Nguyên nhân vì sao voi cần được bảo tồn

(TN&MT) - Khoảng 10 năm trở lại đây, nạn săn bắt voi trái phép, phá rừng diễn ra trên diện rộng đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của loài voi - một biểu tượng văn hóa Tây Nguyên.

Voi bị săn bắt trái phép

Theo số liệu từ Trung tâm Bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk, tình trạng săn bắn voi tại tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua có chiều hướng gia tăng. Tính riêng trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2014 có 17 con voi bị chết, có 5 trường hợp chết do bị bắn, sau đó lấy các bộ phận như: ngà, lông đuôi…

Tình trạng săn bắn, giết hại voi, đặc biệt là voi đực để lấy ngà đã gây ảnh hưởng lớn đến cấu trúc bầy đàn và là một nguyên nhân gây suy giảm quần thể voi hoang dã. Số voi đực trong đàn bị giảm thiểu dẫn tới tỷ lệ đực - cái mất cân bằng, dẫn đến việc sinh sản của voi hoang dã bị giảm nghiêm trọng.

Bên cạnh săn bắt, tình trạng buôn bán, tiêu thụ các sản phẩm từ voi như: ngà voi, xương voi, lông đuôi voi diễn ra khá nhức nhối trên thị trường. Chính điều này tiếp tay cho nạn săn bắn voi trái phép ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Không chỉ voi rừng bị săn bắt, mà nạn săn trộm voi nhà cũng diễn ra manh động.

Nguyên nhân vì sao voi cần được bảo tồn

Voi được người dân sử dụng làm công cụ để đưa khách du lịch ở Đắk Lắk

 “Voi nhà được cột phía sau nhà. Kẻ trộm thường chặt đứt đuôi để bán. Lông đuôi voi có chức năng xua đuổi ruồi muỗi, côn trùng, nếu không có nó voi rất dễ bị côn trùng tấn công gây bệnh. Vì vậy, việc chặt trộm đuôi voi để lấy lông làm các đồ mỹ nghệ gây hại trực tiếp cho tính mạng của voi”,  anh HBin, một người có kinh nghiệm nuôi voi lâu năm, bức xúc nói.

Nguy cơ bị tuyệt chủng

Theo nhận định của các chuyên gia trong nước và quốc tế, voi Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai không xa. Diện tích rừng bị thu hẹp do nạn chặt phá rừng trái phép khiến cho voi mất đi nơi cư trú và sinh sống.

Vì vậy, những năm gần đây, ở Tây Nguyên thường xuất hiện tình trạng voi hoang dã bỏ rừng kéo về phá nương rẫy để kiếm ăn, gây nguy hại đến tài sản và tính mạng của con người. Xung đột giữa người và voi tăng theo. Điển hình như năm 2013, đàn voi rừng khoảng 17 cá thể đã kéo về cách trung tâm huyện Ea Súp 5km.

Nguyên nhân vì sao voi cần được bảo tồn

Đuôi của voi ở khu du lịch Buôn Đôn bị vặt hết lông

Ông Đinh Công Xoan, Chủ tịch UBND xã Ea Pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông cho biết, người dân liên tục phản ánh bắt gặp voi rừng trong thời gian qua.

Đặc biệt, vào thời điểm đầu tháng 8 xuất hiện hai con voi trưởng thành liên tục phá hoại nương rẫy, hoa màu, hiện đã vào gần đến khu vực dân cư và rất hung dữ, chúng đã đuổi theo người dân đi làm nương rẫy, khiến nhiều người rất hoảng sợ. Xã đang kiến nghị các cấp ngành có giải pháp để đảm bảo an toàn cho người dân.

Theo báo cáo của Trung tâm Con người và Thiên nhiên, những năm 1990, nước ta có từ 1.500 - 2.000 cá thể voi hoang dã, nhưng nay chỉ còn khoảng 124 đến 148 cá thể, phân bố tại 8 tỉnh, bao gồm: Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai, Bình Phước, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam. Sự suy giảm số lượng các cá thể voi là hồi chuông báo động khi môi trường hoang dã của chúng ngày một bị thu hẹp.

