Nhà tâm lý học tiếng anh là gì năm 2024

Nhà tâm lý học tiếng anh là gì năm 2024

[News] Hey you! The one learning a language!

Do you know how to improve your language skills❓ All you have to do is have your writing corrected by a native speaker! With HiNative, you can have your writing corrected by both native speakers and AI 📝✨.

Sign up

We use cookies to improve browsing experience, security, and data collection. By accepting, you agree to the use of cookies for advertising and analytics. You can change your cookie settings at any time.Learn More

Accept all

Settings

Decline All

Chuyên ngành Tâm lý học là một lĩnh vực phức tạp nhưng cũng rất thú vị. Chưa kể, đây cũng là chủ đề có rất khả năng người thi sẽ gặp trong bài thi IELTS. Vì thế, việc trau dồi những kiến thức về ngành Tâm lý là rất cần thiết cho bạn học khi cần trao đổi về chủ đề này một cách tự nhiên, cũng như có lợi cho bạn học trong quá trình làm bài thi IELTS khi đề các bài nghe, nói, đọc, viết có liên quan đến chủ đề Tâm lý học.

Tiếng Latin và Hy Lạp được biết đến như một tiền đề để học một số ngôn ngữ khác dễ dàng, hiệu quả và nhanh chóng hơn, trong đó có tiếng Anh. Thật vậy, các gốc Latin và Hy Lạp xuất hiện trong từ vựng tiếng Anh là rất nhiều và đang tiếp tục thịnh hành. Do đó, việc nắm được các gốc Latin và Hy Lạp này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người học tiếng Anh trong việc học từ vựng một cách hiệu quả, cụ thể như dễ dàng hiểu được nghĩa của từ thông qua cấu tạo từ (Morphology), giúp gợi nhắc ý nghĩa từ vựng dựa vào thành phần của từ thay vì học thuộc lòng toàn bộ từ vựng và tập khả năng phán đoán nghĩa của từ vựng mới; từ đó, người học sẽ tránh được bối rối và lo lắng khi gặp các từ vựng mới trong phòng thi.

Key takeaways

Thuật ngữ Tâm lý học phổ biến với gốc Latin và Hy Lạp

  • Psychoanalysis (n.)
  • Psychopathology (n.)
  • Neuropsychology (n.)
  • Psychosomatic (adj.)
  • Psychotropic (adj.)
  • Psychosis (n.)
  • Cognition (n.)
  • Behaviorism (n.)
  • Perception (n.)
  • Empathy (n.)

Mẹo học và ghi nhớ từ vựng Tâm lý học

Nhà tâm lý học tiếng anh là gì năm 2024

Thuật ngữ chung gốc từ Psycho-

Trước tiên, hãy cùng nhau phân tích gốc từ Psycho- để việc nắm được các từ vựng chung gốc dưới đây một cách dễ dàng hơn. Gốc từ Psycho- bắt nguồn từ tiếng Latin psyche, mang nghĩa “the human spirit, soul or mind” trong tiếng Anh, hay “tâm hồn” trong tiếng Việt.

Psychoanalysis (n.)

Với sự kết hợp của hai gốc từ Psycho- (hay psyche: tâm hồn) và gốc từ analysis (một gốc từ đến từ Hy Lạp và có nghĩa tiếng Việt là “phân tích”), danh từ Psychoanalysis mang nghĩa thô sơ là “examine a person's unconscious mind” hay “phân tích tâm trí vô thức”.

Trên thực tế, trong ngành Tâm lý học, Psychoanalysis được cụ thể hóa hơn vậy; nó là một trường phát tâm lý học được phát triển bởi Sigmund Freud, “the theory or therapy of treating mental disorders by examining a person's unconscious mind” hay “các lý thuyết và phương pháp điều trị các rối loạn tâm thần bằng việc nghiên cứu tâm trí vô thức”, với thuật ngữ trong tiếng Việt là “Phân tâm học”.

