Người ta gji thành phố đà nẵng là gì năm 2024

Tuy chỉ dài 1.600m, nhưng đường Phạm Văn Đồng là đường phố rộng nhất Đà Nẵng tính đến tháng 3-2011. (Ảnh: L.G.L)

Đó là cuốn “Đường phố Đà Nẵng” của Thạch Phương - Phạm Ngô Minh, NXB Đà Nẵng, 2002. Sách dành hơn 2 trang giấy (từ giữa trang 17 đến hết trang 19) khổ 14x20cm để nêu một số đặc trưng tiêu biểu của đường phố Đà Nẵng theo dạng Guinness, rất thuận tiện cho du khách và người dân muốn tra cứu.

Theo đó, đường phố đổi tên nhiều lần nhất là đường Lê Hồng Phong với 4 lần: Rue Deroulède (tên một đại tá trong quân viễn chinh Pháp), năm 1902; Rue de la Marne, năm 1919; Hàm Nghi, năm 1955; Lê Hồng Phong, sau năm 1975. Đường phố duy nhất không bị đổi tên suốt hơn 100 năm qua là đường Pasteur. Đường phố ngắn nhất là đường Lê Văn Duyệt, chỉ 80 m. Đường phố rộng nhất là đường Phạm Văn Đồng, rộng 56 m. Đường phố hẹp nhất là đường Nguyễn Trường Tộ, bề ngang chỉ 2,4 m (cũ)…

Bạn cũng có thể “lướt web” tra cứu thông tin trên tại địa chỉ http://www.danang.gov.vn/duongpho/63-2-567/Thong-tin/Mot-so-dac-trung-ve-duong-pho-Da-Nang.aspx. Tuy nhiên, lưu ý một điều là thông tin về đường phố dài nhất Đà Nẵng ở trang này hiện được cập nhật đến thời điểm gần... 10 năm trước, tháng 1-2002! Khi đó, đường Nguyễn Lương Bằng (được đặt tên theo Nghị quyết số 07/1998/NQ-HĐ ngày 2-7-1998) là đường phố dài nhất Đà Nẵng với 6.350 m, trùng với quốc lộ 1A đoạn từ phía bắc đầu cầu Thủy Tú giáp với đường Nguyễn Văn Cừ đến ngã ba chợ Hòa Khánh, giáp với đường Tôn Đức Thắng và đường Âu Cơ.

Đến thời điểm 11-1-2003, khi HĐND thành phố ban hành Nghị quyết số 28/2003/NQ-HĐND thì đường Nguyễn Tất Thành trở thành đường phố dài nhất Đà Nẵng với hơn 12 km.

Và, mới đây, kỷ lục “đường phố dài nhất Đà Nẵng” lại lần nữa đổi ngôi sau khi tuyến đường dài 15,51 km chạy từ Bãi Bắc (bán đảo Sơn Trà) đến ngã ba giáp đường Nguyễn Công Trứ (phường Phước Mỹ) chính thức được đặt tên là Hoàng Sa theo Nghị quyết số 97/2010/NQ-HĐND ngày 14-7-2010 của HĐND thành phố khóa VII, nhiệm kỳ 2004-2011.

Với 1.000 đường được đặt tên tính đến thời điểm đầu năm 2011, đường phố Đà Nẵng đã có thêm một số “kỷ lục” mới. Như đã nói ở trên, đường Lê Văn Duyệt (theo sách “Đường phố Đà Nẵng”) là đường ngắn nhất, theo chúng tôi, đây cũng là đường duy nhất không có số nhà. Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ (thuộc thôn Cẩm Nam, xã Hòa Châu) là khu dân cư đầu tiên của huyện Hòa Vang có tên đường với 7 đường, được đặt tên theo Nghị quyết số 107/2010/NQ-HĐND ngày 3-12-2010).

Địa danh được đặt tên đường nhiều nhất là Mỹ An (25 đường), xếp sau đó là Hòa Minh (23 đường), Tiên Sơn và An Hải (cùng 21 đường)…

Tourne là danh xưng chính thức, cái tên mà thực dân Pháp đã đặt cho Đà Nẵng vào khoảng những năm 1860-1888 kể từ khi Pháp xâm chiếm Đà Nẵng cho đến hết thời Pháp thuộc 1945.

Danh xưng Tourane, chỉ thông dụng đối với người Pháp và những quan chức theo làm việc cho Pháp, còn trong dân chúng thì vẫn dung từ Đà Nẵng hoặc Cửa Hàn, đất Hàn. Chúng ta có thể thấy từ Tourane qua các tài liệu, các sách của giáo sĩ thừa sai hoặc các thương gia đến Đà Nẵng thời Đà Nẵng thuộc Pháp.

Trước khi từ Tourane xuất hiện, thì người Tây phương gọi Đà Nẵng như thế nào?

