Nguyên nhân gây cận thị và cách khắc phục

Nguyên nhân gây cận thị và cách khắc phục
Bất kỳ ai cũng có thể mắt tật cận thị nếu không biết cách chăm sóc mắt đúng cách.

1. Cận thị là gì?

Tật cận thị hay tật khúc xạ là trường hợp mà người bệnh chỉ có thể nhìn rõ vật ở gần mà không nhìn rõ được vật ở xa, độ cận càng cao khả năng nhìn xa sẽ càng giảm đi;

So sánh với mắt của người bình thường, mắt cận thị sẽ có thay đổi về điểm cực cận và cực viễn. Cụ thể:

  • Đối với người bình thường: Hình ảnh của một vật thể trước tiên sẽ được hội tụ trên võng mạc sau khi chúng phản chiếu qua giác mạc và thủy tinh thể. Quá trình này kết thúc sẽ chuyển tín hiệu tới não bộ, hệ thần kinh thị giác giúp tạo nên hình ảnh vật thể đó.
  • Đối với người cận thị: Hình ảnh của một vật thể sẽ không hội tụ tại võng mạc mà sẽ hội tụ ở trước võng mạc.

Chính vì vậy, người bị cận thị sẽ chỉ nhìn thấy các vật ở gần, còn đối với các vật ở xa sẽ khó nhìn thấy (tùy vào độ cận của mắt).

Bạn có thể xem thêm bài viết: Hình Ảnh Người Bị Cận Thị Nhìn Thấy Như Thế Nào?

Nguyên nhân gây cận thị và cách khắc phục
So sánh tầm nhìn của người bình thường (bên trên) và người mắc tật cận thị (bên dưới).

1.1 Phân loại mức độ cận

Độ cận thị hay đi-ốp là thông số giúp xác định mức độ cận thị của mắt. Cận thị được chia ra làm 3 mức độ, cụ thể:

  • Cận thị nhẹ: Dưới -3.00 đi-ốp;
  • Cận thị trung bình: Từ -3.25 đến -6.00 đi-ốp
  • Cận thị nặng: Trên -6.00 đi-ốp

Xác định mức độ cận thị sẽ giúp bạn tìm được những biện pháp điều trị phù hợp nhất với mắt. Dù ở mức độ nào bạn cũng cần phải theo dõi và kiểm soát độ cận để tránh tăng độ nhanh chóng theo chiều hướng xấu đi sẽ gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

1.2 Đối tượng có nguy cơ cao

Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải chứng cận thị. Theo thống kê, đa số nguyên nhân đều xuất phát từ 2 yếu tố:

  • Di truyền: bố mẹ cùng mắc cận thị con sinh ra có nguy cơ bị di truyền cao, còn bố hoặc mẹ mắc cận thị thì tỷ lệ này thấp hơn.
  • Thói quen sống: Làm việc, học tập, sinh hoạt trong điều kiện thiếu ánh sáng, không đủ khoảng cách; lười vận động; chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh;...

Tỷ lệ người mắc bệnh cận thị ở Việt Nam thì hiện nay chiếm khoảng 39% dân số. Trong đó, có hơn 2 triệu trẻ em độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi. Tỷ lệ trẻ em mắc chứng cận thị ở thành phố cao gấp 3 lần khu vực nông thôn.

Nguyên nhân gây cận thị và cách khắc phục
Hiện nay rất nhiều trẻ em đang ngồi học, xem TV sai tư thế và sai khoảng cách.

1.3 Mức độ nguy hiểm của cận thị

Đừng chủ quan với tật cận thị, nếu không có những biện pháp theo dõi và chăm sóc phù hợp người bị cận thị nặng có thể bị mù vĩnh viễn.