Ví dụ: Sigmund Freud, the father of psychoanalysis, was born in 1856. (Sigmund Freud, cha đẻ của Phân tâm học, sinh năm 1856.)

Các loại từ khác của Psychoanalysis:

  • Psychoanalyze (v.): phân tích tâm lý bằng phương pháp Phân tâm học

Ví dụ: He is very difficult to psychoanalyze. I would not want to be his enemy, that's for sure. (Rất khó để có thể phân tích tâm lý hắn ta. Vì thế nên tôi chắc chắn không muốn trở thành đối thủ của hắn.)

  • Psychoanalytic (adj.): liên quan đến Phân tâm học

Ví dụ: Dreaming has a key role in psychoanalytic theory. (Giấc mơ đóng vai trò quan trọng trong lý thuyết về phân tâm học)

  • Psychoanalyst (n.): người phân tích tâm lý bằng lý thuyết phân tâm học, nhà phân tâm học

Ví dụ: According to psychoanalyst Manfred Kets de Vries, the only cure for the boredom and anxiety is to give something back. (Theo nhà phân tâm học Manfred Kets de Vries, liều thuốc trị buồn chán và lo âu duy nhất là tập cho đi.)

Psychopathology (n.)

Psychopathology là một danh từ được kết hợp từ ba gốc từ: Psycho-, patho- và -logy. Trong đó, Psycho- (hay psyche) là “tâm hồn”, patho- bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp pathos nghĩa là “emotion” hay “cảm xúc”, còn -logy là cũng là một từ có nguồn gốc từ Hy Lạp là logos, mang nghĩa là “theory, science” hay “lý thuyết, nghiên cứu”.

Kết hợp nghĩa của ba gốc từ trên, bạn đọc có thể đi đến được nghĩa cuối của từ Psychopathology là “the science of mental disorders and illnesses” (“nghiên cứu về rối loạn tâm thần và bệnh tâm trí”) hay trong thuật ngữ tiếng Việt gọi là “Tâm bệnh học”.

Ví dụ: She's doing an MPhil in psychopathology. (Cô ấy đang học Thạc sĩ Triết học, chuyên ngành Tâm bệnh học)

Neuropsychology (n.)

Tiếp đến cũng là một thuật ngữ liên quan đến nghiên cứu vì Neuropsychology có chứa gốc từ -logy (có xuất xứ từ tiếng Hy Lạp logos, mang nghĩa là “lý thuyết, nghiên cứu”). Ngoài ra, từ này còn bao gồm gốc từ Psycho- (hay psyche: tâm hồn, tâm thần) và gốc từ Neuro- bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp neuron, nghĩa là “tế bào thần kinh”.

Vì vậy, Neuropsychology nghĩa là “nghiên cứu về mối liên hệ giữa thần kinh và quá trình tâm thần, hành vi, tư duy, cảm xúc”, hay “Tâm lý học thần kinh” trong thuật ngữ Tâm lý học tiếng Việt.

Ví dụ: Dr Elisabeth Martens, expert in neuropsychology at Tilburg University, said that the findings have implications for clinical practice and research. (Tiến sĩ Elisabeth Martens, chuyên gia về tâm lý học thần kinh tại Đại học Tilburg, cho biết những phát hiện này có tính ứng dụng trong nghiên cứu và thực hành lâm sàng.)

Psychosomatic (adj.)

Psychosomatic là một tính từ chứa hai gốc từ chi phối nghĩa chủ đạo, đó là: Psycho- (hay psyche: tâm hồn) và soma. Gốc từ soma có nguồn gốc từ Hy Lạp, mang nghĩa là “body” trong tiếng Anh hay “cơ thể” trong tiếng Việt. Ngoài ra, hậu tố -ic khiến cho từ Psychosomatic trở thành tính từ với nét nghĩa “relating to…”.

Tất cả các thành phần sau khi kết hợp lại với nhau, bạn học sẽ được từ Psychosomatic mang nghĩa là “relating to both mind and body” trong tiếng Anh hay “liên quan đến sự tương tác giữa tâm trí và cơ thể”, “liên quan đến tâm thể”.

Ví dụ: Children are just as susceptible to psychosomatic conditions as adults. (Trẻ con cũng dễ mắc bệnh tâm thể (bệnh thể chất gây ra bởi rối loạn tâm lý) như người lớn.

Một số collocation với Psychosomatic:

  • Psychosomatic medicine: thuốc trị bệnh thần kinh tâm thể
  • Psychosomatic reaction: phản ứng thần kinh tâm thể
  • Psychosomatic pain: cơn đau thần kinh tâm thể

Psychotropic (adj.)

Giống như psychosomatic, thuật ngữ Psychotropic cũng là một tính từ nhờ có thành phần hậu tố -ic; ngoài ra, các gốc từ cấu tạo của tính từ này bao gồm: Psycho- (hay psyche: tâm hồn) và trop-. Gốc từ trop- bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp tropos, nghĩa là “direction” (chỉ đường). Vì vậy, tính từ Psychotropic có thể được hiểu nôm na là “chỉ đường cảm xúc”, hoặc cụ thể hơn là “ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm trạng con người” (“affecting a person’s mental state”).

Ví dụ: Although many patients are prescribed psychotropic medication, only a small proportion of these will go on to take an overdose. (Mặc dù nhiều bệnh nhân được kê đơn thuốc hướng tâm thần/ hướng thần, nhưng chỉ một phần nhỏ trong số này dùng quá liều.)

Một số collocation với Psychotropic:

  • Psychotropic drug/ medication: thuốc hướng thần
  • Psychotropic substance: chất hướng thần (chất gây nghiện tác động thần kinh)

Psychosis (n.)

Psychosis là một thuật ngữ về bệnh trong ngành Tâm lý học. Với sự kết hợp của gốc từ Psycho- (hay psyche: tâm hồn) và gốc từ -osis (đến từ Hy Lạp, có nghĩa là “abnormal condition” hay “bệnh tật”), danh từ Psychosis ám chỉ một loại rối loạn tâm trí liên quan đến sự nhầm lẫn giữa điều gì có thực và không có thực, có tên là “rối loạn tâm thần” trong thuật ngữ tiếng Việt.

Ví dụ: The mental state that had created her psychosis was no longer present. (Trạng thái tinh thần gây ra chứng rối loạn tâm thần của cô ấy hiện không còn nữa.)

Các loại từ khác của Psychosis:

  • Psychotic (adj.): liên quan tới chứng rối loạn tâm thần

Ví dụ: She was psychotic, seemed to recognize no one, talked constantly in meaningless sequences. (Cô ấy bị chứng rối loạn tâm thần, nên dường như không nhận ra ai và liên tục nói những chuỗi câu vô nghĩa)

Một số collocation liên quan:

  • Psychotic depression = Depressive psychosis: trầm cảm tâm thần
  • Psychotic break: sự lên cơn loạn thần
  • Psychotic disorder: rối loạn tâm thần
  • Psychotic symptom: triệu chứng loạn thần
  • Psychotic episode: pha loạn thần

Một số thuật ngữ khác

Cognition (n.)

Danh từ Cognition đến từ tiếng Latin, cụ thể là cognito. Từ này có nghĩa là “a getting to know, ability to comprehend” trong tiếng Anh, hay “quá trình nhận thức, sự nhận thức” trong tiếng Việt.

Ví dụ: Evidence on cognition in deaf children has never been clear-cut. (Bằng chứng về quá trình nhận thức ở trẻ khiếm thính chưa bao giờ là rõ ràng.)

Các loại từ khác của Cognition:

  • Cognitive (adj.): liên quan đến nhận thức, tư duy và ý thức

Ví dụ: As children grow older, their cognitive processes become sharper. (Càng lớn thì quá trình nhận thức ở trẻ sẽ càng trở nên sắc nét hơn.)

Một số collocation đi với Cognition:

  • Aspect of cognition: khía cạnh nhận thức
  • Distributed cognition: nhận thức phân tán
  • Human/ music/ social/ spatial cognition: nhận thức về con người/ âm nhạc/ xã hội/ không gian
  • Impaired cognition: suy giảm nhận thức

Behaviorism (n.)

Được kết hợp từ gốc từ Behavior (nghĩa là “hành vi”) và hậu tố -ism (đây là một hậu tố biến một từ thành danh từ và bao hàm nét nghĩa “practice, a teaching a thing” hay “nghiên cứu, thực hành”), danh từ Behaviorism có thể được suy ra với nét nghĩa là “nghiên cứu về hành vi”. Trên thực tế, trong ngành Tâm lý học, Behaviorism được hiểu với nghĩa cụ thể hơn, đó là là “một trường phái tâm lý học nghiên cứu về hành vi và tác động của môi trường lên hành vi” hay “Chủ nghĩa hành vi”.

Ví dụ: Those who look to behaviorism in teaching will generally frame their activities by behavioral objectives. (Những người tìm hiểu về chủ nghĩa hành vi trong giảng dạy sẽ lên kế hoạch các hoạt động lớp theo các mục tiêu liên quan đến hành vi.)

Perception (n.)

Danh từ Perception bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp perceptio, nghĩa là “perception, apprehension, a taking” trong tiếng Anh, hay “sự nhận thức” trước tiếng Việt. Cụ thể hơn, perception được hiểu là “quá trình nhận thức thông qua các giác quan”

Ví dụ: Drugs can alter our perception of reality. (Thuốc có thể thay đổi nhận thức của chúng ta về thực tế.)

Các loại từ khác của Perception:

  • Perceive (v.): nhận thức, nhận thấy

Ví dụ: Voters perceive him as a decisive and resolute international leader. (Các cử tri đều nhận thấy ông ấy là một nhà lãnh đạo quốc tế quyết đoán và kiên quyết.)

  • Perceptual (adj.): liên quan đến khả năng nhận thức

Ví dụ: A child with poor perceptual skills has to separate out each step in her mind. (Một đứa trẻ mà có kỹ năng nhận thức kém phải thực hiện lần lượt từng bước trong tâm trí.)

  • Self-perception (n.): quá trình tự nhận thức, sự tự nhận thức, sự nhận thức về bản thân

Ví dụ: They usually have long histories of negative self-perceptions and do not expect their teachers to be truly interested in them. (Họ đã từ lâu có những nhận thức tiêu cực về bản thân nên không hi vọng giáo viên sẽ thật sự quan tâm đến họ.)

  • Misperception (n.): sự nhận thức sai lầm

Ví dụ: Our most stubborn misperception lies often our fondest dream. (Nhận thức sai lầm bướng bỉnh nhất thường xuất hiện trong giấc mơ yêu thích nhất của chúng ta.)

  • Imperceptive (adj.): không giỏi trong việc nhận thức; thiếu nhận thức, suy nghĩ

Ví dụ: He makes a polite but rather imperceptive comment. (Anh ấy đưa ra một nhận xét lịch sự nhưng khá thiếu suy nghĩ.)

  • Imperceptible (adj.): không thể nhận thức/ nhận thấy được

Ví dụ: His head moved in an almost imperceptible nod. (Anh ấy gật đầu rất nhẹ, hầu như không thể nhận thấy được)

Một số collocation với Perception:

  • Common, general, popular, public, widespread perception: nhận thức chung
  • Negative, positive perception: nhận thức tiêu cực/ tích cực
  • Distorted, false, misguided, mistaken perception: nhận thức sai
  • Cultural perception: nhận thức về văn hóa
  • Affect, alter, change, influence, shape perception: thay đổi nhận thức
  • Create perception: tạo ra nhận thức
  • Heighten, reinforce perception: củng cố nhận thức
  • Enhance, improve perception: nâng cao nhận thức
  • Challenge, counter, examine, explore, investigate perception: xem xét nhận thức
  • Perception of beauty/ reality/ risk/ safety/ self: nhận thức về cái đẹp/ thực tế/ rủi no/ sự an toàn/ bản thân
  • Extra-sensory perception: nhận thức ngoại cảm, ngoại cảm

Empathy (n.)

Danh từ Empathy là bản dịch từ tiếng Hy Lạp empatheia, có nghĩa tiếng Việt là “cảm thông”. Ngoài ra, Empathy cũng là sự kết hợp từ em- (“in”) and pathy (hay pathos “feeling”), khiến cho từ này mang nét nghĩa là “the ability to feel by being in others’ situation” hay “khả năng đồng cảm với cảm xúc của người khác”.

Ví dụ: The nurse should try to develop empathy between herself and the patient. (Y tá nên cố gắng xây dựng sự đồng cảm giữa mình và bệnh nhân.)

Các loại từ khác của Empathy:

  • Empathize (v.): đồng cảm

Ví dụ: His ability to empathize with people made him an excellent marriage counsellor. (Khả năng đồng cảm với mọi người khiến anh ấy trở thành một nhà tư vấn hôn nhân xuất sắc.)

  • Empathic/ Empathetic (adj.): đầy đồng cảm và thấu hiểu

Ví dụ: Specialists and careful empathic care are the chief concern of the managed-care companies. (Các bác sĩ chuyên khoa và sự chăm sóc đầy đồng cảm và cẩn thận là mối quan tâm chính của các công ty quản lý chăm sóc.)

Một số collocation với Empathy:

  • Feel/ have an empathy with someone: cảm thấy đồng cảm với ai đó
  • Demonstrate, display, express, show empathy: bày tỏ sự đồng cảm
  • Build, create, encourage, establish, evoke empathy: khơi dậy sự đồng cảm
  • Deep, great, much, strong, total empathy: sự đồng cảm sâu sắc
  • Genuine, natural, real, true: sự đồng cảm thật lòng

Hướng dẫn phát âm các thuật ngữ Tâm lý học

Từ vựng

Phiên âm

Anh - Anh

Anh - Mỹ

Psychoanalysis (n.)

/ˌsaɪ.kəʊ.əˈnæl.ə.sɪs/

/ˌsaɪ.koʊ.əˈnæl.ə.sɪs/

Psychoanalyze (v.)

/ˌsaɪ.kəʊˈæn.əl.aɪz/

/ˌsaɪ.koʊˈæn.əl.aɪz/

Psychoanalytic (adj.)

/ˌsaɪ.kəʊˈˌæn.əlˈɪt.ɪk/

/ˌsaɪ.koʊˈˌæn.əlˈɪt.ɪk/

Psychoanalyst (n.)

/ˌsaɪ.kəʊˈæn.əl.ɪst/

/ˌsaɪ.koʊˈæn.əl.ɪst/

Psychopathology (n.)

/ˌsaɪ.kəʊ.pəˈθɒl.ə.dʒi/

/ˌsaɪ.koʊ.pəˈθɑː.lə.dʒi/

Neuropsychology (n.)

/njʊə.rəʊ.saɪˈkɒl.ə.dʒi/

/nʊr.oʊ.saɪˈkɑː.lə.dʒi/

Psychosomatic (n.)

/ˌsaɪ.kəʊ.səˈmæt.ɪk

/ˌsaɪ.koʊ.soʊˈmæt̬.ɪk/

Psychotropic (n.)

/ˌsaɪ.kəˈtrəʊ.pɪk/

/ˌsaɪ.koʊˈtroʊ.pɪk/

Psychosis (n.)

/saɪˈkəʊ.sɪs/

/saɪˈkoʊ.sɪs/

Psychotic (adj.)

/saɪˈkəʊ.sɪs/

/saɪˈkoʊ.sɪs/

Cognition (n.)

/kɒɡˈnɪʃ.ən/

/kɑːɡˈnɪʃ.ən/

Cognitive (adj.)

/ˈkɒɡ.nə.tɪv/

/ˈkɑːɡ.nə.t̬ɪv/

Behaviorism (n.)

/bɪˈheɪ.vjɚ.ɪ.zəm/

/bɪˈheɪ.vjə.rɪ.zəm/

Perception (n.)

/pəˈsep.ʃən/

/pəˈsep.ʃən/

Perceive (v.)

/pəˈsiːv/

/pəˈsiːv/

Perceptual (adj.)

/pəˈsep.tʃu.əl/

/pəˈsep.tʃu.əl/

Misperception (n.)

/ˌmɪs.pəˈsep.ʃən/

/ˌmɪs.pəˈsep.ʃən/

Imperceptive (adj.)

/ˌɪm.pəˈsep.tɪv/

/ˌɪm.pəˈsep.tɪv/

Imperceptible (adj.)

/ˌɪm.pəˈsep.tə.bəl/

/ˌɪm.pəˈsep.tə.bəl/

Empathy (n.)

/ˈem.pə.θi/

/ˈem.pə.θi/

Empathize (v.)

/ˈem.pə.θaɪz/

/ˈem.pə.θaɪz/

Empathic (adj.)

/emˈpæθ.ɪk/

/emˈpæθ.ɪk/

Mẹo học và ghi nhớ từ vựng Tâm lý học

Để học và ghi nhớ được thuật ngữ chuyên ngành Tâm lý học nói riêng, đầu tiên bạn học nên nắm được nghĩa của từng thành phần như gốc từ và phụ tố phổ biến của lĩnh vực này.

Gốc từ thông dụng chuyên ngành Tâm lý học

  • Psycho-: tâm lý, tầm hồn
  • Neuro-: thần kinh
  • Patho-: cảm xúc
  • Analysis: phân tích
  • Science: khoa học
  • Therapy: trị liệu
  • Somato-: cơ thể
  • -osis: bệnh tật
  • -logy: lý thuyết
  • -path: người bệnh
  • -graph: dụng cụ ghi hình
  • -delic: rõ ràng
  • -metry: sự đo lường

Phụ tố thông dụng trong Tâm lý học

  • -ism: chỉ sự nghiên cứu, chủ nghĩa (biến từ gốc thành danh từ)
  • -ist: chỉ người thực hiện (biến từ gốc thành danh từ)
  • -ize: thực hiện hóa (biến từ gốc thành động từ)
  • -ic: liên quan tới (biến từ gốc thành tính từ)

Sau khi đã nắm được nghĩa các thành phần, tiếp đến bạn học cần biết được cách ghép chúng lại để đi đến một định nghĩa cuối cùng. Để dịch một thuật ngữ Tâm lý học, bạn học nên xét nghĩa của thành phần hậu tố trước rồi mới xét tới thành phần mở đầu của thuật ngữ.

Ví dụ 1: Psychology = Psycho- + -logy

Suy ra: Nghĩa của Psychology = nghĩa của -logy + nghĩa của Psycho- = study + soul = the study of soul

Từ đó: Psychology nghĩa là “nghiên cứu về tâm lý” hay “tâm lý học”

Ví dụ 2: Behaviorism = Behavior + -ism

Suy ra: Nghĩa của Behaviorism = nghĩa của -ism + nghĩa của Behavior = the practice + behavior = the practice based on behavior

Từ đó: Behaviorism nghĩa là “chủ nghĩa hành vi”.

Trong trường hợp thuật ngữ bao gồm nhiều thành tố hơn, bạn đọc cũng vẫn xét nghĩa hậu tố trước và thành phần mở đầu sau rồi tiếp tục chia nhỏ thành phần mở đầu đó.

Nhà tâm lý học tiếng anh là gì năm 2024

Ví dụ 1: Neuropsychology = Neuro- + psycho- + -logy

Suy ra: Nghĩa của Neuropsychology = nghĩa của -logy + nghĩa của neuro- + nghĩa của psycho- = the study + nerves/ brain + soul/ emotion = the study of the relationship between emotion and brain.

Từ đó: Neuropsychology nghĩa là “Tâm lý học thần kinh”.

Nhà tâm lý học tiếng anh là gì năm 2024

Ví dụ 2: Psychosomatic = Psycho- + somat- + -ic

Suy ra: Nghĩa của Psychosomatic = nghĩa của -ic + nghĩa của psycho- + nghĩa của somat- = relating to + soul/ mind + body = relating to the relationship between mind and body.

Từ đó: Psychosomatic nghĩa là “liên quan đến sự tương tác giữa tâm trí và cơ thể”, hay “liên quan đến tâm thể”.

Bài tập luyện từ vựng

Hãy suy luận nghĩa của các thuật ngữ Tâm lý học dưới đây:

  1. Psychotherapy
  2. Psychotherapist
  3. Psychopath
  4. Psychedelic
  5. Psychograph
  6. Psychometry
  7. Psychologize
  8. Sociopath
  9. Empath
  10. Individualism

Kết luận

Như vậy, có thể thấy gốc từ Latin và Hy Lạp khá phổ biến trong thuật ngữ tiếng Anh về Tâm lý học. Mặc dù lượng thuật ngữ chuyên ngành đặc biệt về Tâm lý học là rất nhiều, nhưng nếu bạn học nắm được nghĩa của các gốc từ Latin, Hy Lạp cũng như tiền tố và hậu tố thì việc hiểu nghĩa các thuật ngữ này sẽ trở nên dễ dàng hơn nhờ vào việc ghép nghĩa của các thành tố. Việc nắm được gốc từ này ngoài hỗ trợ bạn học ghi nhớ nghĩa của thuật ngữ một cách nhanh chóng mà không cần phải học thuộc lòng một cách thụ động, nó còn giúp bạn học suy luận được nghĩa của các thuật ngữ mới, từ vựng mới mà có khả năng sẽ gặp trong bài thi IELTS Reading và Listening, hay giúp các bạn chủ động ghép các thành tố để sản xuất ra từ vựng trong IELTS Speaking và Writing.

Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn đọc một số những từ vựng chuyên ngành Y học thông dụng và hữu dụng, cũng như phân tích về ý nghĩa gốc từ ở trong giúp các bạn hiểu rõ tầm quan trọng của việc nắm nghĩa gốc từ và cách suy luận nghĩa của thuật ngữ từ gốc từ.

Trích dẫn tham khảo

  1. Dictionary4it, www.dictionary4it.com/.
  2. “Etymonline - Online Etymology Dictionary." www.etymonline.com/.
  3. English to French, Italian, German & Spanish Dictionary - WordReference.com, www.wordreference.com/.
  4. Macmillan Dictionary | Free English Dictionary and Thesaurus, www.macmillandictionary.com/.
  5. Sentence Dictionary Online - Good Sentence Examples for Every Word!, sentencedict.com/.

"Từ điển Tiếng Anh, Bản Dịch & Từ điển Từ đồng Nghĩa." Cambridge Dictionary | English Dictionary, Translations & Thesaurus, dictionary.cambridge.org/vi/.

Chuyên ngành tâm lý học tiếng Anh là gì?

Ngành Tâm lý học có tên tiếng anh là Industry Psychology.

Môn tâm lý học tiếng Anh là gì?

Tâm lý học (tiếng Anh: psychology) là ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, tìm hiểu về các hiện tượng ý thức và vô thức, cũng như cảm xúc và tư duy.

Làm thế nào để trở thành chuyên gia tâm lý?

Theo bà Tâm, để trở thành một tâm lý gia thực thụ cần quá trình dài, người chuyên ngành tâm lý được học những môn đại cương như sinh lý thần kinh cấp cao, di truyền, cơ thể con người, não bộ, tâm bệnh học… cũng như học thêm các liệu pháp trị liệu khác mới có thể hành nghề.