Nhà máy smc đồng nai có bao nhiêu công nhân năm 2024

Trước đó, tháng 6/2023, Trường Đại học Lạc Hồng và Công ty Trách nhiệm hữu hạn SMC Manufacturing Việt Nam thuộc Tập đoàn SMC Nhật Bản đã ký kết hợp tác chiến lược. Trong đó, có việc SMC Việt Nam tài trợ thiết bị Phòng thí nghiệm tự động hóa SMC Automation Lab cho Trường đại học Lạc Hồng trị giá hơn 6,5 tỷ đồng.

Ngoài ra, Đại học Lạc Hồng cũng nhận được sự đồng hành của Công ty Trách nhiệm hữu hạn SMC Manufacturing Việt Nam về tài trợ các gói thiết bị khí nén và công nghệ tự động hóa cho hoạt động chế tạo robot, hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

Đến đầu tháng 4/2024, Công ty Trách nhiệm hữu hạn SMC Manufacturing Việt Nam hoàn thành chuyển giao hoàn chỉnh phòng thí nghiệm cho Trường đại học Lạc Hồng với hàng nghìn thiết bị khí nén, công nghệ tự động hóa hiện đại, tiêu chuẩn cao.

Nhà máy smc đồng nai có bao nhiêu công nhân năm 2024

Các đại biểu cắt băng đánh dấu mốc chính thức Phòng thí nghiệm tự động hóa đi vào hoạt động.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp này còn giúp nhà trường đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ giảng viên ngành cơ điện-điện tử về lĩnh vực khí nén và tự động hóa, trang bị các phần mềm giảng dạy vận hành thiết bị khí nén, tự động hóa thực tế.

Trong năm 2023 và 2024, Công ty Trách nhiệm hữu hạn SMC Manufacturing Việt Nam còn tài trợ cho sinh viên Trường đại học Lạc Hồng nhiều gói thiết bị khí nén và tự động hóa phục vụ chế tạo robot để tham dự Cuộc thi sáng tạo robocon Việt Nam.

Tập đoàn SMC của Nhật Bản hiện đã đầu tư nhà máy sản xuất thiết bị khí nén và công nghệ tự động hóa tại Khu công nghiệp Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với diện tích 26ha và đang tiếp tục mở rộng nhà máy. Đây là một trong những nhà nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và cung cấp thiết bị khí nén lớn nhất thế giới.

Nhà máy smc đồng nai có bao nhiêu công nhân năm 2024

Tiến sĩ Lâm Thành Hiển (bên trái), Hiệu trưởng Trường đại học Lạc Hồng tiếp nhận bảng biểu trưng Phòng thí nghiệm trị giá hơn 6,5 tỷ đồng từ đại diện Tập đoàn SMC.

Trong khi đó, Đại học Lạc Hồng là trường đại học đầu tiên được thành lập trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vào năm 1997. Từ 70 cán bộ, giảng viên và nhân viên khi mới thành lập, đến nay nhà trường hơn 500 người, trong đó, có 20 giáo sư, phó giáo sư, 72 tiến sĩ, 244 thạc sĩ.

Trong hơn 26 năm qua đã có hơn 40 nghìn sinh viên, học viên Đại học Lạc Hồng tốt nghiệp ra trường, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Đồng Nai, khu vực phía nam và cả nước. Hiện nay, Đại học Lạc Hồng đang đào tạo 22 ngành đại học, 8 ngành thạc sĩ và 2 ngành tiến sĩ với 8 nghìn sinh viên, học viên theo học.

Nhà máy smc đồng nai có bao nhiêu công nhân năm 2024

Sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng tham gia thực hành tại Phòng thí nghiệm tự động hóa.

Đối với lĩnh vực chuyển giao công nghệ, Đại học Lạc Hồng là một trong những cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của cả nước trong đổi mới công nghệ, có nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Nhiều năm liền trường đạt giải cao nhất tại cuộc thi Robocon toàn quốc và khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhà trường đang phấn đấu xây dựng trở thành trường đại học ứng dụng hàng đầu cả nước vào năm 2030.

Tập đoàn SMC (Nhật Bản) đã có cơ sở sản xuất tại tỉnh Đồng Nai và đang nghiên cứu mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam.

Nhà máy smc đồng nai có bao nhiêu công nhân năm 2024
Làm việc với Bộ Công thương, lãnh đạo Tập đoàn SMC cho biết, Tập đoàn đang có ý định mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Đó là chia sẻ của ông Maruyanma Susumu, Giám đốc điều hành Tập đoàn SMC trong buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải. Đồng thời tin tưởng việc mở rộng hoạt động kinh doanh sẽ góp phần phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và xây dựng chuỗi cung ứng nội địa.

SMC là tập đoàn chuyên sản xuất các linh kiện cho máy móc tự động như chất bán dẫn, ô tô, đồ gia dụng, thực phẩm và thiết bị y tế. SMC có thị phần lớn trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị, linh kiện khí nén cho máy móc tự động.

Tại Việt Nam, Tập đoàn đã có cơ sở sản xuất tại tỉnh Đồng Nai và đang nghiên cứu tăng thêm vốn đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất.

Ông Maruyanma Susumu nói, mục tiêu trung hạn của SMC là phát triển thị trường toàn cầu, trong đó với các thị trường đã có dự án như Việt Nam, sẽ dự toán ngân sách chi phí vốn, thiết lập kế hoạch kinh doanh liên tục, tăng cường chuỗi cung ứng, chuyển đổi số…

Đại diện Tập đoàn SMC mong muốn tìm hiểu các chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam đối với doanh nghiệp Nhật Bản và được Bộ Công thương hỗ trợ khi tiến hành mở rộng hoạt động sản xuất.

Với định hướng phát triển về công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam của SMC, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, tầm nhìn, mục tiêu kinh doanh của Tập đoàn SMC phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam, nhất là định hướng phát triển công nghiệp trong đó có phát triển công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, Bộ Công thương sẽ tạo điều kiện tốt nhất để Tập đoàn SMC, SMC Manufacturing Việt Nam trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư mở rộng.

Tập đoàn SMC được thành lập vào năm 1959 tại Nhật Bản, hiện nay đã có 500 văn phòng bán hàng ở 83 quốc gia cùng hệ thống nhà máy sản xuất ở 30 nước trên thế giới.

Công ty TNHH SMC Manufacturing (Việt Nam) được thành lập từ năm 2014 sản xuất các loại thiết bị điều khiển tự động như các loại xi lanh, van, cụm van, đế van… (bao gồm công đoạn xi mạ); các thiết bị điều khiển tự động (không bao gồm công đoạn xi ma); vỏ xi lanh; ống nhựa cho thiết bị điều khiển tự động (bao gồm công đoạn in); chi tiết thiết bị khí nén … với gần 2.000 lao động.

SMC Manufacturing (Việt Nam) hợp tác và tài trợ các trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Bách khoa, Đại học Lạc Hồng, Đại học Đồng Nai…