Nguyên nhân tắc tia sữa

Tắc tia sữa là tình trạng lòng ống dẫn sữa bị hẹp bít khiến sữa không thể chảy ra ngoài một cách dễ dàng, lâu dần sẽ dồn ứ lại và gây tắc. Ở những chỗ tắc sẽ hình thành các cục cứng chính là sữa bị đông kết.

Sữa không chảy ra ngoài được trong khi sữa mới vẫn được sản xuất ra khiến cho tình trạng tắc càng thêm nặng nề, gây căng giãn và chèn ép các ống dẫn sữa khác. Tình trạng tắc tia sữa nếu không được xử lý sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm hơn như áp xe vú, nhiễm khuẩn vú…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa. Dưới đây là một vài nguyên nhân chính.

Nguyên nhân tắc tia sữa

Ảnh minh họa

Mẹ quá nhiều sữa

Trường hợp mẹ quá nhiều sữa bé bú không hết và mẹ không vắt hoặc dùng máy hút kiệt sữa sẽ khiến cho lượng sữa dư thừa tồn đọng trong ống dẫn sữa. Sữa tồn vẫn tồn đó, sữa mới lại không ngừng được sản xuất ra khiến cho tình trạng thừa sữa và tồn sữa càng thêm trầm trọng. Sữa không được thoát ra ngoài sẽ dẫn đến vón cục, gây tắc tia sữa. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tắc tia sữa sau sinh mà rất nhiều sản phụ gặp phái.

Mới sinh

Vài ngày sau sinh, sữa bắt đầu được sản xuất nhiều nhưng lại chưa thể chảy ra hoặc do bé chưa ngậm đúng khớp ngậm khiến sữa không chảy được ra hết dẫn đến ứ đọng gây tắc tia sữa. Hầu hết sản phụ sau sinh ai cũng từng bị tắc tia sữa nổi cục trong những ngày đầu sau sinh. Nhiều mẹ còn bị sốt nhẹ. Hiện tượng này không quá đáng lo. Mẹ chỉ cần cho bé bú và vắt sữa là sẽ khỏi.

Con chưa ngậm đúng khớp ngậm

Em bé luôn được mẹ cho bú nhưng con chưa ngậm đúng khớp ngậm khiến sữa không được đẩy hết ra ngoài. Mặc dù con vẫn ngậm vẫn mút nhưng lại không bú được hết sữa mà mẹ sản xuất ra. Lượng sữa thừa sẽ ứ đọng lại và dần dần gây tắc tia sữa.

Bé không bú thường xuyên

Sữa liên tục được sản xuất bên trong bầu ngực mẹ. Tuy nhiên, nếu bé không bú thường xuyên, mẹ lại không hút sữa sẽ dễ dẫn đến tắc tia sữa. Thông thường, lúc mới sinh mẹ nên cho con bú sau 2 – 3 giờ mỗi cữ. Nếu khoảng cách giữa các cữ quá lâu, trên 5 tiếng thì rất dễ gây tắc tia sữa.

Nhiễm khuẩn

Một nguyên nhân khác gây tắc tia sữa là do nhiễm khuẩn. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường máu hoặc do mẹ vệ sinh núm vú không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Khi bị nhiễm khuẩn, ống dẫn sữa sẽ bị viêm, chít hẹp lại khiến cho sữa không chảy ra ngoài được. Lâu dần sữa tích tụ gây tắc tia.

Stress, căng thẳng

Có thể bạn không biết nhưng tâm trạng ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất sữa. Nếu mẹ luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, thường xuyên lo lắng thì sẽ nhiều vấn đề về sữa như: ít sữa, tắc tia sữa…

Ngực chịu áp lực

Bầu ngực của mẹ đang không ngừng sản xuất sữa nên sẽ trở nên căng tức hơn. Nếu mẹ mặc áo ngực quá chật, mặc quần áo bó có thể khiến ngực chịu sức ép, các ống dẫn sữa cũng chịu tác động. Khi ống dẫn sữa bị chèn ép rất dễ gây tắc tia sữa do dòng sữa không được lưu thông thuận lợi. Ngoài ra, thường xuyên nằm sấp cũng có thể gây ra tình trạng này.

Lan Uyển (t/h)

Tắc tia sữa là một trong những bệnh gặp khá phổ biến ở phụ nữ sau sinh, nhất là trong giai đoạn hậu sản. Bệnh thường gây ra những khó chịu và đau đớn khiến sản phụ hoang mang, lo lắng, thậm chí muốn từ bỏ việc cho con bú. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây tắc tia sữa là điều cần thiết để các chị em có thể phòng tránh được nguy cơ mất sữa do tắc tia sữa.

