Người cầm quyền đánh giá truyện năm 2024

Người cầm quyền đánh giá truyện năm 2024

NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN

(Trích Những người khốn khổ)

_ Victor Hugo _

1. Mục tiêu đọc hiểu

1. Kĩ năng:

1.1. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác thể hiện qua hoạt động nhóm và trình bày

kết quả thảo luận.

1.2. Năng lực riêng biệt

- Xác định được nội dung, vị trí của đoạn trích trong tác phẩm; hoàn cảnh, số

phận, tính cách từng nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật; tư tưởng nhân

văn cao đẹp của tác giả thể hiện ở quan niệm về các giá trị của con người.

2. Phẩm chất

- Rèn luyện bản thân, phát triển các phẩm chất tốt đẹp: sống yêu thương,

nhân ái, đồng cảm, yêu thương. Khơi gợi tình cảm nhân văn của con

người.

II. Kiến thức đọc hiểu:

2.1. Thời đại và trào lưu văn học

●Thời đại:

- Xã hội phương Tây thế kỉ XIX tồn tại nhiều mâu thuẫn: chủ yếu là mâu

thuẫn giữa tư sản và vô sản.

- Cuối thế kỉ XVIII: phong trào đấu tranh chống phong kiến và áp bức

dân tộc do CMTS Pháp dấy lên đã mang lại những thay đổi lớn lao trong

mọi lĩnh vực của xã hội Pháp và có ý nghĩa lớn ở Châu Âu.

● Trào lưu văn học

-Trào lưu văn học lãng mạn xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XVIII,

phát triển mạnh mẽ trong khoảng 30 năm đầu thế kỷ XIX. Đây là một

trào lưu văn học phức tạp và đầy mâu thuẫn, phản ánh một tâm trạng xã

hội ngự trị ở nhiều nước châu Âu thời kỳ tiếp sau cuộc cách mạng tư sản

Pháp 1789.

2.2. Thể loại

Người có uy quyền hoặc là người có địa vị xã hội cao, giàu có, khiến người khác nể sợ hoặc là người có tài năng kiệt xuất, khiến người khác dè chừng và ngưỡng mộ.

Câu 2: Bạn đã từng đọc cuốn sách hay xem bộ phim nào mà nhân vật trong đó là một người có uy quyền? Bạn hãy chia sẻ ấn tượng của mình về nhân vật ấy.

Vd. Chị Thao trong truyện: Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê là người có quyền uy. Vì chính chị là đội trưởng, chị đã ra lệnh cho Phương Định ở lại trong hang, còn mình và Nho thì chạy lên cao điểm khi máy bay Mĩ vữa bỏ bom. Bằng chức vụ và tinh thần trách nhiệm cũng như tình cảm: giành phần nguy hiểm về mình, nên Phương Định phải nghe lời chị mà ở lại trong hang.

2. Tác giả, tác phẩm

2.1. Tác giả

  1. Con người và cuộc đời

V.Hu-gô (1802- 1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của nước Pháp TK XIX.

Ông sinh ra trong một gia đình phức tạp về tư tưởng, trong một thời đại nước Pháp bão tố rối ren về chính trị.

Tư tưởng có sự chuyển biến từ tư tưởng quân chủ sang tư tưởng dân chủ đứng về phía nhân dân, mang một niềm khát khao tự do và trái tim tràn đầy yêu thương.

Là nhà văn được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới 9/1985.

  1. Sự nghiệp

Là một trong những nhà văn, nhà thơ lãng mạn tiêu biểu ở Pháp ở thế kỉ XIX; hướng ngòi bút vào những người khốn khổ, phát hiện những mâu thuẫn của xã hội và giải quyết trên nguyên tắc tình thương.

Đánh giá: “thần đồng thơ ca”, “người khổng lồ” và “một thiên tài sáng tạo".

Phong cách sáng tác hướng ngòi bút vào những người khốn khổ, phát hiện những mâu thuẫn của xã hội và giải quyết trên nguyên tắc tình thương.

