Người đầu tiên thám hiểm vòng quanh trái đất

Năm 1522, lần đầu tiên loài người hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới. Vậy ai là người đầu tiên đi vòng quanh thế giới và bằng phương tiện gì?

Người đầu tiên thám hiểm vòng quanh trái đất

Cung đường của đoàn người đầu tiên đi vòng quanh thế giới

Ai là người đầu tiên đi vòng quanh thế giới?

Chúng ta vẫn nghĩ rằng Ferdinand Magellan là người đầu tiên đi vòng quanh thế giới. Nhưng thực tế thì…

Có ý kiến cho rằng, thực chất thuyền trưởng Ferdinand Magellan là nhà hàng hải góp công không nhỏ trong chuyến hải trình lịch sử trên. Ông đã khởi hành chuyến đi vượt qua eo biển Nam Mỹ nguy hiểm và băng qua Thái Bình Dương, nhưng lại bị giết chết trong một trận chiến (Mactan) ở Philippines. Bởi vậy, tuy là người khởi xướng song Magellan lại không đến được đích của cuộc hành trình. Trong số hơn 200 thủy thủ khởi hành trên 5 con tàu do Magellan chỉ huy, chỉ còn 18 người trở về Tây Ban Nha vào năm 1522. Nhà hàng hải xứ Basque, Juan Sebastian Elcano đã chỉ huy thủy thủ đoàn sau cái chết của Magellan.

Người đầu tiên thám hiểm vòng quanh trái đất

Magellan có phải là người đầu tiên đi vòng quanh thế giới?

Juan Sebastian Elcano, nhà hàng hải xứ Basque đã tiếp tục chỉ huy đoàn thám hiểm sau khi Magellan qua đời vào năm 1521 và trở thành thuyền trưởng của con tàu duy nhất còn lại của đoàn, tàu “Victoria”, trên đường trở về Tây Ban Nha. Elcano và thủy thủ đoàn của ông được ghi nhận là những người đầu tiên đi vòng quanh thế giới thành công trong một chuyến hành trình duy nhất.

Ferdinand Magellan, như trên đã nói là người châu Âu đầu tiên đặt chân tới đây vào ngày 1-11-1520. Ông đặt tên cho eo biển này là “Estrecho de Todos los Santos” hay “Eo biển Tousaint”. Khi hải thuyền của Magellan tới Philippines năm 1521 thì Magellan bị giết, và người ta đặt tên ông cho eo biển quan trọng này để tưởng nhớ nhà hàng hải đầy dũng khí.

Eo biển Magellan là tuyến đường biển nằm ở phía nam của lục địa Nam Mỹ và phía bắc của Đất Lửa (tức một nhóm đảo ở Chi Lê). Đây là tuyến hàng hải quan trọng nhất nối giữa hai đại dương rộng lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Eo Magellan rất khó đi bởi độ hẹp, hướng gió và hải lưu khá… “khó lường”.

Eo Magellan có độ dài 570km, độ sâu mỗi nơi một khác – nơi nông nhất chỉ 20m, nơi rộng nhất là 33km và hẹp nhất khoảng 3km.

Biển Thái Bình Dương (tiếng Latinh là “Mare Pacificum”), đại dương lớn nhất thế giới, bao phủ 1/3 bề mặt trái đất với diện tích 179,7 triệu km2 – được đặt tên bởi chính Magellan. Ông gọi đây là “Mar Pacifico” (tiếng Bồ Đào Nha) – có nghĩa là “Biển bình yên” (Peaceful sea).

Cuộc hành trình của những người đầu tiên đi vòng quanh thế giới

Sử không chép rõ thiếu thời của Magellan. Người ta chỉ biết ông sinh năm 1480 ở Oporto, trong một gia đình có chút máu quý phái. Vì là một người lính vô danh, ông phải làm mọi việc vặt, song do thông minh, ông tìm hiểu nhiều về nghề hàng hải, địa lý, thiên văn, tâm lý”.

