Nhà tư sản là gì

Tư sản là gì?

Tư sản (hay còn gọi là tư bản) là một thuật ngữ tương đối trừu tượng với nhiều trường nghĩa khác nhau theo quan điểm của các học thuyết khác nhau.

Theo từ điển Tiếng Việt, tư bản là danh từ được dùng để chỉ:

– Giá trị mang lại cho kẻ chiếm hữu nó giá trị thặng dư, có được bằng cách bóc lột lao động làm thuê;

– Người chiếm hữu tư bản, bóc lột lao động làm thuê, trong quan hệ với lao động làm thuê.

Trong kinh tế học cổ điển, tư bản được định nghĩa là nhưng hàng hóa sẵn có để sử dụng làm yếu tố sản xuất. Với vai trò đó, tư bản có thể là tiền bạc, máy móc, công cụ lao động, nhà cửa, bản quyền, bí quyết,… nhưng không bao gồm đất đai và người lao động.

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực tài chính kế toán, tư bản lại được nói đến với vai trò là nguồn lực tài chính.

Như vậy, ta thấy rằng, khái niệm tư bản được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, dù được nhìn nhận từ góc độ nào thì tư bản cũng là một trong số các đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản.

Để hiểu rõ hơn khái niệm tư sản là gì? chúng ta cần tìm hiểu thông qua chủ nghĩa tư bản.

Nhà tư sản là gì

Mục lục

  • 1 Từ nguyên
  • 2 Lịch sử
    • 2.1 Nguồn gốc và sự nổi lên
    • 2.2 Từ tiến trình đến phản ứng (theo quan điểm của chủ nghĩa Mác)
  • 3 Biểu hiện
    • 3.1 Lý thuyết mácxít
    • 3.2 Pháp và các nước nói tiếng Pháp
      • 3.2.1 Tiểu tư sản
      • 3.2.2 Trung tư sản
      • 3.2.3 Đại tư sản
      • 3.2.4 Tư sản thượng lưu
    • 3.3 Chủ nghĩa phát xít
  • 4 Lịch sử hiện đại ở Ý
  • 5 Văn hóa tư sản
    • 5.1 Quyền bá chủ văn hóa
    • 5.2 Tiêu thụ phô trương
  • 6 Châm biếm và chỉ trích trong nghệ thuật
    • 6.1 Sân khấu
    • 6.2 Văn học
    • 6.3 Phim
  • 7 Xem thêm
  • 8 Chú thích

Tiếng ViệtSửa đổi

Cách phát âmSửa đổi

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
˧˧ sa̰ːn˧˩˧˧˥ ʂaːŋ˧˩˨˧˧ ʂaːŋ˨˩˦
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
˧˥ ʂaːn˧˩˧˥˧ ʂa̰ːʔn˧˩

Tính từSửa đổi

tư sản

  1. Tài sản riêng của cá nhân (cũ). Đem tư sản ra làm việc công ích.. Giai cấp tư sản.. Giai cấp những nhà tư bản, chiếm hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, sống và làm giàu bằng cách bóc lột lao động làm thuê.

DịchSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  • Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)

Sự ra đời

Từ thế kỷ XV – XVII, ở phương Tây, chế độ phong kiến lâm vào thời kỳ khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển. Giai cấp tư sản ra đời, là giai cấp tiến bộ, đại diện cho lực lượng sản xuất mới. Giai cấp tư sản lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động, tiến hành cách mạng tư sản, lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nhà nước tư sản.

Cuối thế kỷ XVI, cách mạng tư sản nổ ra đầu tiên ở Nê đéc lan (gồm Hà Lan, Bỉ, Lúc-xăm-bua). Mặc dù cuộc cách mạng thành công nhưng ảnh hưởng không sâu rộng.

Đến giữa thế kỷ XVII, cách mạng tư sản ở Anh bùng nổ và giành thắng lợi. Cách mạng tư sản Anh có ảnh hưởng lớn đến tiến trình của lịch sử thế giới.

Tiếp đó, trong thế kỷ XVIII – XIX, cách mạng tư sản thắng lợi ở Pháp, Mĩ, Nhật và nhiều nước Châu Âu. Sự thành công của các cuộc cách mạng tư sản dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước tư sản. Tuy vậy, sự ra đời của nhà nước tư sản diễn ra dưới những hình thức khác nhau phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế và mức độ đấu tranh giai cấp ở các nước cũng khác nhau.

Nhà nước tư sản ra đời thông qua ba hình thức sau:

– Nhà nước tư sản ra đời thông qua các cuộc cách mạng tư sản được tiến hành dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang, lãnh đạo các cuộc cách mạng tư sản là giai cấp tư sản nhưng lực lượng chủ yếu của cách mạng tư sản là giai cấp công nhân, nông dân và người lao động khác trong xã hội. Bằng con đường bạo lực, cách mạng tư sản xóa bỏ khá triệt để chế độ và trật tự phong kiến, thiết lập nền dân chủ tư sản, điển hình có Hà Lan, Anh, đặc biệt là cuộc cách mạng tư sản Pháp.

– Thông qua các cuộc cải cách xã hội, nhà nước tư sản từng bước hình thành, trên cơ sở sự thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản đang lên và tầng lớp quý tộc phong kiến già nua, nhưng chưa hoàn toàn từ bỏ vị trí của mình trên trường chính trị. Nhưng do áp lực của phong trào quần chúng cách mạng, giai cấp tư sản từng bước thâu tóm quyền lực. Những nhà nước tư sản ra đời bằng con đường này là Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản,…

– Sự hình thành các nhà nước tư sản ở những vùng đất mới như Hoa Kỳ, Canada, Ôxtrâylia diễn ra vào thế kỷ XVIII – XIX. Ở những miền đất này, giai cấp tư sản hình thành từ những người châu Âu di cư, đã dùng vũ lực, cơ chế nhà nước tư sản tiêu diệt và lấn áp các thổ dân với chế độ thị tộc của họ và thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa.