  • Ở mức độ nhẹ, độ cận thấp: Gây ra những một số bất tiện trong cuộc sống thường ngày mà không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mắt.
  • Ở mức độ trung bình: Gây khó khăn trong sinh hoạt, học tập, tham gia các hoạt động thể thao, hoạt động ngoài trời, phải mang kính thường xuyên hơn. Có thể tiến triển sang cận nặng.
  • Ở mức độ nặng: Có nguy cơ thoái hóa, độ cận cao và tăng nhanh gây nguy hiểm cho sức khỏe của mắt. Người mắc bệnh có thể bị tăng nhãn áp, bong võng mạc, bị đục thủy tinh thể, mắc bệnh đa hồng cầu và có nguy cơ mất thị lực;
Nguyên nhân gây cận thị và cách khắc phục
Mắt cận thị gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

Mắt cận nếu được chăm sóc, kiểm soát tốt có thể không tăng độ hoặc tăng rất ít chỉ từ 0.25 đến 0.5 đi-ốp;trong một năm. Tuy nhiên, độ cận có thể tăng độ nhanh chóng nếu đeo kính không đúng với độ cận thực tế và có thói quen sinh hoạt không lành mạnh;

2. Dấu hiệu của mắt cận

Những triệu chứng chung của bệnh cận thị như sau:

  • Hình ảnh mắt người cận thị nhìn thấy càng ở xa sẽ càng không rõ.
  • Thường xuyên nheo mắt khi nhìn vật ở xa.
  • Khô mắt, mỏi mắt khi dùng các thiết bị điện tử.
  • Chảy nước mắt thường xuyên, chớp mắt liên tục.
  • Thị lực kém hơn vào ban đêm, gặp khó khăn trong việc điều khiển phương tiện giao thông.;

Đối với trẻ nhỏ, các bé có thể bị cận thị bẩm sinh hoặc cận thị do nhiều yếu tố khác tác động. Để sớm nhận biết, bố mẹ nên quan sát từ những thói quen sinh hoạt thường ngày của con. Ví dụ:;

  • Bé luôn học bài, xem TV ở khoảng cách gần mới nhìn rõ.
  • Khi nhìn xa bé thường phải nheo mắt.
  • Bé khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng.;
  • Bé hay dụi mắt, chảy nước mắt,....
Nguyên nhân gây cận thị và cách khắc phục
Nheo mắt khi nhìn, hay mỏi mắt, đau đầu là dấu hiệu cho thấy trẻ bị cận thị.

3. Nguyên nhân gây bệnh cận thị

Bệnh cận thị đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Cấu trúc của giác mạc thay đổi: Giác mạc trở nên cong hơn so với nhãn cầu nên hình ảnh không rơi đúng vào võng mạc mà nằm về phía trước.
  • Trục nhãn cầu kéo dài ra: Làm tăng khoảng cách đến võng mạc khiến hình ảnh rơi không đúng vào võng mạc.
  • Trẻ sinh non hơn 2 tuần: Trẻ sinh non có trọng lượng cơ thể dưới 2.5kg có nguy cơ cao bị cận thị khi ở tuổi đi học.
  • Bẩm sinh: Di truyền từ bố hoặc mẹ.
  • Thói quen sinh hoạt không khoa học: Môi trường học tập, làm việc không tốt cho mắt hoặc sử dụng các thiết bị điện tử thường xuyên trong thời gian dài với khoảng cách không hợp lý.
Nguyên nhân gây cận thị và cách khắc phục
So sánh điểm hội tụ hình ảnh của mắt bình thường và mắt cận thị.

4. 7 Cách khắc phục điều trị cận thị phổ biến hiện nay

Đeo kính gọng, kính áp tròng cận thị là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất. Tùy theo độ cận, tình trạng sức khỏe của mắt khi thăm khám bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về loại kính nên dùng, thời gian đeo kính và cách chăm sóc mắt cho mỗi người. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp khắc phục tạm thời và vẫn gây ra nhiều trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày.

Mổ cận thị là phương pháp duy nhất hiện nay có thể chữa khỏi cận hoàn toàn, ngoài ra vẫn chưa có bất kỳ phương pháp hay loại thuốc nào chứng minh hiệu quả chữa cận thị triệt để.