Người đầu tiên thám hiểm vòng quanh trái đất

Hình ảnh của Magellan

Trong một lần tới tỉnh Malacca – hồi đó là một đô thị sầm uất, nơi gặp gỡ của những tàu từ Trung Hoa, Ba Tư tới nên có đủ các mặt hàng quý như: gia vị Molengus, đồ sứ, gấm vóc Trung Hoa, ngà voi Xiêm, ngọc thạch Tích Lan, trầm hương Timor, thảm Arập, hồ tiêu Malabar và nô lệ của Borneo; Magellan thấy được sự giàu sang rực rỡ của phương Đông và khát khao tới được miền đất rực rỡ nơi xa xôi bắt đầu manh nha từ đó.

Song, có tài liệu chép rằng, cha của Magellan là ông Rodrigo de Magalhães và mẹ là bà Alda de Mesquita. Khi cả cha và mẹ đều mất ở tuổi lên 10, F. Magellan đã trở thành người hầu của Hoàng Hậu Leonor thuộc Hoàng gia Bồ Đào Nha.

Tháng 3-1505, ở tuổi 25, Magellan đăng ký phục vụ trên một hạm đội gồm 22 chiến thuyền của Bồ Đào Nha. Ông phục vụ trong hạm đội này trong 8 năm và đã tham gia một số trận đánh và bị thương trong trận Cannamore năm 1506.

Năm 1509, Magellan tham gia trong đoàn chiến thuyền của Diogo Lopes de Sequira đánh chiếm vùng đất Malaca, Malaysia. Tháng 9 năm đó, đoàn chiến thuyền của Bồ Đào Nha bị phục kích và buộc phải rút lui. Trong chiến dịch đó, Magellan đóng một vai trò quan trọng, cảnh báo và cứu thoát được Francisco Serrao, là một thuyền trưởng trong hạm đội, đồng thời cũng là anh em họ của mình. Magellan được vinh danh và thăng cấp.

Tuy vậy, sự nghiệp của Magellan không được thuận buồm xuôi gió ở đất Bồ Đào Nha. Sau một lần tự ý rời tàu mà không được phép, Magellan không còn được sủng ái nữa. Tiếp đó trong một trận dánh ở Morocco, ông bị thương ở chân và trở thành phế tật vĩnh viễn. Cũng trong thời gian này, có kẻ gièm pha với triều đình rằng, Magellan có những hoạt động buôn bán bất hợp pháp với người Moors. Mặc dù sau đó những cáo buộc này được chứng minh là không có cơ sở, tuy nhiên từ tháng 5-1514 ông vẫn không được tin dùng trở lại. Năm 1515, Magellan chỉ được đề nghị giữ một chân thủy thủ bình thường trên một chiến thuyền của Bồ Đào Nha và vì lòng tự trọng, ông đã từ chối tham gia chiến thuyền này.

Năm 1517, ông “có thái độ bất kính” đối với nhà vua Manuel I của Bồ Đào Nha, nguyên do là hết lần này tới lần khác nhà vua từ chối đề nghị của Magellan về việc tìm đường sang phương Đông.

Magellan ngầm cảm thấy ông không thể thực hiện được những ước mơ của mình trên chính quê hương Bồ Đào Nha. Ông tìm sang quốc gia láng giềng Tây Ban Nha, cũng là đối thủ cạnh tranh của Bồ Đào Nha trong những cuộc viễn chinh tìm đường đến các thuộc địa, các thị trường mới.

Ngày 22-3-1518, nhà vua Tây Ban Nha Charles I sắc phong cho F. Magellan và R. Faleiro – một nhà thiên văn học là “thuyền trưởng” chỉ huy chiến dịch mở “con đường gia vị”. Để khuyến khích Magellan và cộng sự của ông, nhà vua Tây Ban Nha đã thỏa thuận cho họ được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi như được độc quyền sử dụng con đường mà họ tìm ra trong 10 năm; được phong làm Thống đốc những vùng đất, hòn đảo mà họ phát hiện ra, được hưởng 1/5 số của cải thu được từ chuyến đi và nhiều quyền lợi khác nữa khi tìm ra được con đường này. Và Magellan lên đường.