Nhà tư sản là gì

Thông qua con đường hình thành nên nhà nước tư sản, có thể khái quát 4 giai đoạn phát triển của nhà nước tư sản:

Giai đoạn từ thế kỷ XVI – XVIII

– Được coi là giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. Điển hình là cuộc cách mạng tư sản Anh, chiến tranh Pháp – Thổ và công xã Paris.

– Ở giai đoạn này, nhà nước không can thiệp vào hoạt động kinh tế, nó chỉ đóng vai trò là “người lính gác đêm” của chế độ sở hữu tư nhân, là công cụ bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân và kinh tế thị trường.

Giai đoạn từ 1871 đến 1917

– Đây là giai đoạn chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền. Trong giai đoạn này do tập trung sản xuất cao độ đã hình thành nên các tập đoàn tư bản độc quyền. Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền là:

  • Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến quy mô của nền kinh tế ngày càng lớn, tính chất xã hội của nền kinh tế ngày càng cao đòi hỏi sự điều tiết của xã hội đối với sản xuất và phân phối. Do đó đòi hỏi có một hình thức mới của quan hệ sản xuất để lực lượng sản xuất có thể tiếp tục phát triển trong điều kiện còn sự thống trị của chủ nghĩa tư bản;
  • Sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể kinh doanh vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, do vậy nhà nước tư bản trong khi đảm nhiệm kinh doanh những ngành đó đã tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn;
  • Sự mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản, nhân dân lao động, mâu thuẫn giữa các tổ chức độc quyền với nhau ngày càng sâu sắc.

Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền là có sự can thiệp, điều tiết của nhà nước về kinh tế, là sự kết hợp sức mạnh của tư bản độc quyền với sức mạnh của nhà nước về kinh tế.

Giai đoạn từ 1917 – 1945

Đây được coi là giai đoạn tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Với sự xuất hiện của Liên Xô, chủ nghĩa tư bản với tư cách là hình thái kinh tế – xã hội không còn chiếm địa vị độc tôn nữa.

Các mâu thuẫn trong lòng xã hội trở nên không thể điều hòa được, biểu hiện bằng sự bùng nổ của hai cuộc đại chiến thế giới. Các nước thuộc địa cũng đứng lên đấu tranh giành độc lập, góp phần làm tan rã từng bộ phận của chủ nghĩa tư bản.

Nhà nước tư sản ngày càng can thiệp sâu vào đời sống kinh tế vì lợi ích của các tập đoàn tư bản độc quyền lớn. Ở khắp các nước tư bản phát triển, chủ nghĩa tư bản đã trở thành tư bản độc quyền nhà nước. Đây là một thể chế chính trị kết hợp sức mạnh kinh tế tư bản độc quyền với quyền lực nhà nước thành cơ chế thống nhất nhằm làm giàu thêm cho tư sản, đàn áp mạnh mẽ bằng nhiều biện pháp đối với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và các dân tộc đứng lên đòi độc lập, gây chiến tranh xâm lược nhằm chia lại thị trường thế giới, cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản khỏi sụp đổ.

Giai đoạn từ 1945 đến nay

  • Giai đoạn từ sau đại chiến thế giới thứ II, sự xuất hiện của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã làm cho cán cân quốc tế nghiêng về phía các lực lượng dân chủ tiến bộ. Các phong trào đòi tự do, dân chủ của nhân dân thế giới diễn ra một cách mạnh mẽ buộc các nước tư sản phải điều chỉnh lại chính sách đối nội và đối ngoại nhằm thích ứng với điều kiện mới, duy trì và phát triển chủ nghĩa tư bản.
  • Nhà nước tư bản chú trọng hơn về các vấn đề dân sinh, quan tâm tới các nhu cầu văn hóa xã hội trong chính sách đối nội. Đặc biệt, nhà nước tư bản đã mở rộng quyền tự do của công dân và các quyền này được pháp luật bảo vệ.
  • Trong chính sách đối ngoại, nhà nước tư bản sử dụng các biện pháp linh hoạt và mềm dẻo như phát triển các công ty xuyên quốc gia, toàn cầu hóa quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa; thúc đẩy tự do hóa thương mại nhằm tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi hơn cho sự phát triển kinh tế.
  • Có thể nhận thấy rằng, từ sau đại chiến thế giới II đến nay, do tương quan lực lượng trên thế giới có sự thay đổi, nhà nước tư sản đã có những cải biến nhất định nhằm thích ứng với điều kiện mới. Sự thích ứng đó cũng không ngoài mục đích duy trì và củng cố vị trí thống trị của giai cấp tư bản trong xã hội.

Tóm lại, qua các giai đoạn phát triển phức tạp, bản chất của nhà nước tư sản vẫn không thay đổi, vẫn là công cụ thực hiện chuyên chính tư sản. Tuy nhiên, đánh giá bản chất của nhà nước tư sản cần phải xem xét nó trong tiến trình lịch sử cụ thể, khách quan của từng giai đoạn phát triển.

Nhà nước tư sản là gì?

Nhà nước tư sảnlà kiểu nhà nước ra đời, tồn tại vàphát triển trong lòng hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa.

..

Những nội dung liên quan:

  • Các kiểu nhà nướctrong lịch sử thế giới
  • Quy luật thay thế các kiểu nhà nước theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin
  • Bản chất, chức năng, bộ máy và hình thức nhà nước chủ nô
  • Trình bày những vấn đề cơ bản về nhà nước phong kiến
  • Bản chất, chức năng, bộ máy và hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa

..