Nguyên nhân huyết áp thấp là gì

Huyết áp thấp là tình trạng áp lực bơm máu yếu hoặc bị co mạch làm thể tích máu bị giảm đi. Đây là căn bệnh kéo dài, trong tình trạng nhẹ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng nếu không đề phòng, bệnh có thể là nguyên nhân dẫn đến một số căn bệnh nguy hiểm khác.

Cách đọc chỉ số huyết áp:

Bạn bị huyết áp thấp nếu có huyết áp thấp hơn 90/60, nghĩa là:

  • Huyết áp tâm thu (áp suất trong động mạch khi tim đập) từ 90 mmHg trở xuống.

  • Huyết áp tâm trương (áp suất động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa các lần đập) từ 60 mmHg trở xuống.

Nguyên nhân huyết áp thấp là gì

Nguyên nhân huyết áp thấp là gì

Nguyên nhân huyết áp thấp là gì

Nguyên nhân huyết áp thấp là gì

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của huyết áp thấp

Có 2 khả năng huyết áp thấp:

Huyết áp thấp mạn tính:

Khi bị huyết áp thấp mà không đi kèm triệu chứng, người bệnh có thể hòa hoãn và sống chung với căn bệnh này bằng một lối sống lành mạnh.

Huyết áp thấp đột ngột:

Người vốn có huyết áp bình thường nhưng lại đột ngột giảm có thể là một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm từ cơ thể. Một số triệu chứng của huyết áp thấp là:

  • Cảm giác lâng lâng hay chóng mặt;

  • Ngất xỉu;

  • Khó tập trung và rất dễ nổi giận;

  • Da thường bị nhăn, khô, kèm theo rụng tóc;

  • Mờ mắt;

  • Buồn nôn;

  • Da ẩm ướt hay xanh xao;

  • Thở dốc và nông, lúc nói chuyện như bị hụt hơi;

  • Mệt mỏi, lả người;

  • Suy nhược;

  • Cơ thể cảm thấy khác nước, vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh;

  • Co giật động kinh (áp suất máu đủ thấp).

Tác động của huyết áp thấp đối với sức khỏe

Nếu so sánh với bệnh cao huyết áp, thì huyết áp thấp có vẻ như không gây nguy hiểm gì nhiều. Nhưng chính sự chủ quan này có thể dẫn các biến chứng không ngờ như:

  • Các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu nhanh chóng.

  • Người bệnh bị choáng, bị ngất xỉu do các cơ quan đặc biệt quan trọng như não, tim và thận thiếu hụt oxy và chất dinh dưỡng.

  • Tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận, tai biến mạch máu não,... có thể gây tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu đây là huyết áp thấp mạn tính và bạn có thể kiểm soát nó thì không nguy hiểm. Nhưng nếu huyết áp bình thường mà đột ngột giảm mạnh và xuất hiện một trong các triệu chứng nói trên thì cần đến bệnh viện ngay lập tức vì biến chứng do huyết áp thấp có thể xảy ra bất kì lúc nào.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp

Sự suy giảm áp lực bơm máu và thể tích máu dẫn đến tình trạng huyết áp thấp. Có rất nhiều nguyên nhân trong cuộc sống hằng ngày có thể gây nên huyết áp thấp đột ngột:

  • Thay đổi tư thế đột ngột: bạn đang nằm, ngồi nhưng đột ngột đứng lên hoặc là đứng ở một tư thế quá lâu.

  • Nhiệt độ cơ thể quá thấp hoặc quá cao.

  • Cơ thể mất nước (do đổ mồ hôi, nôn ói nhiều hoặc do tiêu chảy cấp) dẫn đến không đủ thể tích máu trong lòng mạch.

  • Tim co bóp yếu làm máu được bơm đi chậm.

  • Mắc các chứng bệnh về tim mạch như suy tim, đau tim, nhịp tim bất thường.

  • Hệ thần kinh và hormone kiểm soát mạch máu gặp trục trặc.

  • Người bị tiểu đường, thái tháo đường.

  • Mất máu hoặc nhiễm trùng máu.

  • Phản ứng với rượu bia hoặc các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc gây mê/ gây tê, thuốc chống trầm cảm, hoặc lạm dụng thuốc chữa cao huyết áp.

  • Sốc phản vệ do dị ứng nặng với các chất gây dị ứng.