Vào ngày 10 tháng 8 năm 1519, đoàn tàu 5 chiếc gồm Trinidad, San Antonio, Concepción, Victoria và Santiago dưới sự chỉ huy của F. Magellan rời cảng Seville, xuôi theo dòng sông Guadalquivir về Sanlucar de Barrameda một điểm tập kết nằm ở cửa sông. Họ dừng lại đây để củng cố tầu, trang thiết bị, cấp thêm thực phẩm và nước ngọt để rồi ngày 20 tháng 9 năm đó chính thức khởi hành rời Tây ban Nha. Ngoài khoản kinh phí của nhà Vua Tây ban Nha cấp cho việc đóng 5 con tàu này cùng lương thực, thực phẩm đủ dùng cho 2 năm, đoàn thám hiểm còn có các nguồn tài trợ khác. Một trong những nhà tài trợ quan trọng nhất là Christopher de Haro, một thương nhân Tây Ban Nha, người cũng tin vào việc có thể tìm ra được đường đi đến Đông bán cầu bằng cách đi về phía Tây và cùng với đó là mở ra cơ hội làm ăn buôn bán mới.

Ngày 6 tháng 9 năm 1522, Elcano cùng 17 người khác trong đoàn thám hiểm của F. Megellan về đến Tây Ban Nha trên con tàu Victoria, con tàu duy nhất còn lại trong cả một đoàn tàu 5 con sau gần 3 năm kể từ ngày xuất phát. Như vậy dù là người chỉ huy, nhưng Magellan không đi được hết hành trình của mình sau khi đến được vùng đất của hồi, quế mà chính Elcano là người, sau cái chết của F. Magellan, đã quyết định tiếp tục hành trình về hướng Tây để hoàn thành chuyến đi vòng quanh trái đất. Trong số 55 thủy thủ của tàu Trinidad, chỉ có 4 người quay trở về được đến Tây Ban Nha vào năm 1525 còn 51 người khác đã bỏ mình trong các cuộc chiến đấu với thổ dân địa phương và chết vì bệnh tật, đưa số tổng số người thiệt mạng trong thủy thủ đoàn của Megellan lên đến con số 232, bao gồm các quốc tịch Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Pháp, Anh và Đức.

Maximilianus Transylvanus là người đã phỏng vấn những người còn sống sót trở về sau cuộc thám hiểm khi họ trình diện trước hoàng gia Tây Ban Nha tại Valladolid vào mùa Thu năm 1522 và từ những lời kể của họ, ông đã viết lại toàn bộ hành trình của chuyến đi và cuốn sách này đã được xuất bản năm 1523, trong khi những dòng ghi chép của Pigafetta mãi đến năm 1525 mới được công bố rồi chính thức xuất bản vào năm 1800. Từ những tư liệu đó mà ngày nay chúng ta được biết về hành trình vòng quanh thế giới của F. Megellan.

Mỗi khoảnh khắc đầu tiên đều mang lại những cảm xúc đặc biệt – hãy chia sẻ câu chuyện ý nghĩa của bạn với TCNShop – đơn vị đầu tiên mang iPhone Xs Plus về Việt Nam.

Người đầu tiên thám hiểm vòng quanh trái đất
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Cách đây tròn năm thế kỷ, một đoàn thám hiểm đã ra khơi trên năm con tàu khởi hành từ Tây Ban Nha trong chuyến hành trình mà sau này đã đi vào lịch sử loài người như là chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển. Đó là một chuyến phiêu lưu đầy mạo hiểm, chết chóc và kéo theo nhiều tranh cãi còn lại cho đến ngày nay.

Vua Tây Ban Nha Charles V là người đã chắp cánh cho chuyến đi lịch sử này sau khi nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan không thể thuyết phục nhà vua ở quê hương ủng hộ hành trình tham vọng của mình.