Dưới đây là 7 phương pháp chữa cận thị phổ biến và được nhiều chuyên gia trong ngành đánh giá cao về hiệu quả:

Hiện nay bệnh viện Mắt Hà Nội 2 đang áp dụng mổ cận thị bằng các phương pháp đeo kính áp tròng Ortho-K, phẫu thuật OUP Lasik, mổ cận Femto Lasik, phẫu thuật Relex Smile và phẫu thuật nội nhãn Phakic ICL đây đều là những phương pháp tốt nhất, an toàn, không đau và mang lại hiệu quả cao cho khách hàng.

4.1 Đeo kính áp tròng Ortho-K (Orthokeratology)

Phương pháp này dành cho những trường hợp cận nhẹ đến trung bình. Đặc biệt là có thể áp dụng được cho trẻ em và những trường hợp chưa đủ điều kiện để mổ cận.

Bạn sẽ đeo kính áp tròng Ortho-K vào ban đêm để giác mạc ở trong trạng thái mới sau khi dậy tháo kính ra bạn có thể nhìn rõ hơn mà không cần dùng kính cận trong ngày hôm đó. Tuy nhiên, đeo kính Ortho-K chỉ là giải pháp giúp khắc phục triệu chứng của cận thị và ngăn ngừa cận thị tiến triển và không có tác dụng điều trị tận gốc bệnh lý.

Nguyên nhân gây cận thị và cách khắc phục
Sự thay đổi của mắt trong thời gian sử dụng kính áp tròng Ortho-K.

4.2 Phẫu thuật OUP Lasik

Phẫu thuật Lasik là phương pháp phẫu thuật điều trị cận thị được sử dụng phổ biến nhất hiện nay phù hợp với nhiều tình trạng cận thị khác nhau. Bác sĩ dùng dao vi phẫu OUP để tạo vạt giác mạc và dùng tia laser để khử độ cận giúp bệnh nhân có thể đạt thị lực tốt nhất.

Ưu điểm:

  • Quy trình phẫu thuật nhanh chóng chỉ kéo dài trong khoảng 15 phút cho cả 2 mắt.
  • Thị lực nhanh chóng hồi phục và người bệnh có thể xuất hiện ngay trong ngày.
  • Trở lại cuộc sống thường ngày trong ngày hôm sau, hồi phục hoàn toàn trong 1 đến 3 tháng.
  • Tính chính xác và an toàn cao, rất ít gây ra biến chứng so với nhiều phương pháp mổ cận khác.
Nguyên nhân gây cận thị và cách khắc phục
Sự khác biệt của mắt trước và sau khi phẫu thuật Lasik.

4.3 Mổ cận Femto Lasik

Femto Lasik là một phương pháp phẫu thuật tiên tiến kết hợp giữa tia laser femtosecond và tia laser excimer. Bệnh nhân bị cận thị cao lên đến -8 đi-ốp, loạn thị đến 6 đi-ốp và bệnh nhân có giác mạc mỏng sẽ được ưu tiên sử dụng phương pháp này.

Ưu điểm:

  • Phẫu thuật được đảm bảo tính chính xác và an toàn rất cao.
  • Có thể áp dụng cho bệnh nhân lớn tuổi (18 đến 60 tuổi).
  • Thời gian phẫu thuật nhanh chóng, trung bình xóa 1 độ trong 1.3s.
  • Phẫu thuật không đau, không chảy máu, không gây khó chịu như những phương pháp truyền thống.
  • Người bệnh có thể chơi thể thao sau phẫu thuật 1 tháng.
  • Hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

4.4 Phẫu thuật Relex Smile

Relex Smile là phương pháp mổ cận an toàn và mới nhất hiện nay. Phương pháp này dùng được cho các trường hợp cận độ cao đến 10 đi-ốpvà có thể áp dụng cho người bị loạn từ 0.5 đến 5 đi-ốp và cho người có giác mạc mỏng