Giáo sĩ Buzomi, đến Đà Nẵng vào năm 1615, đã gọi nơi này là”Ponte de Kensan”(Taboubit). Có thể chữ Kénan là do giáo sĩ nghe từ Cửa Hàn, nên mới đọc như vậy.

Trong bản đồ Châu á do Sanson(D’abbe ville) vẽ năm 1652 ghi Đà Nẵng là Toraon(trong sách Taboubit- trang 80).

Giáo sĩ Christoforo Borri, đến Đà Nững năm 1616 khi viết hồi ký về xứ Đàng Trong của Chúa Nguyễn, gọi Đà Nẵng là “Touron”.

Giáo sĩ Alexandre de Rhodes, dến xứ Đàng Trong vào năm 1624, đã từng lui tới Đà Nẵng nhiều lần, nên gọi Đà Nẵng là “Toron”. Còn các bản đồ do giáo sĩ vẽ, thì vị trí Đà Nẵng được ghi”Cuahan ou choan ou toron” hoặc “Cuaran”.

Những danh xưng như “Cuahan”, Ponte de Kénan”, “Touron”, đã

Từ từ bị loại cho đến bán thé kỷ XVIII thì mất hẳn trong dân gian và chỉ còn tồn tại trong sử sách. Còn từ”Touron” và ”Tourane” được thông dụng cho đến cuối thế kỷ XVIII.

Ta cũng chứng minh Đêm rằng: Trong bản đồ Đông Dương, do giáo sĩ Provoste vẽ năm 1752, thì vịnh Đà Nẵng được ghi là( Latte de Touron”. Trong lá thư của Chavallier, thống đốc Chader Nagon, GỞI CHO TOÀN QUYỀN Pháp tại Poudicheny, đề ngày 12/2/1778 thì Đà Nẵng được gọi là “Touron”.

Sau đây chúng tôi xin trích các thuyết bàn về danh xưng”Touro ” hoặc “Tourane” như sau:

Thuyết của ông G. Cordier:

Ông G. Cordier, viết trong cuốn sách”Coura de langue Annamite” giải thích về nguồn gốc chữ Tourane trong trang 40, như sau:

“Tourane, theo một vài người, là nói trại chữ Châu Ranh, theo vài người khác, là nói trại chữ Đà Nẵng mà người Trung Hoa ở Hải Nam phát âm thành Tou-Nang còn người bản xứ gọi là Cửa Hàn”.

Người ta gji thành phố đà nẵng là gì năm 2024
Bản Đồ Đà Nẵng Cổ 2. Nguồn : Wikipedia

Chúng ta có thể hỏi- danh xưng Châu Ranh đã được xác định vào thời điểm nào để có thể biến thành Tourane? Nếu cho rằng: Hóa Châu, trong đó có vùng Bắc Quảng Nam ngày nay, là vùng ranh giới giữa Chiêm và Việt, nên người ta gọi là Châu Ranh, như vậy danh xưng Hóa Châu thông dụng đã thật sự không được người xưa dung hay sao?

Cordier còn giải thíchT”Tourane” là do người Pháp phiên âm chữ Đà Nẵng đọc theo giọng Hải Nam(Tou-Nan) thì không thể chấp nhận được, vì chúng ta đã biết là người Hải Nam qua bao nhiêu đời không hề biết có “Đà Nẵng” mà chỉ biết có “Hiên Cảng” như vậy người Hải Nam căn cứ vào đâu mà đọc là “Tou-Nan”.

Nhưng dù so ý kiến của Cordier cũng đáng để chúng ta sưu khảo.

Thyết của ông Thái Văn Kiểm:

Khi đề cập đến địa danh Đà Nẵng, ông Thái Văn Kiểm đã viết:

“Có người táo bạo dưa ra cho Đà Nẵng là do hai chữ “Châu Ranh”, có nghĩa là: Ranh giới giữa nước Việt và nước Chiêm ngày xưa”.

“Còn một lý do nữa, khá vững vàng, cho rằng, Tourane bắt nguồn từ một làng sở tại tên là”Thạc Gián” mà viết lầm là “Tu Gián”, vì hai chữ Thạc và Tu, theo chữ Hán gần giống nhau, do đó người thông ngôn có thể dịch ra cho người Tây phương rằng Tu Gián thành Tourane.

Như vậy, nếu chúng chấp nhận Tu Gián là Tourane, thì thử ặt vấn đề bàn thêm cho rõ nghĩa.

Nếu đồng ý Tu Gián thành Tourane, thì tiền thân của nó là Turon, Turaron do đâu mà có? Chúng ta biết rằng trước khi có danh xưng Tourane, thì người Tây phương đã biết đến Đà Nẵng dưới những tên: Turon, Turaron, Touron, còn từ Tourane ddeesn cuoois these kyr XVIII họ mới viết thành Tourane thành văn.