⇒ V.Hu-gô chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

2.2 Tiểu thuyết: “Những người khốn khổ”

Hoàn cảnh sáng tác:

  • Ngay từ 1829,V.Hu-gô đã có ý định viết một cuốn tiểu thuyết về người tù khổ sai. Sau năm 1830 Hu-gô đặc biệt chú ý đến các vấn đề xã hội (phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, những bất công xã hội, sự sa đoạ của con người). Hu-gô bắt tay vào việc sưu tầm tài liệu và bắt đầu viết bộ tiểu thuyết này vào năm 1840, thoạt đầu gọi là “Những cảnh cùng khổ” và hoàn thành vào năm 1861.
  • Được xuất bản năm 1862.

II. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đọc văn bản

2. Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản

Câu 1. Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin được miêu tả như thế nào?

  • Trong truyện, Phăng-tin là một nữ công nhân bất hạnh (nghèo khổ, phải bán tóc, bán răng để nuôi con).
  • Hiện Phăng-tin đang nằm trên giường bệnh trong bệnh xá, đang hết sức ốm yếu; khao khát được gặp con trước khi mất.

Câu 2. Vì sao người kể chuyện lại lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”?

  • Giăng Van-giăng khi trở thành thị trưởng đã lấy tên là Ma-đơ-len. Nhưng để cứu một người vô tội bị nhận nhầm thành mình, Giăng Van-giăng đã đến tòa thú nhận thân phận thực.
  • “Từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”, tức là Giăng Van-giăng đã quay trở về thành thơ xén cây bình thường khi xưa, không còn là thị trưởng uy quyền nữa.

Câu 3. Chú ý cách miêu tả giọng nói của Gia-ve.

  • Giọng điệu “man rợ, điên cuồng”
  • Giọng nói “không phải tiếng người nói mà là tiếng ác thú gầm”

⇒ Qua giọng nói đã hé mở tính cách điên cuồng, tàn nhẫn, hung ác của nhân vật.

Câu 4. Tại sao Phăng-tin cảm thấy “cả thế giới đang tan biến”?

  • Đối với Phăng-tin, Giăng Van-giăng là thị trưởng luôn làm việc thiện và giúp người nghèo, là hiện thân cho cái đẹp, cái thiện, là sự dũng cảm của chị: “Nhưng ông thị trưởng vẫn đứng đó. Chị còn sợ gì nữa?”
  • Nhưng khi thấy tên chó săn tóm cổ Giăng Van-giăng, và “ông thị trưởng cúi đầu”, Phăng-tin tưởng như thấy cái thiện đang cúi đầu chịu thua cái ác. Chị thấy thế giới tốt đẹp này đã biến mất theo cái cúi đầu đó.

Câu 5. Chú ý ngôn ngữ ra lệnh của Gia-ve và ngôn ngữ của Giăng Van-giăng qua lời đối thoại.

  • Gia-ve: lời nói cộc lốc, quát nạt, nôn nóng, ép buộc (“Mau lên!”, “Nói to, nói to lên!”, “Ta bảo mày nói to lên cơ mà.”), khinh thường đối phương (cách xưng hô “ta-mày”).
  • Giăng Van-giăng: lời nói nhẹ nhàng, lịch sự (cách xưng hô “tôi-ông”), bình tĩnh, kiên định.

Câu 6. Phăng-tin có phản ứng và cảm xúc như thế nào khi nghe đến đứa con gái của mình?

  • Phăng-tin có phản ứng mạnh khi nghe đến đứa con: chị “run lên bần bật”, các lời thoại liên tiếp cất lên, đều là những câu kết thúc bằng dấu chấm than, thể hiện cảm xúc dâng trào của chị - Phăng-tin rất muốn, rất khao khát được gặp con gái mình trước khi mất.

Câu 7. Chú ý thái độ của Gia-ve khi nói về Giăng Van-giăng.