Ưu điểm:

  • Đường cắt nhỏ <2mm, có thể liền lại nhanh chóng sau vài giờ.
  • Không để lại biến chứng sau phẫu thuật, hạn chế tối đa tình trạng khô mắt, chảy nước mắt, khó chịu, cộm mắt sau phẫu thuật.
  • Mắt hồi phục nhanh chóng sau phẫu thuật, có thể chơi thể thao sau 7 ngày.
  • Phẫu thuật giúp giữ được hình thái cấu trúc của giác mạc
  • Khả năng tái cận thấp sau phẫu thuật.
Nguyên nhân gây cận thị và cách khắc phục
Phẫu thuật Relex Smile đường cắt nhỏ, mau lành.
Nguyên nhân gây cận thị và cách khắc phục
So sánh sự khác nhau của 3 phương pháp Lasik, Femto Lasik và Relex Smile

4.5 Phương pháp PRK (Photo Refractive Keratectomy)

Đây là sự lựa chọn cho các trường hợp mắt cận, viễn, cận kèm loạn (loạn dưới 4 độ). Phương pháp này cũng dùng tia laser để tạo bề mặt phẳng hoặc cong giúp bệnh nhân xóa cận.

Ưu điểm:

  • Phẫu thuật nhanh chóng, chính xác, không gây đau.
  • Hiệu quả xóa cận cao, hầu hết đều đạt thị lực 10/10 hoặc ít nhất là 5/10.
  • Mắt sẽ cần thời gian từ 3 đến 6 tháng để có được thị lực tốt nhất.

Phương pháp này rất an toàn cho bệnh nhân tuy nhiên ít được ưa chuộng bởi có thể để lại sẹo nhiều hơn phương pháp Lasik.

Nguyên nhân gây cận thị và cách khắc phục
Các bước phẫu thuật PRK.

4.6 Phẫu thuật Lasek

Lasek là phương pháp phẫu thuật áp dụng cho các trường hợp bị cận, viễn, loạn có giác mạc mỏng hoặc dốc. Phẫu thuật Lasek an toàn, hiệu quả được sử dụng được cho những trường hợp cận độ cao.

Nguyên nhân gây cận thị và cách khắc phục
Phẫu thuật Lasek.

Ưu điểm:

  • Hầu như không để lại biến chứng sau phẫu thuật.
  • Mắt không bị khô, khó chịu, không làm thay đổi cấu trúc nhãn cầu.
  • Sau 3 đến 6 tháng mắt có thể hồi phục hoàn toàn.
  • Vạt mới được tạo ra sẽ lành trong khoảng 4 đến 7 ngày sau phẫu thuật và bệnh nhân sẽ phải đeo kính áp tròng đặc biệt trong 4 ngày.

4.7 Phẫu thuật nội nhãn Phakic ICL

Phẫu thuật Phakic ICL áp dụng cho những trường hợp cận thị cao đến 18 đi-ốp, loạn thị tới 6 đi-ốp, viễn thị đến 10 đi-ốp và giác mạc khá mỏng. Bác sĩ sẽ đặt thấu kính nhân tạo ICL làm từ chất collamer vào trước thủy tinh thể tự nhiên của mắt giúp người bị cận nhìn rõ hơn mà không cần dùng kính.

Ưu điểm:

  • Bệnh nhân có thể đạt được thị lực ở mức tốt nhất sau phẫu thuật.
  • Thấu kính ICL giúp hạn chế tình trạng khô mắt.
  • Cải thiện tầm nhìn cho bệnh nhân vào ban đêm.
  • Hồi phục nhanh chóng sau phẫu thuật.
Nguyên nhân gây cận thị và cách khắc phục
Phương pháp phẫu thuật nội nhãn Phakic ICL

5. Giải đáp thắc mắc về mổ cận

Điều kiện để có thể mổ cận:

  • Độ cận phải ổn định trong vòng 6 đến 12 tháng mới có thể phẫu thuật, độ cận tốt nhất không tăng hoặc tăng không quá 0.75 đi-ốp.
  • Người trên 18 tuổi, dưới 40 tuổi và không mắc bất kỳ các bệnh lý nào về mắt.
  • Độ cận trên 0.5 độ mới có thể dùng phương pháp phẫu thuật.