Cần có biện pháp bảo tồn  bền vững

Phân loài voi sinh sống tại Việt Nam là voi Châu Á, được xếp vào bậc Nguy cấp trong danh mục Sách Đỏ của IUCN, bậc Cực kỳ nguy cấp theo Sách Đỏ Việt Nam và nằm trong Phụ lục I của Công ước CITES. Bảo tồn voi đã rất cấp bách.

Kế hoạch hành động khẩn cấp đến năm 2020 để bảo tồn voi ở Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2012. Tiếp đó, Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020” năm 2013. Tuy nhiên, để bảo tồn đàn voi, cần có thêm các biện pháp đồng bộ liên quan đến nhiều Bộ, ngành, địa phương.

Nguyên nhân vì sao voi cần được bảo tồn

Hai cá thể voi rừng trưởng thành xuất hiện ở khu vực rẫy người dân ở huyện Cư Jút (Đắk Nông)

Theo các chuyên gia, ngoài việc bảo tồn sinh cảnh cho voi, xử lý nghiêm các hành vi săn bắt và mua bán các sản phẩm từ voi, cần có sự vào cuộc sát sao của các cơ quan chức năng tại địa phương trong công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ đàn voi cho người dân, giúp họ giảm thiệt hại tại những vùng hay xảy ra xung đột với voi; đồng thời, phải tạo nguồn sinh kế lâu dài cho người dân, định hướng trồng trọt các loại cây không thu hút voi, bảo vệ môi trường sống cho voi và khi vấn đề bảo tồn nguồn gen quý loài voi được cộng đồng biết đến rộng rãi sẽ giúp cho việc bảo tồn voi ngày một tươi sáng hơn.

Theo nguồn tin từ Vientiane Times: Saola được Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp vào Sách đỏ về mối nguy hiểm của chúng.

Nguyên nhân vì sao voi cần được bảo tồn

Source: Internet

Theo ngài William Robichaud – Điều phối viên nhóm công tác Liên minh IUCN/SSC về Saola cho biết: Việc giảm số loài Saola với nguyên nhân chính là do chúng bị săn bắn trong môi trường sống. Tuy nhiên, do sự phớt lờ và thiếu đầu tư vào chiến lược bảo tồn loài Saola của con người nên dân số của chúng hiện nay vẫn chưa được xác minh. Ước tính chỉ còn khoảng giữa 10 đến 400 con. Ông William Robichaud nhấn mạnh: Vấn đề quyết định ở đây là chúng ta cần phải bảo vệ loài động vật quý hiếm này, nhưng điều quan trọng là chúng ta nên có chiến lược bảo vệ chúng sớm hơn.

Saola được xem là loài thú bị đe dọa hơn loài hươu đùi vằn Châu Phi. Nó được tìm thấy ở dãy núi Trường Sơn (Annamites) giữa Lào và Việt Nam. Hiện nay, nó là loài động vật có vú đang gặp nguy hiểm nhất ở Châu Á và đang được so sánh với loài tê giác Đông Nam Á và trâu rừng. Có 2 lí do để bảo tồn loài Saola:
Thứ nhất, một số loài động vật có xương sống ở Đông Nam Á đang bị đe dọa vì việc mua bán động vật hoang dã của loài người với mục đích để lấy thịt hoặc làm thuốc như rùa, rắn, tê tê, tê giác, động vật linh trưởng, gấu và mèo. Trong khi không giống với loài tê giác, nhiều phương pháp được sử dụng một cách bừa bãi bởi các thợ săn, như gài bẫy, điều này dẫn đến loài sao la đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Lí do thứ hai là môi trường sống của Saola là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất trên thế giới. Kể từ khi loài Saola được phát hiện vào năm 1993, ít nhất có hai loài: hưu, thỏ và một số loài chim và hầu hết là gia đình động vật có vú được tìm thấy tại dãy núi Trường Sơn. Ngoài ra, còn có một số loài động thực vật, cá được biết đến, như loài khỉ châu Á, khỉ Francois và vượn trắng…. Nếu bảo tồn Saola thành công thì đó như một loại tàu đôn đốc, có nghĩa là bảo tồn hệ sinh thái ở Trường Sơn và hàng nghìn loài khác.