  • Trong cuộc đối thoại với Phăng-tin, Gia-ve tỏ ý khinh thường Giăng Van-giăng khi nhắc đến quá khứ của Giăng Van-giăng: “Cái xứ chó đểu gì mà những thằng tù đi đày thì làm ông nọ ông kia”.

Câu 8. Tại sao Gia-ve lại thấy run sợ?

  • Gia-ve run sợ trước sức mạnh của Giăng Van-giăng, khi Giăng Van-giăng tay không bẻ gãy cái gióng giường, và cầm cái gióng đó “trợn mắt nhìn Gia-ve”. Gia-ve run sợ trước lời cảnh báo của Giăng Van-giăng: “Tôi khuyên anh đừng có quất rầy tôi lúc này”.
  • Bởi vì trước đó, Giăng Van-giăng đã kết tội Gia-ve là kẻ “giết chết người đàn bà này rồi”, nên khi thấy Giăng Van-giăng tiến lại gần, Gia-ve run sợ.

Câu 9. Chú ý hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện.

  • Người kể chuyện nói thay những câu hỏi mà người đọc cùng thắc mắc khi đọc đến tình tiết Giăng Van-giăng ghé lại thì thầm bên tai Phăng-tin. Qua một loạt câu hỏi, nhà văn đã gợi liên tưởng đến mối liên hệ giữa hai con người khốn khổ, đến việc Giăng Van-giăng thực hiện lời hứa.
  • Đồng thời, đoạn trữ tình ngoại đề này đã góp phần soi sáng tư tưởng tác phẩm: vượt lên trên hiện thực để vươn tới cái đẹp, cái thiện.

Câu 10. Thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve thể hiện ở câu nói sau cùng trong đoạn trích.

  • Giăng Van-giăng nói với Gia-ve: “Giờ anh muốn làm gì thì làm”. Câu nói thể hiện sự bình thản, ung dung của Giăng Van-giăng. Giăng Van-giăng không sợ Gia-ve, không lo lắng đến việc bị Gia-ve bắt.

3. Tìm hiểu chung

3.1 Tóm tắt văn bản

Vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng buộc phải tự thú mình là ai. Bởi vậy, ông đã đến từ giã Phăng-tin khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn. Đoạn trích kể lại tình huống Gia-ve dẫn lính đến bắt Giăng Van-giăng khi ông đến thăm Phăng-tin lúc nàng đang hấp hối. Ban đầu, Giăng Van-giăng chưa mất hẳn uy quyền của một ông thị trưởng. Vì không muốn dập tắt niềm hi vọng của Phăng–tin ông phải hạ mình trước Gia-ve. Nhưng Gia-ve vẫn tàn nhẫn tuyên bố Giăng van-Giăng chỉ là một tên tù khổ sai vượt ngục và hắn sẽ bắt ông. Phăng-tin tuyệt vọng tắt thở. Căm phẫn trước sự tàn ác của Gia-ve, Giăng van-giăng khôi phục uy quyền khiến hắn phải run sợ và làm những nghĩa vụ cuối cùng đối với Phăng-tin.

3.2 Bố cục: 2 phần

Phần 1 (từ đầu... “Phăng tin tắt thở”): Gia-ve biết thân phận thị trưởng Ma-đơ-len là tù khổ sai Giăng Van-giăng đến bắt ông, và gây ra cái chết của Phăng-tin.

Phần 2 (còn lại): Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền.

⇒ Cả hai phần đều nằm trong chỉnh thể đoạn trích, có mối liên hệ mật thiết với nhau. Phần một quyền uy của Giăng Van-giăng còn mờ nhạt, chưa rõ ràng thì phần hai chính là cách mà ông thể hiện uy quyền của bản thân trước tên Gia-ve.

3.3 Xuất xứ

Người cầm quyền khôi phục uy quyền” được trích trong tiểu thuyết lãng mạn nổi tiếng “Những người khốn khổ”.