“Phẫu thuật xong có tái cận không?” - Câu trả lời là có thể.

Mặc dù các phương pháp can thiệp mổ cận hiện nay đều được chứng minh là an toàn và có thể giúp mắt ổn định suốt đời tuy nhiên bạn vẫn có thể bị tái cận sau phẫu thuật. Điều này có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như do quá trình chuẩn bị trước khi phẫu thuật và chăm sóc sau mổ chưa phù hợp. Do đó khi quyết định phẫu thuật điều trị cận thị bạn cần nghiêm túc tuân thủ các khuyến cáo của bác sĩ.

Nguyên nhân gây cận thị và cách khắc phục
Để được tư vấn mổ cận nên đến với các bệnh viện chuyên khoa.

6. Biện pháp phòng tránh và chăm sóc mắt cận

Nhìn chung, dù đã bị cận hay chưa bị cận, nếu bạn muốn đôi mắt sáng được khỏe hơn mỗi ngày hãy tập và duy trì những thói quen sau:

6.1 Thay đổi thói quen học tập và làm việc

Tư thế ngồi phù hợp, đảm bảo khoảng cách và ánh sáng thích hợp khi đọc sách, học bài, sử dụng thiết bị điện tử,...

Đặc biệt, hãy dành thời gian cho đôi mắt được thư giãn và nghỉ ngơi. Tốt nhất nên ngừng dùng thiết bị điện tử khoảng 2 giờ trước khi ngủ.

Người bệnh có thể tham khảo thêm các động tác massage mắt để làm dịu đi những mệt mỏi. Hoặc luyện tập nhìn xa để tránh quá tải cho mắt.

6.2 Thói quen sinh hoạt lành mạnh

Chế độ ăn uống khoa học, duy trì thói quen tập luyện thể thao và tham gia các hoạt động ngoài trời.

Riêng người mắc chứng cận thị nên bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin tốt cho mắt như vitamin E, A, C, B, Omega 3, 6, 9,... ngoài ra cần tìm hiểu và tham khảo thêm từ bác sĩ về các thực phẩm tốt cho mắt cận thị.

6.3 Bảo vệ mắt trước tác động của môi trường

Hãy chuẩn bị sẵn cho mình một loại thuốc nhỏ mắt phù hợp để có thể sử dụng bất cứ khi nào, đặc biệt là sau mỗi lần đi ở ngoài đường về. Vào những ngày trở gió, nắng gắt bạn nên đeo kính mát để bảo vệ mắt khi đi ra ngoài.

6.4 Kiểm tra mắt định kỳ hoặc bất kể khi nào có dấu hiệu lạ

Đối với người lớn nếu cảm thấy mắt có biểu hiện lạ nên đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Đối với trẻ nhỏ, nếu bé có thói quen sinh hoạt khác thường nên liên hệ với bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và khám bệnh kịp thời.

Người bị cận phải đeo kính độ, đúng cách, thời gian đeo đúng theo khuyến cáo của bác sĩ và lựa chọn cơ sở y tế uy tín để nhận được quy trình khám mắt cận thị tốt nhất.

Nguyên nhân gây cận thị và cách khắc phục
Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt giúp mắt sáng khỏe hơn.

Trên đây là những thông tin chi tiết về tật cận thị, hy vọng bạn có thêm được những thông tin bổ ích về cách chăm sóc, bảo vệ mắt giúp nâng cao chất lượng sống. Nếu bạn yêu thích và thấy bài viết này hữu ích hãy chia sẻ đến với nhiều người nhé!