Tóm lại, đối với mỗi cá nhân và tổ chức, hãy nhìn nhận vào tầm quan trọng của nó, đóng góp tích cực để bảo tồn đa dạng sinh học của trái đất. Cho đến bây giờ, việc bảo tồn Saola thực hiện chưa được toàn diện vì nổ lực của con người còn kém và không được nhận khoản tài trợ hoặc hỗ trợ kinh phí. Ông Robichaud cho biết thêm: Hành động trung gian cần được cải thiện như, giảm việc sử dụng bẫy. Do đó, từ quá trình nghiên cứu, nhằm phát triển phương pháp một cách hiệu quả là phải đặt Sao la trong lĩnh vực ưu tiên hàng đầu.

Từ quan điểm bảo tồn, cần phải tăng cường nhận thức chiến dịch phát triển, kết hợp với các thiện nguyện viên, tổ chức phi chính phủ, người dân địa phương về việc bảo tồn Saola vì chúng được xem là một trong những khám phá động vật ngoạn mục của thế kỷ 20.

ThienNhien.Net – Từ khi sự sống bắt đầu hình thành trên Trái đất, rất nhiều loài sinh vật đã xuất hiện và biến mất do những thay đổi về các điều kiện vật lý cũng như sinh học của tự nhiên. Nhiều người cho rằng việc các loài biến mất là một phần tất yếu của quy luật tự nhiên. Thế nhưng nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng tốc độ tuyệt chủng của các loài trong thời gian gần đây nhanh hơn gấp nhiều lần so với trước kia.

Hiện tại, có khoảng 1.556 loài được xác định là có nguy cơ tuyệt chủng hoặc gần tuyệt chủng và cần được bảo vệ. Các khu rừng nhiệt đới – nơi trú ẩn của một nửa số sinh vật hiện tồn tại trên trái đất cũng đang bị thu hẹp hàng trăm nghìn ha mỗi năm. Vô số loài đã biến mất khi môi trường sống của chúng bị phá hủy. Nói cách khác, tốc độ tuyệt chủng của các loài hiện nay không hoàn toàn là do tự nhiên nữa. Việc bảo tồn sự đa dạng của các loài động thực vật trong tự nhiên đang là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết.

Hãy cũng nhìn lại những lợi ích tự nhiên mang lại cho con người 

Đa dạng sinh học 

Hiện có khoảng 10 tới 15 triệu loài sinh vật sinh sống trên hành tinh của chúng ta. Tất cả các cá thể sống đều là một phần của mạng lưới phức tạp, cân bằng một cách tinh vi gọi là sinh quyển. Ngược lại, sinh quyển của trái đất của tạo nên bởi vô số các hệ sinh thái – bao gồm các loài động thực vật và môi trường sống tự nhiên của chúng. Không ai có thể biết một cách đầy đủ các loài có tác động như thế nào tới nhau trong cùng một hệ sinh thái nhưng sự biến mất của một loài sẽ gây nên phản ứng dây chuyền, ảnh hưởng tới rất nhiều loài khác. Đặc biệt đối với các loài có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái thì sự tuyệt chủng của chúng có thể dẫn đến những hậu họa khó lường.

Nguyên nhân vì sao voi cần được bảo tồn
Sói xám được cho là một trong những loài động vật có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái (Ảnh: NatGeo)

Đóng góp về y học 

Trong cuộc đấu tranh sinh tồn không có hồi kết với những loài sinh vật khác, nhiều loài động vật hoang dã đã tự tìm ra vô vàn cách để kháng vi khuẩn và các tế bào gây ung thư. Chúng có thể tạo ra các phân tử mới lạ mà các nhà hóa học chưa từng biết tới. Việc tìm hiểu và nghiên cứu về đặc tính này của các loài có thể giúp các nhà khoa học tìm ra những phương pháp chữa bệnh mới, hiệu quả cho những căn bệnh tưởng chừng như vô phương cứu chữa.

Thêm nữa, trong cơ thể của nhiều loài động thực vật còn chứa các chất hóa học hữu ích, phục vụ cho việc sản xuất dược phẩm. Nhiều loại thuốc kháng sinh, chất chống ung thư, thuốc giảm đau và thuốc chữa bệnh máu khó đông hiện nay có nguồn nguyên liệu là từ động vật hoang dã. Trên thực tế, hơn 1/4 số đơn thuốc được kê ở Mỹ hàng năm có chứa các chất tìm thấy trong các loài động thực vật. Do đó, nếu những loài này bị làm tổn hại trước khi lợi ích y học của chúng được biết đến thì những bí mật này cũng sẽ biến mất theo.

Nguyên nhân vì sao voi cần được bảo tồn
Nhện đen Nam Âu (Ảnh: fws.gov)

Lợi ích nông nghiệp 

Nhiều loài sinh vật tưởng chừng như vô dụng cũng đang bắt đầu cho thấy những lợi ích quan trọng  trong ngành nông nghiệp. Những người nông dân đang sử dụng côn trùng và các loài động vật ăn sâu bọ để tiêu diệt sâu bọ gây hại cho mùa màng cũng như sử dụng các giống cây trồng chứa các độc tố tự nhiên đẩy lùi các loài côn trùng gây hại. Chúng được gọi là thiên địch và trong nhiều trường hợp, đây là biện pháp thay thế không những an toàn, hiệu quả mà còn thân thiện với môi trường và ít tốn kém hơn các loại thuốc hóa học tổng hợp.

Nguyên nhân vì sao voi cần được bảo tồn
Một nông dân tỉnh An Giang với tổ ong mật (Ảnh: Dân Trí)

Nguồn cung thực phẩm

Theo ước tính có khoảng 80.000 loài thực vật có thể ăn được, trong số đó khoảng dưới 20 loài đang cung cấp 90% lương thực cho toàn thế giới. Nếu những loài chưa được tận dụng còn lại được dự trữ hay bảo tồn thì con người sẽ có đủ thức ăn cho số dân đang không ngừng tăng lên.

Nguyên nhân vì sao voi cần được bảo tồn
Mỗi năm châu Á và châu Phi mất 40% sản lượng lúa do lũ lụt (Ảnh: ehow.com)

 Điều tiết môi trường 

Nhiều sinh vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá chất lượng môi trường. Ví dụ như sự sụt giảm nhanh chóng về số lượng đại bàng đầu bạc và chim ưng vào giữa thế kỷ 20 là lời cảnh báo mạnh mẽ về mức độ nguy hiểm của DDT – một loại thuốc trừ sâu mạnh từng được sử dụng rộng rãi nay tích tụ lại trong mô của cơ thể động vật (làm suy yếu khả năng sinh sản và cản trở quá trình ấp trứng thành công của các loài động vật này). Những loài sinh vật có khả năng chỉ thị môi trường sẽ cảnh báo con người về tác động của biến đổi khí hậu và các chất gây ô nhiễm tới môi trường.