Tắc tia sữa là gì?

Cấu tạo bầu vú của người phụ nữ gồm rất nhiều ống dẫn làm hoạt động dẫn sữa từ các nang sữa về các xoang chứa sữa nằm ngay sau quầng vú. Dưới hoạt động bú mút của trẻ, sữa sẽ được tống đẩy ra ngoài.

Nguyên nhân tắc tia sữa

Dưới  hoạt động bú mút của trẻ, sữa sẽ được tống đẩy ra ngoài.

Nhưng khi một ống dẫn bị gập lại do tư thế hoạt động hoặc vì một lí do nào đó mà lòng ống dẫn bị hẹp bít lại (chèn ép từ ngoài vào hay bít tắc trong lòng ống), sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn bị tắc cứ căng phồng lên chén ép các ống dẫn khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lí, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.

Bít tắc có thể gặp ở bất kì vị trí nào trên ống dẫn sữa hoặc ngay tại xoang chứa sữa. Có thể bị tắc ở một ống dẫn, nhưng cũng có thể bị tắc cùng lúc ở nhiều ống dẫn.

Nếu ống dẫn sữa bị tắc lâu ngày mà không được chữa trị có thể dẫn tới nguyên nhân bị mất sữa, ít sữa

7 nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng tắc tia sữa

Dưới đây là những nguyên nhân gây nên hiện tượng tắc tia sữa, mẹ cần lưu ý để tránh:

- Mẹ không cho trẻ bú sớm và bú thường xuyên.

- Mẹ không day đều bầu sữa để thông sữa ngay sau sinh.

- Mẹ cho trẻ bú không đúng cách, không cho bé bú đủ cữ.

- Khi bé bú xong không vắt bỏ sữa thừa, sữa này đọng lại lâu gây ôi, tắc, ung nhũ.

- Mẹ không vệ sinh, lau rửa đầu vú sau khi cho bé bú tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào gây ra viêm tắc tuyến vú.

- Sản phụ có đầu ti bị thụt vào hoặc quá bằng phẳng, đầu ti quá to gây cản trở bé bú, bé sẽ có phản xạ cắn mút đầu ti hình thành nên những vết thương nhỏ, loét. Trẻ vẫn tiếp tục bú, cắn mút sẽ làm cho đầu ti của mẹ nứt rộng hơn, việc cho con bú trở nên khó khăn và mẹ cảm thấy đau đớn, lúc này mẹ cho con bú không đều hoặc không muốn cho con bú nữa sẽ dẫn đến tình trạng sữa ngày càng ứ đọng nhiều gây viêm tắc tuyến vú.

- Sản phụ bị căng thẳng tinh thần trong thời kỳ cho con bú hoặc chế độ dinh dưỡng cho người mẹ chưa hợp lý… cũng làm tăng nguy cơ tắc tia sữa.

Làm cách nào để phòng tắc tia sữa?

Để hạn chế tình trạng này, hạn chế sự đau đớn do sữa bị ứ đọng ở bầu ngực, các chị em cần chú ý các điều sau đây:

  • Trong thời kỳ mang thai, nếu núm vú thụt vào hoặc bằng phẳng, hàng ngày các mẹ cần chú ý dùng tay vê kéo dần ra ngoài để tạo điều kiện cho con bú dễ dàng hơn. Khi núm vú ngắn, miệng trẻ sơ sinh còn non sẽ khó ngậm được lâu dẫn đến tình trạng bé bỏ bú, chán vú mẹ làm cho sữa mẹ không thông, không chảy ra ngoài được, ứ đọng lâu ngày trong bầu ngực dẫn đến tắc sữa, ứ sữa.
  • Ngay sau khi sinh, mẹ cần day đều bầu sữa để thông sữa. Có thể vừa day vừa chườm ấm để kích thích tuyến sữa mẹ giãn nở từ đó dễ tiết ra hơn.
  • Sau khi sinh nửa giờ mẹ có thể cho bé bú ngay để tạo phản xạ kích thích, giúp sữa nhanh được tống đẩy ra ngoài.
  • Cho trẻ bú đúng giờ, mỗi lần bú khoảng 10 - 15 phút, không để trẻ ngậm đầu ti trong khi ngủ. Mỗi lần cho bé bú phải bú hết sạch bên này rồi mới đổi sang bên kia.
  • Vắt bỏ sữa thừa khi em bé không bú hết. Sữa thừa nếu không được vắt bỏ ra ngoài, để lâu ngày gây ung nhũ, bí tắc sẽ làm trầm trọng tình trạng tắc sữa.