Vào ngày 10/8/1519, tổng cộng 237 người, dưới sự chỉ huy của nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan, đã giương buồm ra khơi trong chuyến hải hành lịch sử khám phá tuyến đường mới tới quần đảo Moluccas của Indonesia (ngày nay là quần đảo Maluku). Tuy nhiên, không phải ai cũng đi đến cuối hành trình.

Trước những sóng gió giữa biển khơi, các thủy thủ bắt đầu cảm thấy bi quan về chuyến đi phía trước và nhà thám hiểm Magellan đã phải đối mặt với sự chống đối của các thuyền trưởng người Tây Ban Nha.

Chỉ trong vòng một năm kể từ ngày khởi hành, Magellan đã mất hai trong số năm tàu, trong đó một tàu bị chìm ở phía Nam châu Mỹ và tàu còn lại đã quay trở về Tây Ban Nha thay vì mạo hiểm đương đầu với những cơn bão lớn ở vùng biển phía Nam.

Cuộc hải trình đầu tiên vòng quanh thế giới đã viết tên Magellan vào các cuốn sách lịch sử. Tuy nhiên, ít ai biết rằng vị chỉ huy đoàn thám hiểm này thậm chí đã không thể đi đến đích. Magellan đã bỏ mạng trong một cuộc chiến với người dân bản địa trên đảo Mactan của Philippines vào tháng 4/1521.

Một nhà hàng hải người Tây Ban Nha có tên Sebastian Elcano đã thay Magellan cầm bánh lái và chỉ huy đoàn thám hiểm lúc này chỉ còn lại 18 thủy thủ thuộc đội tàu của Magellan. Họ đã kết thúc hành trình và trở về thành phố Seville, miền Nam Tây Ban Nha, vào tháng 9/1522 trên tàu Victoria, con tàu duy nhất còn sót lại.

Đường tìm về nơi xuất phát của đoàn thám hiểm hoàn toàn không phải là lộ trình mà Vua Tây Ban Nha Charles V vẽ ra. Chỉ thị ban đầu của Vua Charles V là tìm đường đến "quần đảo gia vị" Moluccas và quay trở lại Tây Ban Nha bằng cách đi ngược về phía Đông, thay vì đi đúng một vòng Trái Đất. Hai con tàu đã đến được Moluccas, trong đó một tàu đã mạo hiểm vượt bão để quay lại Tây Ban Nha bằng cách băng qua Thái Bình Dương.

Trong khi đó, tàu còn lại do Elcano làm thuyền trưởng, đã không tuân theo các chỉ thị của Vua Charles V và đã thành công trong chuyến đi đánh cược với số phận tới phía Tây và không đi qua vùng biển Bồ Đào Nha.

Nhà thám hiểm Magellan được ví là người tiên phong trong "thời đại vàng khám phá" mà đã góp phần vào sự mở rộng thuộc địa của Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, người Tây Ban Nha cho rằng vinh quang này thuộc về họ.

Hồi tháng Ba vừa qua, Học viện Lịch sử Hoàng gia Tây Ban Nha tuyên bố chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển cách đây 500 năm là kế hoạch của riêng người Tây Ban Nha. Để dàn xếp tranh cãi mà đến nay vẫn chưa "hạ hồi phân giải," hai quốc gia láng giềng này đã nhất trí sẽ cùng tổ chức sự kiện kỷ niệm 500 năm ngày đoàn thám hiểm đi vòng quanh thế giới trong năm nay.

Gác lại tranh cãi ai mới là người thực hiện thành công chuyến đi vòng quanh thế giới đầu tiên, câu chuyện này tự nó đã đi vào lịch sử.

Ông Jose Manuel Marques, Trưởng ban tổ chức lễ kỷ niệm ở Bồ Đào Nha, cho rằng nhà thám hiểm Magellan đã lần đầu tiên mang đến một cái nhìn toàn diện về thế giới, qua đó cho chúng ta thấy rằng chỉ có duy nhất một đại dương và đại dương là thứ gắn kết các dân tộc.

Theo TTXVN

Tin liên quan