  • Huyết áp thấp còn được phát hiện ở một số trường hợp phụ nữ mang thai, người mắc bệnh về gan, Parkinson.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị huyết áp thấp?

Huyết áp thấp có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi tác. Khi lớn tuổi, mạch máu bị tích tụ nhiều mảng xơ vữa có thể làm hạn chế lượng máu di chuyển lên não. Khoảng 10 - 20% những người trên 65 tuổi đều có bệnh huyết áp thấp.

Yếu tố làm tăng nguy cơ huyết áp thấp, bao gồm:

  • Thường có hiện tượng mất dịch trong người (do nôn ói, chảy máu, tiêu chảy).

  • Mắc các bệnh lý như suy tim sung huyết, tiểu đường, ung thư, bệnh Parkinson, bệnh lý thần kinh ngoại biên, bệnh gan.

  • Người nghiện rượu.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán huyết áp thấp

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thông qua các biểu hiện lâm sàng của người bệnh và bằng dụng cụ đo chỉ số huyết áp.

Xét nghiệm máu để kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu không; hiển thị bằng lượng hồng cầu quá ít trong máu.

Các xét nghiệm tim mạch để biết rõ tim đang co bóp bình thường hay không.

Phương pháp điều trị huyết áp thấp hiệu quả

Người bệnh thường không được điều trị bằng cách kê thuốc hạ huyết áp vì đây không phải là một vấn đề đáng báo động. Nhưng nếu xảy hạ huyết áp kèm theo các triệu chứng thì bác sĩ có thể giúp bạn tầm soát bệnh huyết áp thấp bằng những cách sau:

  • Yêu cầu thay đổi thuốc và liều lượng của thuốc: Bác sĩ có thể hỏi bạn về các loại bệnh khác bạn đang gặp, những loại thuốc bạn đang sử dụng vì một số loại thuốc bạn dùng có thể chứa thành phần gây nên tình trạng hạ huyết áp. Việc thay đổi một loại thuốc có tác dụng tương đương hoặc điều chỉnh liều lượng sử dụng có thể cải thiện tình trạng hạ huyết áp.

  • Tìm kiếm nguyên nhân tiềm ẩn: Nếu bạn có lối sống lành mạnh mà vẫn bị huyết áp thấp, bác sĩ có thể chuyển sang xét nghiệm để tìm hiểu xem liệu cơ thể bạn có đang mắc căn bệnh nghiêm trọng nào liên quan đến huyết áp thấp hay không.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của huyết áp thấp

Nếu cơ thể bị huyết áp thấp mạn tính hoặc là có xuất hiện tình trạng huyết áp thấp đột ngột, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc sinh hoạt sau đây để phòng bệnh an toàn, tránh để huyết áp thấp đe dọa đến tính mạng của bạn.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Uống nhiều nước: Người huyết áp thấp thường bị mất nước. Mỗi ngày bạn cần uống ít nhất là 250 ml nước, nhất là sau khi vận động bạn cần phải uống nhiều hơn. Việc bổ sung lượng nước đầy đủ sẽ giúp bạn hạn chế khả năng tụt huyết áp đột ngột. Nước có thành phần chất điện giải có thể giúp bạn tăng huyết áp.

  • Chia nhỏ các bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa chính bạn có thể chia nhỏ chúng ra để điều hòa lại đường huyết và huyết áp. các bữa ăn cần có đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm có chứa carbohydrate (đặc biệt có nhiều trong lúa mì).

  • Bổ sung vitamin B12 và folate: Hai loại dưỡng chất này giúp máu lưu thông tốt và cải thiện huyết áp. Vitamin B12 có trong cá và các chế phẩm từ sữa. Folate có trong các loại rau có màu xanh sẫm. bạn cũng có thể uống thực phẩm chức năng để bổ sung hai chất này.

  • Tránh bia rượu hoàn toàn: Đây là hai loại thức uống làm mất nước của cơ thể. Ngoài bia rượu, bạn cũng cần nên tránh các loại gia vị như gừng, ớt, quế vì chúng cũng khiến huyết áp hạ xuống thấp.

  • Uống caffeine lượng vừa đủ: Chất caffeine được xem là có khả năng gây bệnh cao huyết áp. Uống một lượng vừa đủ sẽ giúp cải thiện tình trạng hạ huyết áp của bạn.

  • Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm muối vào bữa ăn. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết lượng muối phù hợp. Sử dụng nhiều muối cũng làm ảnh hưởng tim mạch.

  • Không uống nhiều rượu.

Chế độ sinh hoạt:

  • Tập thể dục thường xuyên: Tập luyện thể dục là cách tốt để duy trì sức khỏe. Khi các tế bào đều hoạt động và được cung cấp oxy, chúng có thể giúp cơ thể bạn lưu thông máu tốt hơn.

  • Di chuyển chậm rãi: Đặc biệt khi chuyển đổi tư thế đứng lên sau khi ngồi, nằm cần phải thực hiện nhẹ nhàng và chậm rãi.

  • Không bắt chéo chân khi ngồi: Hành động này khiến máu lưu thông không đều đến các chi.

  • Không tắm lâu trong nước nóng: Nước nóng cơ thể làm các mạch máu nở rộng khiến huyết áp giảm nhanh hơn.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

This post is also available in: English (English)

Huyết áp là áp lực trong lòng mạch mà tim có thể vượt qua để bơm máu ra hệ thống tuần hoàn. Việc huyết áp thấp thông thường là tình trạng nhẹ hoặc thoáng qua do bất kỳ nguyên nhân nào.

Tuy nhiên, đây cũng có thể là tình trạng rất nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng. Bạn hãy tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu rõ hơn thế nào là huyết áp thấp, huyết áp thấp là bị gì, huyết áp thấp là bao nhiêu và các triệu chứng tụt huyết áp thường gặp.

Nguyên nhân huyết áp thấp là gì

Đo huyết áp thường xuyên để tầm soát tình trạng huyết áp thấp

Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp thấp là tình trạng khi huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg. Huyết áp thấp làm cho thể tích máu giảm đi vì co mạch.

Huyết áp được biểu đạt bằng hai con số. Số đầu tiên, thường cao hơn, là huyết áp tâm thu, hay áp lực trong lòng động mạch khi tim co bóp và đầy máu. Số thứ hai là áp lực tâm trương, hay áp suất trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần bóp.

Vì vậy, bạn bị huyết áp thấp nếu có huyết áp thấp hơn 90/60, nghĩa là:

  • Huyết áp tâm thu từ 90mmHg trở xuống,
  • Huyết áp tâm trương từ 60mmHg trở xuống.

Huyết áp thấp là triệu chứng của nhiều bệnh lý y khoa và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt ở người cao tuổi. Tuy nhiên, việc tập thể dục thường xuyên, đứng quá lâu hoặc thậm chí đứng lên từ tư thế ngồi hay nằm cũng có thể làm giảm huyết áp. Điều này được gọi là huyết áp thấp tư thế hoặc huyết áp thấp tư thế đứng.

Những dấu hiệu và triệu chứng huyết áp thấp?

Các triệu chứng tụt huyết áp xảy ra khi lượng máu cung cấp cho não giảm. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Cảm giác hoa mắt hoặc chóng mặt
  • Đau đầu dữ dội hoặc mê sảng
  • Ngất (xỉu)
  • Thiếu tập trung
  • Mờ mắt
  • Buồn nôn
  • Da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt
  • Nhịp thở nhanh, nông
  • Mệt mỏi
  • Trầm cảm
  • Cảm giác khát

Huyết áp thấp mãn tính không có triệu chứng và không nghiêm trọng. Một số người khỏe mạnh tập thể dục thường có xu hướng bị huyết áp thấp.

Tuy nhiên, việc giảm huyết áp đột ngột có thể dẫn đến thiếu máu cung cấp cho các cơ quan quan trọng, đặc biệt là não. Thể tích máu giảm là nguyên nhân gây suy giảm chức năng đa cơ quan.

Bệnh nhân có triệu chứng hạ huyết áp thường có một số triệu chứng nghiêm trọng như: ngất, sốc tuần hoàn và trụy mạch.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân huyết áp thấp là gì

Có nên thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu huyết áp thấp?

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh huyết áp thấp không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nhiều người mắc huyết áp thấp nhưng vẫn cảm thấy khỏe.