Nguyên nhân tắc tia sữa

Hút sữa thừa giúp mẹ phòng tránh hiện tượng tắc tia sữa.

  • Mỗi lần cho con bú, sản phụ cần giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Khi vắt sữa nếu thấy có tia nào tắc hoặc chảy không thành dòng cần xoa vú cho mềm rồi vắt mạnh để thông ống dẫn sữa khi cho bú hoặc dùng máy vắt sữa thường xuyên để tránh tắc tia sữa.
  • Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh để cho cơ thể mệt mỏi, stress. Nên uống nhiều nước, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng: thịt, cá, trứng, sữa và các chất xơ từ rau quả, hạn chế ăn chất béo bão hòa…
  • Sau khi sinh, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để tránh nhiễm bệnh liên quan tới phong hàn (cảm lạnh).
  • Khi thấy một phần của vú bị sưng đỏ, sờ thấy nóng mẹ cần lập tức đi khám bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp thích hợp phòng tránh tắc tia sữa.

Mách mẹ một số mẹo chữa tắc tia sữa thông dụng tại nhà

Khi bị rơi bào tình trạng tắc tia sữa và đã biết rõ nguyên nhân tắc tia sữa, mẹ có thể áp dụng ngay một số bài thuốc, thảo dược dân gian giúp làm thông tắc tia sữa như: Thiên Môn Chùm, Cỏ Sữa Lá Nhỏ, Hoài Sơn, Ý Dĩ…. 

Ngoài ra, mẹ có thể dùng 1 nắm lá Đinh Lăng giã nát và cho vào miếng vải sạch, massage mỗi bầu vú 15 phút, ngày 2-3 lần để làm giảm sưng tấy, giảm cục cứng trên bầu vú.

Nguyên nhân tắc tia sữa

Lá đinh lăng giúp mẹ giảm sưng tấy, giảm cục cứng trên bầu vú.

Hoặc áp dụng một số biện pháp dân gian: đắp bầu ngực với một số nguyên liệu đã làm nóng như hành tím, cơm nếp, men rượu…

Trên đây là những nguyên nhân gây tắc tia sữa, biện pháp giúp mẹ phòng tránh hiện tượng này cũng như một số mẹo chữa tắc tia sữa mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà. Để biết cách phòng ngừa mất sữa ít sữa sau khi bị tắc sữa triền miê,  luôn đảm bảo đủ sữa cho con, sữa về nhiều, đặc, thơm, mát sau khi bị tắc tia sữa mời mẹ đọc bài viết TẠI ĐÂY.

Chúc mẹ luôn đủ sữa cho con bú!

Mai Anh (biên tập)

Nguyên nhân tắc tia sữa

Ích Mẫu Lợi Nhi là thương hiệu hàng đầu trong dòng sản phẩm lợi sữa, có thành phần 100% từ thảo dược với thành phần Shatavari - Thiên Môn Chùm giúp tăng 3,5 lần Prolactin (hoóc môn tạo sữa); được hàng trăm nghìn bà mẹ tin dùng bởi cơ chế 3 tác động giúp tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ nhanh chóng; được kiểm chứng an toàn bởi Viện Kiểm Nghiệm Thuốc Trung Ương

Giấy Xác Nhận Công Bố: 33359/2017/ATTP-XNCB

Giấy Xác Nhận QC: 01788/2017/XNQC-ATTP

Nguyên nhân tắc tia sữa

Lý do khiến hơn 500.000 bà mẹ tin tưởng và sử dụng Ích Mẫu Lợi Nhi. Xem chi tiết TẠI ĐÂY

Muốn sữa đủ cho con - dáng thon cho mẹ, mẹ hãy gọi ngay tới Tổng đài 18006642 (miễn cước) để các Dược sỹ tư vấn cho mẹ ngay nhé!

* Lưu ý: Đối với mỗi mẹ tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa và chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

* Sữa mẹ hình thành nhờ hoóc môn trên tuyến yên của võ não chính vì thế ngoài việc sử dụng Ích Mẫu Lợi Nhi để tăng tiết hoóc môn trên mẹ cũng cần kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, giữ tinh thần thoải mái, cho con bú thường xuyên để sữa về nhiều hơn, chất lượng hơn.


Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh*