập 1, giải chi tiết bài tập làm văn tuần 10, vở bài tập tiếng việt 4 tập 1, tuần 10 bài ôn tập cuối học kì 1 tiết 3, 4, giải tiếng việt 4 chi tiết dễ hiểu.

Câu 1: Trang 64 sbt Tiếng Việt 4 tập 2

 Phân biệt ba kiểu câu kể (bằng cách nêu định nghĩa, ví dụ về từng kiểu câu), rồi ghi vào chỗ trống trong bảng:

 

Ai làm gì?

Ai thế nào?

Ai là gì?

Định nghĩa

- CN trả lời câu hỏi:

- VN trả lời câu hỏi:

- VN do........ tạo thành.

- CN trả lời câu hỏi:

- VN trả lời câu hỏi:

- VN do............ tạo thành.

- CN trả lời câu hỏi:

- VN trả lời câu hỏi:

- VN do........ tạo thành.

Ví dụ

.........

...........

......

Trả lời.

 

Ai làm gì?

Ai thế nào?

Ai là gì?

Định

nghĩa

- CN trả lời câu hỏi: Ai (con gì)?

- VN trả lời câu hỏi: Là gì?

- VN do động từ, cụm động từ tạo thành

- CN trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?

- VN trả lời câu hỏi: Thế nào?

- VN do tính từ, động từ, cụm tính từ, cụm động từ tạo thành

- CN trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

- VN trả lời câu hỏi: là gì?

- VN do danh từ, cụm danh từ tạo thành

Ví dụ

Minh đang đá bóng.Hoa phượng nở đỏ rực cả một góc sân trường.Minh Châu là lớp trưởng của lớp em.

Câu 2: Trang 64 sbt Tiếng Việt 4 tập 2

Tìm ba kiểu câu kể nói trên trong đoạn văn sau. Viết lại các câu tìm được và nêu tác dụng của từng kiểu câu.

Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười. Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cùng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một.

Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng.

Câu

Kiểu câu

Tác dụng

1).......

2)......

3)......

..........

..........

..........

.........

.........

..........

Trả lời.

CâuKiểu câuTác dụng
1) Bấy giờ tôi còn làm một chú bé lên mười.

Ai là gì ?            

Giới thiệu nhân vật "tôi".
2) Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm biết một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một.Ai làm gì ?Kể các hoạt động của nhân vật “tôi".
3) Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng.Ai thế nào ?Kể về đặc điểm, tráng thái của buổi chiều ở làng ven sông

Câu 3: Trang 65 sbt Tiếng Việt 4 tập 2

Hãy viết một đoạn văn ngắn về bác sĩ Ly trong truyện Khuất phục tên cướp biển đã học. Trong đoạn văn, có sử dụng ba kiểu câu kể nói trên.

Gợi ý: Trong đoạn văn, cần sử dụng:

- Câu kể Ai là gì? để giới thiệu và nhận định về bác sĩ Ly.

- Câu kể Ai thế nào? để nói về đặc điểm tính cách của bác sĩ Ly.

- Câu kể Ai làm gì? để kể về hành động của bác sĩ Ly.

Trả lời.

Bác sĩ Ly là vị bác sĩ nổi tiếng với lòng nhân từ rộng lớn.Hơn thế ông còn là một người rất dũng cảm. Trước sự hung hăng, hung dữ của tên cướp biển, ông vẫn tỏ ra điềm tĩnh và cương quyết. Vì vậy, ông đã khuất phục được tên cướp biển.