Nếu chúng ta khảo sát qua bản đồ hành chính Đà Nẵng thì cũng khó chấp nhận thuyết đã nêu trên.

Chúng ta thử suy diễn:

Thuyền buôn của ngoại quốc vào Cửa Hàn, thì thường cập bến bên tả ngạn, vì đây là trung tâm thành phố mà ngày xưa là nơi trao đổi hang hóa với người Trung Hoa hoặc người Chiêm. Nơi đây từ xưa đến nay dều có sự kiểm soát của các cơ quan Nhà nước.

Thời Pháp thuộc khu vực này đã thành lập các (xã) làng như: Thạch Thang, Hải Châu Chánh, Phước Ninh, Nại Hiên Tây, Nam Dương rồi mới đến Thạc Gián. Vậy tại sao phải lấy Thạc Gián dịch thành Tourane?

Người ta gji thành phố đà nẵng là gì năm 2024
Bản Đồ Đà Nẵng Cổ 3. Nguồn : Wikipedia

Thuyết của Auguste Hausxand:

Hausxand là một thương nhân của Pháp, đến Đà Nẵng trên tàu của Fornierr Duplan vào tháng 6/1845 vào đời vua Thiệu Trị triều Nguyễn, ông đã viết trong cuốn hồi ký”Voya en chine Cochinchine, Inde et Malaise” đã xuất bản ở Paris năm 1848, có đoạn đã nói về Đà Nẵng với danh xưng Tourane như sau:

(….) Ngày hôm sau, khoảng 5 giờ sang, chúng tôi ngược dòng song đến thăm thành phố hay làng Tourane, mà người bản xứ đã gọi một cách giản dị là Hane(Hàn), rồi người Pháp nói trại đi thành Tourane, vì lý do ngày xưa có một cái tháp dựng bên cạnh trên lối vào sông…..

Như vậy ý của Hausxand là muốn cắt nghĩa chữ Tourane do người Pháp ghép chữ “Tour”(cái tháp) và chữ “Hane”(Hàn). Ngày xưa bên lối vào Sông Hàn có một cái tháp, nên người Pháp đã nhân đó gọi Đà Nẵng là vùng Tháp Hàn(Tour Hane), rồi dần đọc thành Tourane.

THuyết này mới nghe qua thì có vẻ thuyết phục được, nhưng suy ra có thể là hoang đường. Vì cái tháp bên cạnh lối vào song Hàn, qua nghiên cứu rất kỹ, không thấy sách nào ghi. Còn Tour –Hane mà thành Tourane thì lại càng không hữu lý chuta nào, vì trước đó đã có chữ: Toron, Touron, Touane….rồi. Tại thành Điệ Hải(bờ Tây Hàn), vào đời vua Minh Mạng đều có cho xây tại đây cây cột có hình thù giống cái tháp đó chăng

Tóm lại, xung quanh danh xưng Tourane đã có rất nhiều giả thuyết, nhưng đến hôm nay, danh xưng Tourane không còn nữa. Chúng tôi chỉ ghi lại đôi dòng để nhắc lại vùng Đà Nẵng của đất Việt từ thuở xa xưa.

Đà Nẵng ngày xưa gọi là gì?

Đà Nẵng
Tên khác Đà Thành
Biệt danh Thành phố của những cây cầu Thành phố bên sông Hàn
Tên cũ Cửa Hàn, Kẻ Hàn, Turon, Tourane, Thái Phiên, Hiện Cảng, Quảng Nam - Đà Nẵng (hay Quảng Đà)
Hành chính

Đà Nẵng – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Đà_Nẵngnull

Tại sao lại có tên là Đà Nẵng?

Tiếng Chămpa là bộ phận của ngôn ngữ Mã Lai – Đa đảo, Hàn có nghĩa là Bến, còn từ Đà Nẵng có nghĩa là Sông Già, Sông Lớn (Đà là sông, nước; Nẵng là già, lớn). Nhà nghiên cứu Lam Giang cho rằng người Chăm gọi tên vùng này là “Hang Đanak” là bờ biển buôn bán. Còn “ Đanak” hay “Đarak” có nghĩa là “Sông Lớn”, tức sông Hàn.

Đà Nẵng là một thành phố như thế nào?

Đà Nẵng là thành phố lớn thứ 4 ở Việt Nam sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phòng về đô thị hóa và phát triển kinh tế – xã hội. Nằm trên bờ Biển Đông có cửa sông Hàn, Đà Nẵng là một trong những thành phố cảng có vị trí chiến lược của miền Trung Việt Nam và là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương.

Đà Nẵng có biệt danh là gì?

Theo ngôn ngữ Chăm, địa danh “Đà Nẵng” có thể được giải thích là “sông lớn”, “cửa sông lớn”. Địa danh này đã được ghi chú trên các bản đồ được vẽ từ thế kỉ XVI trở đi.