Đôi khi, bạn có thể cảm thấy dấu huyệt tụt huyết áp như hoa mắt và chóng mặt, nhưng không có vấn đề gì nếu các triệu chứng không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Đều quan trọng là bạn phải đi khám bác sĩ nếu bị huyết áp thấp vì bệnh có thể chỉ ra một vấn đề sức khỏe khác nghiêm trọng hơn. Hãy đi khám nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Cảm thấy chóng mặt hoặc tối sầm mặt khi đứng lâu (trên 5 giây)
  • Tim nhanh (nhịp tim nhanh, mạnh hoặc không đều)
  • Mờ mắt
  • Buồn nôn
  • Nóng
  • Toát mồ hôi (đổ mồ hôi nhiều)
  • Mê sảng.

Nguyên nhân huyết áp thấp là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân tụt huyết áp như:

  • Không đủ thể tích máu trong lòng mạch. Điều này có thể xảy ra nếu cơ thể bị mất máu hoặc mất nước, nghĩa là cơ thể không có đủ lượng dịch cần thiết. Bạn có thể bị mất nước nếu:
    • Không uống đủ nước
    • Bị tiêu chảy nặng hoặc nôn ói nhiều
    • Đổ mồ hôi nhiều (ví dụ trong khi tập thể dục)
  • Tim co bóp yếu
  • Hệ thần kinh và một số hormone trong cơ thể có nhiệm vụ kiểm soát mạch máu hoạt động không bình thường
  • Mang thai
  • Các vấn đề về nội tiết như tuyến giáp không hoạt động (nhược giáp), tiểu đường hoặc lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết)
  • Kiệt sức do nhiệt hoặc cảm nhiệt
  • Một số loại thuốc không cần kê toa
  • Một số loại thuốc theo toa như thuốc trị cao huyết áp, trầm cảm hoặc Parkinson.

Ở một số bệnh nhân, bệnh huyết áp thấp có thể có liên quan đến một vấn đề khác như:

  • Tiểu đường
  • Parkinson
  • Suy tim
  • Loạn nhịp tim (nhịp tim đập bất thường)
  • Phì đại hoặc giãn nở các mạch máu
  • Bệnh gan.

Ngoài ra, những người không nằm trong các trường hợp trên cũng có thể bị huyết áp thấp. Người cao tuổi thường có nguy cơ cao mắc huyết áp thấp hơn những người trẻ. Huyết áp thấp cũng là vấn đề phổ biến ở phụ nữ mang thai.

Một số trường hợp, huyết áp có thể giảm đột ngột. Trong những trường hợp này, nguyên nhân có thể là:

  • Mất máu do xuất huyết
  • Nhiệt độ cơ thể thấp
  • Nhiệt độ cơ thể cao
  • Bệnh cơ tim gây suy tim
  • Nhiễm nấm, nhiễm trùng máu nặng
  • Mất nước nghiêm trọng do nôn ói, tiêu chảy hoặc sốt
  • Phản ứng với thuốc hoặc rượu
  • Phản ứng dị ứng trầm trọng hay còn gọi là quá mẫn.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải huyết áp thấp?

Huyết áp thấp có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên, bệnh có thể được kiểm soát bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc huyết áp thấp?

Nguy cơ mắc tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp đều tăng lên theo tuổi. Lượng máu về cơ tim và lên não sẽ suy giảm theo độ tuổi, thường là do sự tích tụ mảng bám trong lòng mạch máu. Khoảng từ 10–20% người trên 65 tuổi bị huyết áp thấp.

Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc huyết áp thấp như thuốc lợi tiểu, nitrat và giãn mạch.

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Tiền căn nguy cơ mất dịch cơ thể (nôn mửa, tiêu chảy, hạn chế dịch, sốt)
  • Tiền căn bệnh lý như suy tim sung huyết, tiểu đường, ung thư, nghiện rượu
  • Bằng chứng xét nghiệm thần kinh về bệnh Parkinson, bệnh lý thần kinh ngoại biên, chứng loạn thần kinh sinh dưỡng gia đình (như phản ứng đồng tử bất thường).

Cách điều trị huyết áp thấp hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân huyết áp thấp là gì

Biểu hiện tụt huyết áp cần được theo dõi kỹ càng

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh huyết áp thấp?

