Nguyên nhân gây tràn dịch ổ bụng thai nhi

Thai nhi bị tràn dịch màng phổi là bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của em bé. Cùng Monkey tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, góp phần đảm bảo sự an toàn sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu.

Nguyên nhân gây tràn dịch ổ bụng thai nhi

10 triệu++ trẻ em tại 108 nước đã
giỏi tiếng Anh như người bản xứ &
phát triển ngôn ngữ vượt bậc qua
các app của Monkey

Đăng ký ngay để được Monkey tư vấn sản phẩm phù hợp cho con.

Thế nào là tràn dịch màng phổi?

Tràn dịch màng phổi ở thai nhi là tình trạng chất lỏng tích tụ tại các lớp mô bao quanh màng phổi của em bé trong bụng. Chất dịch thừa khiến khả năng hô hấp của bé gặp khó khăn, suy tim hoặc thậm chí có thể khiến bé ngừng thở.

Các triệu chứng của bệnh bắt đầu xuất hiện khi trẻ được sinh ra. Triệu chứng dễ dàng nhận biết nhất ở trẻ sơ sinh mắc bệnh này là khó thở. Bên cạnh đó, trẻ sẽ cảm thấy đau âm ỉ ở ngực và đau nhiều hơn mỗi khi thay đổi tư thế nằm và có thể bị sốt cao. Nếu chụp X-quang phổi sẽ thấy hình mờ và có dịch ở dưới thấp.

Nguyên nhân gây tràn dịch ổ bụng thai nhi

Có trường hợp trẻ bị tràn dịch một bên màng phổi song cũng có những trẻ bị tràn dịch cả hai bên phổi. Tình trạng bệnh nặng hay nhẹ sẽ quyết định lượng dịch, ít thì chỉ vài ml nhưng nhiều có thể lên đến lít dịch. Màu sắc của dịch có thể vàng đục hoặc trắng sữa là do loại vi trùng gây nên bệnh.

Nguyên nhân khiến thai bị tràn dịch màng phổi có thể do sự bất thường nhiễm sắc thể, nhiễm trùng, phổi gặp vấn đề, bạch huyết bất thường suy tim thai,... Dù là lý do nào nhưng nếu tình trạng bệnh không được phát hiện và xử lý kịp thời thì sức khỏe thai nhi sẽ bị ảnh hưởng. Vậy tràn dịch màng phổi khi mang thai có những mối nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe của bé?

Mức độ nguy hiểm của thai nhi bị tràn dịch màng phổi

Nguyên nhân gây tràn dịch ổ bụng thai nhi

Các chuyên gia y tế cho biết, tùy vào thời gian và lượng dịch lỏng tích tụ tại thời điểm sẽ có mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe khác nhau. Trường hợp bị tràn dịch màng phổi ở thời điểm 3 tháng đầu của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị mắc phải một số dị tật bẩm sinh cao hơn, ít có cơ hội điều trị dứt điểm. Các trường hợp dị tật bẩm sinh có thể như: dị tật phổi, dị tật thừa ngón tay, hội chứng Down; hội chứng Turner, nguy hiểm lớn nhất có thể cướp đi sinh mạng của em bé.

Sau thời gian đó, các trường hợp thai nhi bị tràn dịch màng phổi thường không quá nghiêm trọng; có thể tự khỏi mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, mẹ bầu vẫn cần phải theo dõi, thăm khám thường xuyên để có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường gây hại cho con. Tùy từng trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định kế hoạch điều trị hoặc kế hoạch sinh đặc biệt.

Xem thêm: Bị trĩ khi mang thai nguy hiểm như thế nào đến mẹ và bé? Cách khắc phục hiệu quả

Chẩn đoán thai nhi bị tràn dịch màng phổi

Trong quá trình mang thai, người mẹ cần thường xuyên đi siêu âm, khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé, phát hiện những dấu hiệu bất thường. Sóng siêu âm có thể phát hiện tình trạng dịch tích tụ ở ngực bé. 

Nguyên nhân gây tràn dịch ổ bụng thai nhi

Đồng thời, bác sĩ có thể sử dụng ống nghe để nghe phổi của bé. Trường hợp nghi ngờ có dịch trong phổi hoặc thai nhi có triệu chứng bị tràn dịch màng phổi, bác sĩ có thể chỉ định người mẹ làm thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác nhất. Phương pháp xét nghiệm có thể là chụp CT cắt lớp vi tính, siêu âm và chụp X-quang.

Phương pháp điều trị khi thai nhi bị tràn dịch màng phổi

Sau khi kiểm tra tình trạng sức khỏe thai nhi bị tràn dịch màng phổi, bác sĩ sẽ cân nhắc các biện pháp can thiệp hút chất lỏng dư thừa trong ngực bé nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Nguy cơ thai nhị bị suy phổi hoặc tim.

  • Nước ối quá nhiều có thể tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non.

  • Kích thước của tràn dịch màng phổi tăng nhanh, tim và các cơ quan khác bị dịch chuyển lệch sang một bên của khoang ngực.

Phương pháp điều trị chủ yếu là 2 hình thức chọc và chèn ống thông. Trong đó:

  • Chọc: là phương pháp dùng một cây kim nhỏ chọc vào màng phổi của bé để chất lỏng thoát ra ngoài.

  • Chèn ống thông: Là chèn một ống shunt vào ngực của bé, để chất lỏng từ phổi thai nhi chảy ra liên tục vào nước ối.

Nguyên nhân gây tràn dịch ổ bụng thai nhi

Trường hợp khi bé đã được sinh ra mới được chẩn đoán bị tràn dịch màng phổi, các bác sĩ thường áp dụng phương pháp chọc hút dịch màng phổi. Ưu điểm của phương pháp này giúp cho bé thở dễ dàng hơn, đồng thời các bác sĩ có thể kiểm tra chất dịch để xác định nguyên nhân gây bệnh tràn dịch màng phổi ở thai nhi.

Ngoài ra còn phương pháp khác gọi là đặt ống dẫn lưu màng phổi. Bác sĩ sẽ điều trị bệnh tràn dịch màng phổi cho bé bằng cách chèn ống thông qua đường rạch nhỏ ở ngực, sau đó hút các chất lỏng dư thừa. 

Để phòng tránh bệnh lý tràn dịch màng phổi khi mang thai và những nguy hiểm tiềm ẩn có thể gây cho bé, biện pháp tốt nhất là sàng lọc dị tật thai nhi. Biện pháp này được thực hiện ở trong giai đoạn mang thai, thường là giai đoạn mang thai 3 tháng đầu tiên. 

Xét nghiệm sàng lọc đảm bảo tính chính xác cao, giúp phát hiện bệnh sớm và giúp bác sĩ đưa ra những cách xử lý kịp thời, tránh để tình huống xấu xảy ra. Trong khi đó, các trường hợp thai nhi 32 tuần bị tràn dịch màng phổi trở đi xảy ra khá ít và mức độ nguy hiểm cũng được giảm bớt nên giai đoạn này chỉ cần siêu âm định kỳ. 

Thai nhi bị tràn dịch màng phổi được coi là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được thăm khám, chẩn đoán và kịp thời can thiệp sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho bé. Vì vậy, các mẹ bầu cần hết sức lưu ý, không nên chủ quan và đừng quên nghe những lời tư vấn của các bác sĩ để đảm bảo kỳ sinh nở an toàn cho cả mẹ và bé.