Nguyên nhân vì sao voi cần được bảo tồn
Đại bàng đầu bạc (Ảnh: animalsw)

Giá trị kinh tế

Một số lợi ích từ các loài động thực vật là có thể đong đếm được bằng giá trị kinh tế. Theo Ban quản lý vườn quốc gia và động vật hoang dã bang Tesax, Hoa Kỳ,  xem chim là hoạt động giải trí ngoài trời phát triển nhanh nhất, ước tính mỗi năm đóng góp khoảng 400 triệu đô la vào ngân sách của bang. Nghiên cứu của Cục Bảo vệ Động vật hoang dã và Thủy sản Hoa Kỳ cũng cho biết hoạt động quan sát môi trường tự nhiên – không chỉ tính riêng hoạt động ngắm chim – đã thu về 85 tỉ đô la cho Hoa Kỳ trong năm 2001.

Nguyên nhân vì sao voi cần được bảo tồn
Du khách xem chim tại bang Tesax, Mỹ (Ảnh: fws.gov)

Những giá trị vô hình

Bên cạnh những giá trị về mặt y tế, kinh tế và khoa học kỹ thuật, rất nhiều loài động vật hoang dã còn mang lại niềm cảm hứng cho vô vàn tác giả, nghệ sĩ và tất cả những ai quan tâm tới sự đa dạng của thế giới tự nhiên. Hàng loạt các triển lãm ảnh về các loài động thực vật hoang dã đã được tổ chức trên toàn thế giới, thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận. Tiêu biểu như hai triển lãm ảnh khai mạc ngày 24/9 tại công viên Gia Định, TP HCM và công viên Hòa Bình, Hà Nội nằm trong chuỗi các hoạt động thường kỳ được tổ chức tại các khu vực đô thị ở Việt Nam trong năm 2011.

Nguyên nhân vì sao voi cần được bảo tồn
Bức họa đôi chim nổi tiếng của họa sĩ John James Audubon (Ảnh: naturatours)

Biện pháp nào giúp các loài thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng

199 nước trên thế giới đã ký Công ước Đa dạng sinh học để bảo vệ các loài có nguy cấp và đe dọa tuyệt chủng.

Một ý tưởng thú vị khác nhằm giảm bớt những khó khăn của bài toán biến mất của các loài và chuẩn bị kế hoạch sẵn sàng cho tương lai là thành lập “các ngân hàng gen”, lưu giữ mẫu gen của tất cả các loài động thực vật trong tự nhiên. Mặc dù không thể tìm kiếm, tích lũy được mẫu gen của tất cả các loài sinh vật trên trái đất nhưng các nhà nghiên cứu hy vọng có thể thu thập, bảo quản mẫu gen của một số loài quý hiếm qua phương pháp bảo quản lạnh.

Frozenark của Anh là một ngân hàng gen tiêu biểu, có mục tiêu thu thập được khoảng 16.000 mẫu gen của các loài có nguy cơ tuyệt chủng và lưu giữ nguồn gen này khỏe mạnh nhất có thể trong vòng 50 năm tới. Những công trình như Frozenark sẽ đem lại cái nhìn toàn diện hơn về đời sống sinh vật học của nhiều loài động thực vật khác nhau.  Một khi những công trình này thành công, nỗi lo tuyệt chủng của các loài sẽ giảm bớt.

Ngoài ra, nâng cao nhận thức và hiểu biết của con người về môi trường tự nhiên cũng là việc làm hết sức thiết thực. Các khóa học đạo đức cho học sinh, các chương trình đào tạo về sinh thái học và quản lý đa dạng sinh học sẽ khiến xã hội nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của môi trường, ngăn chặn các hành vi vi phạm đạo đức trong cuộc sống, nghiên cứu và quản lý.

Mỗi loài đều có những giá trị ẩn sâu bên trong. Việc làm biến mất hẳn một loài sinh vật được ví như việc xé những trang giấy ra khỏi cuốn vở  nhưng chưa kịp đọc. Có vẻ như chúng ta đã quá quen với việc môi trường tự nhiên vô cùng đa dạng mà quên mất rằng các loài động vật hoang dã cũng cần được bảo vệ. Vì vậy, chúng ta hãy hành động trước khi quá muộn!