Một số xét nghiệm có thể giúp bác sĩ biết được liệu các triệu chứng của bạn có phải do huyết áp thấp gây ra hay không. Xét nghiệm phổ biến nhất là đo huyết áp và nhịp mạch ở tư thế ngồi hoặc tư thế nằm, sau đó đo ở tư thế đứng. Các xét nghiệm khác có thể thực hiện là:

  • Xét nghiệm máu để xem bạn có thiếu máu hay không. Bạn được chẩn đoán là thiếu máu khi có quá ít hồng cầu. Các xét nghiệm máu để kiểm tra sự cân bằng của cách thành phần hóa học trong máu cũng như nồng độ các chất dịch nằm trong ngưỡng bình thường không.
  • Các xét nghiệm để chắc chắn tim co bóp phù hợp không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị huyết áp thấp?

Huyết áp thấp thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào hoặc chỉ gây ra vài triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như chóng mặt thoáng qua khi đứng. Vì vậy, hiếm khi bác sĩ yêu cầu bạn cần phải điều trị.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ xác định xem huyết áp thấp có phải do bất kỳ loại thuốc bạn đang dùng gây ra hay không. Nếu có thì bác sĩ chỉ cần đổi thuốc khác hoặc giảm liều một cách thích hợp. Nếu có nhiều triệu chứng, bác sĩ thường cố gắng điều trị nguyên nhân cơ bản gây ra các triệu chứng này.

Tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe và kiểu huyết áp thấp, bệnh nhân có thể thực hiện những phương pháp sau:

  • Tăng lượng muối trong chế độ ăn uống. Hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện vì lượng natri dư thừa có thể gây suy tim, nhất là ở những người lớn tuổi.
  • Uống nhiều nước hơn. Điều này sẽ làm tăng thể tích máu và chống mất nước.
  • Mang vớ ép.
  • Một số thuốc có thể được sử dụng để điều trị huyết áp thấp tư thế đứng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của huyết áp thấp?

Những thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của huyết áp thấp, nhưng bạn chỉ thực hiện sau khi đi khám bác sĩ:

  • Đứng dậy chậm và để cho cơ thể có thời gian thích ứng. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn thức dậy vào buổi sáng, hãy ngồi dậy và chờ đợi một lúc. Sau đó, bạn xoay chân ở cạnh giường và chờ đợi thêm chút nữa. Khi bạn đứng lên, phải chắc chắn rằng bạn có một điểm tựa nào đó để bám vào trong trường hợp bắt đầu cảm thấy chóng mặt.
  • Tránh chạy, leo núi hoặc làm bất cứ hoạt động nào tiêu tốn quá nhiều năng lượng, nhất là trong thời tiết nắng nóng. Những hoạt động này có thể làm giảm huyết áp ở tư thế đứng.
  • Hãy chắc chắn rằng bạn uống đủ nước, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng.
  • Đặt một chiếc gối dưới đầu sao cho đầu cao hơn tim một chút.
  • Mang vớ “ép”, tốt nhất là loại vớ dài tới hông, nhưng những loại này rất khó mặc.
  • Tránh uống nhiều rượu.

Chẩn đoán và điều trị huyết áp thấp rất dễ. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất là điều trị nguyên nhân chính gây nên huyết áp thấp, vì hạ áp chỉ là triệu chứng bên ngoài.

Việc hiểu rõ yếu tố nguy cơ gây ra bệnh sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng này chặt chẽ hơn. Mỗi bệnh nhân đã được chẩn đoán tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp đều nên có một chiếc máy đo huyết áp tự động để theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, nhất là những lúc thay đổi huyết áp đột ngột hoặc thay đổi nghiêm trọng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.

Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: .

Nguồn tham khảo

  • Sathyapalan T, Aye MM, Atkin SL. Postural hypotension. BMJ 2011. Chương trình Y tế. Ngày truy cập 04/12/2016
  • Kaplan NM. The promises and perils of treating the elderly hypertensive. Am J Med Sci 1993. Ngày truy cập 04/12/2016
  • Fagard RH, De Cort P. Orthostatic hypotension is a more robust predictor of cardiovascular events than nighttime reverse dipping in elderly. Hypertension 2010. Ngày truy cập 04/12/2016
  • Braunwald’s The Heart disease, textbook 15th edition. Accessed Oct 10 2016. Bãn tải về. Trang 1032-1035. Ngày truy cập 04/12/2016
  • Understanding Low Blood Pressure — the Basics. http://www.webmd.com/heart/understanding-low-blood-pressure-basics.  Ngày truy cập 04/12/2016
  • Hypotension Symptoms. www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/basics/definition/con-20032298. Ngày truy cập 04/12/2016