Nhà nước hồi giáo tự xưng is là gì năm 2024

Mô tả: Nhà nước Hồi giáo tự xưng và những ảnh hưởng đến chính trị, xã hội ở Trung Đông - Bắc Phi

Chủ biên: TS. Lê Đức Hạnh

Nhà nước hồi giáo tự xưng is là gì năm 2024

Tổ chức phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (The Islamic State - IS) ra đời tại Iraq năm 2006 từ một nhánh của tổ chức khủng bố AL-Qaeda.

Từ tháng 8/2014, tổ chức này gia tăng các hoạt động thảm sát dân thường, thanh trừng sắc tộc và tôn giáo, tấn công, chiếm lĩnh nhiều vùng lãnh thổ tại Iraq và Syria. Tổ chức IS không chỉ gia tăng các hoạt động quân sự, bạo lực tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi mà còn đã và đang mở rộng ảnh hưởng tới các khu vực khác trên thế giới với việc tuyển mộ hàng chục ngàn chiến binh nước ngoài, kêu gọi đánh bom khủng bố, ám sát các nhà lãnh đạo cao cấp của các quốc gia Châu Âu, hay có dự định sử dụng vũ khí hóa học…

Để có nhiều hơn lý luận khoa học và hiểu rõ hơn vấn đề này, tháng 05/2020, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản cuốn sách chuyên khảo với tựa đề: “Nhà nước Hồi giáo tự xưng và những ảnh hưởng đến chính trị, xã hội ở Trung Đông - Bắc Phi” do TS. Lê Đức Hạnh chủ biên. Cuốn sách là ấn phẩm mới nhất, cung cấp cách nhìn tổng thể và toàn diện về Nhà nước Hồi giáo (IS) với những ảnh hưởng xấu từ tổ chức phiến quân IS đối với cộng đồng Hồi giáo ở Trung Đông - Bắc Phi, đối với tình hình xã hội, chính trị ở khu vực này nói chung và đưa ra những dự báo cho những diễn biến có thể xảy ra cho các khu vực khác như Châu Á, Châu Âu dưới góc độ an ninh, chính trị, xã hội, quan hệ quốc tế, văn hóa, tôn giáo…

Ngoài Lời nói đầu, nội dung cuốn sách được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1. Quá trình hình thành và hoạt động của nhà nước Hồi giáo tự xưng

Phần này bao gồm 2 nôi dung chính: (1). Sự ra đời và phát triển của IS; (2). Hoạt động của IS. Đánh giá về nguyên nhân hình thành và bản chất của IS nhóm tác giả cho rằng trước hết đó là môi trường văn hóa, tôn giáo Hồi giáo ở Trung Đông, rất dễ để có thể nhận thấy, tất cả các chiến binh của IS đều là tín đồ cuồng tín của Hồi giáo. Thứ hai, đó là bối cảnh phức tạp của khu vực được tạo ra do các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và cuộc biến động chính trị - an ninh tại Trung Đông. Chính bối cảnh đói nghèo, thiếu công ăn việc làm, bất bình đẳng đã khuyến khích chủ nghĩa cực đoan (bao gồm cả chủ nghĩa dân tộc cực đoan lẫn chủ nghĩa tôn giáo cực đoan) phát triển. Thứ ba, đó là sự chán nản, thất vọng và căm ghét các chế độ độc tài ở Trung Đông và sự căm thù các thế lực ngoại bang đã can thiệp vào Trung Đông và chống lưng cho các chế độ độc tài đó. Thứ tư, cuộc khủng hoảng Syria năm 2011 đã dẫn đến sự xuất hiện nhiều nhà nước thất bại, làm thiếu đi những chính phủ đủ sức đủ sức quản lý an ninh quốc gia và có tầm ảnh hưởng ra toàn khu vực. Để lấp vào khoảng chốn thiếu hụt đó, tổ chức IS đã khôn khéo, xảo quyệt khuếch trương được thế lực của mình, biến ước mơ và lý tưởng xây dựng Nhà nước Hồi giáo thống nhất toàn Trung Đông dần thành hiện thực.

Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, nhà nước Hồi giáo tự xưng đã thay đổi với nhiều tên gọi khác nhau. Bên cạnh đó, IS lớn mạnh là nhờ tận dụng sự căng thẳng giữa người Hồi giáo dòng Sunni và Shiite. Bên cạnh đó, việc Mỹ chiếm đóng Iraq và đất nước Syria chìm trong cuộc nội chiến kéo dài trong 3 năm cũng đã tạo ra khoảng trống để tổ chức này lớn mạnh và IS đã trở thành một trong những tổ chức vũ trang cực đoan nguy hiểm nhất và là tổ chức khủng bố tàn bạo nhất thế giới, trên cả AL Qaeda…

Chương 2. Ảnh hưởng của Nhà nước Hồi giáo tự xưng đối với xã hội - chính trị ở các nước trong khu vực Trung Đông - Bắc Phi

Trên cơ sở phân tích các vấn đề liên quan đến ảnh hưởng của Nhà nước Hồi giáo tự xuwg đối với xã hội - chính trị Iraq, Syria và một số nước khác trong khu vực Trung Đông - Bắc Phi, nhóm tác giả nhận định: Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) về mặt tư tưởng, hầu như không có sự khác biệt với các phong trào thánh chiến Hồi giáo cấp tiến khác. Nhưng về mặt hiện diện địa lý, IS khác biệt với phần còn lại, tổ chức này coi mình là phần hạt nhân mà từ đó một nhà nước Hồi giáo xuyên quốc gia sẽ phát triển, và nó đã tạo lập ở Syria và Iraq như một thực thể địa lý. Tổ chức này kiểm soát một khu vực đã được xác định khá rõ ràng ở hai nước, có một quân đội thông thường.

Mối đe dọa lãnh thổ mà IS đã tạo ra được là một con lốc lôi kéo các cường quốc ở khu vực và toàn cầu. Sự hiện diện của tổ chức này vừa lạ thường lại vừa không thể phớt lờ vì nó là một thực thể lãnh thổ. Kết quả là các quốc gia đã buộc phải tái điều chỉnh các chính sách và quan hệ của họ với nhau. Ở nơi người Sunni từng yếu kém và phân tán, IS đã trở thành một lực lượng đáng kể ở khu vực phía bắc và phía tây Baghdad, gây ra mối đe dọa đối với việc sản xuất dầu lửa của người Kurd và sự quản lý của Iraq. Bên cạnh đó, IS đã đạt được điều khó tưởng tượng nổi ở Trung Đông bằng việc đoàn kết những kẻ thù cay độc nhất vào mục đích chung. Sức mạnh của IS phản ánh sự bùng nổ chính trị bên trong ở phần lớn Trung Đông, từ sự sụp đổ chế độ độc tài đảng Baath của Saddam Hussein đến sự dạn nứt của chế độ độc tài Syria của Bashar Al-Assad tiếp sau các cuộc nổi dậy Arab được biết tới là phong trào Mùa xuân Arab. Do đó, IS vừa là sản phẩm vừa là kể chủ mưu của sự thù địch Sunni - Shiite sâu sắc hơn bao giờ hết từ Bahrain đến Liban…

Chương 3. Những vấn đề đặt ra từ những ảnh hưởng của Nhà nước Hồi giáo tự xưng.

Trên cơ sở phân tích những vấn đề liên quan đến xã hội, chính trị, tôn giáo, sắc tộc, văn hóa, quan hệ quốc tế, an ninh khu vực, an ninh toàn cầu, bản chất của Nhà nước Hồi giáo tự xưng, nhóm tác giả đã có đưa ra được những dự báo về IS và về cuộc chiến chống lại IS của cộng đồng quốc tế. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh: Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đang tiếp tục đặt ra các thách thức nghiêm trọng đối với không chỉ khu vực Trung Đông mà còn đối với toàn thế giới. Do vậy, đối với cộng đồng quốc tế, cần tiếp tục xây dựng cộng đồng chống lại chủ nghĩa khủng bố; thiết lập nhiều hơn các chương trình nghị sự liên quan đến chống khủng bố, tăng cường sự đồng thuận chống chủ nghĩa khủng bố thông qua các phương tiện truyền thông nhằm vạch trần các hành động của IS và mức độ nguy hại của nó nhằm tăng cường môi trường dư luận xã hội phục vụ tốt cho các chiến dịch chống khủng bố; củng cố nền tảng dân ý của chống khủng bố; xử lý ổn thỏa các vấn đề dân tộc, tôn giáo ở cấp độ quốc gia; tăng cường phối hợp quốc tế trong mục tiêu chống IS; có các biện pháp trừng trị nghiêm đối với những phần tử hồi giáo bị tình nghi có liên quan đến các vụ án hoặc rêu rao tư tưởng cực đoan; thiết lập cơ chế quản lý thực sự hiệu quả trong nội bộ Châu Âu; tăng cường phối hợp quốc tế trong hoạt động tình báo; phòng ngừa và đấu tranh với vấn đề cực đoan hóa; Cần có sự lựa chọn hợp lý hơn trong việc xem xét tính hiệu quả của các cách thức tiêu diệt IS…

Có thể nói, cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu nghiêm túc được nhóm tác giả tham khảo, phân tích và tổng hợp dựa các nguồn tư liệu uy tín. Với những nội dung được phân tích sắc sảo, hy vọng cuốn sách sẽ cung cấp nguồn thông tin tham khảo bổ ích cho độc giả, những người quan tâm tới vấn đề này.