III. Suy ngẫm và phản hồi

1. Nhân vật Giăng Van-giăng

a. Thái độ với Phăng-tin

Hoàn cảnh và tâm trạng:

  • Không muốn sông giả dối, giàu sang mà lương tâm day dứt (không muốn một người vô tội vì mình mà bị kết án oan) "Tự thú"
  • Nhưng ông lại không có điều kiện để cứu mẹ con Phăng-tin khi ông tự thú, nộp mình cho cảnh sát

⇒ Giăng Van-giăng bị đẩy vào tình cảnh ngặt nghèo. Đấu tranh giữa cái cao cả >< cái thấp hèn, giữa tội lỗi>< lòng nhân ái

⇒ Chấp nhận tự thú và nài nỉ Gia-ve cho 3 ngày để lo việc cho Phăng-tin

Thái độ và hành động đối với Gia-ve:

Trước sự hùng hổ hung hãn của Gia-ve:

  • Cử chỉ điềm tĩnh, nhẫn nhịn, tránh xung đột, cầu xin
  • Thái độ không hề tỏ ra khiếp sợ trước Gia-ve, trước uy quyền

⇒ Nhún nhường vì Phăng-tin" Tấm lòng cao đẹp của tình thương.

Trước thái độ tàn bạo của Gia-ve làm Phăng-tin sợ hãi đến chết:(dẫn chứng)

  • Cử chỉ dứt khoát, lời lẽ từ tốn nhưng có sức mạnh lên án tố cáo mạnh mẽ quyết liệt như một lời kết án của quan tòa
  • Thái độ phẫn nộ nhưng hết sức kiềm chế với lời lẽ nghiêm khắc, bình tĩnh, chủ động làm Gia-ve khiếp sợ => Lương tri, đạo đức con người đã mang lại cho Giăng Van-giăng sức mạnh vô song. Vì lẽ đó một nghịch lí xuất hiện: Tuy là kẻ cầm quyền nhưng Gia-ve không phải là kẻ mạnh, kẻ mạnh là Giăng Van-giăng, không phải sức mạnh từ bàn tay mà là sức mạnh từ tâm hồn ’ Uy quyền thuộc về Giăng Van-giăng. Cái thiện giành được uy quyền, sức mạnh đẩy lùi cái ác

Thái độ đối với Phăng-tin:

Trước nội sợ hãi của Phăng-tin khi Gia-ve xuất hiện:

  • Nhẹ nhàng điềm tĩnh, trìu mến, làm yên lòng Phăng-tin, trấn an... " Làm chỗ dựa tinh thần cho Phăng-tin

⇒ Nhận xét: Giăng Van-giăng thấu hiểu, xót thương vô hạn trước nỗi đau và sự bất hạnh của Phăng-tin. Trong tình huống đối mặt với Gia-ve, dù sắp bị bắt nhưng ông hoàn toàn không bận tâm số phận của bản thân, chỉ dành trọn sự quan tâm, lo lắng cho Phăng-tin. Phăng-tin chết đau đớn trước khi gặp lại đứa con gái tội nghiệp khiến Giăng Van-giăng tự thấy mình có phần trách nhiệm.

Hành động nói với người đã khuất:

  • Giăng Van-giăng đã nói những gì với Phăng-tin? Khó có thể trả lời dứt khoát câu hỏi đó. Chính người kể chuyện ngôi thứ ba (kiểu người kể chuyện toàn tri) mà vẫn không thể biết hết mọi điều: “Ông nói gì? Con người khổ sở ấy có thể nói gì với người đã chết? Những lời ấy là lời gì vậy? [...] Kẻ đã chết có nghe thấy không?”. Ta biết rằng, mối quan tâm cuối cùng của Phăng-tin không phải là sự sống chết của bản thân, mà là số phận của đứa con gái tội nghiệp. Khi nghe Giăng Van-giăng xin Gia-ve ba ngày để đi tìm Cô-dét (Cossette), Phăng-tin đã run lên bần bật vì biết con gái mình chưa có mặt ở đây như lời người ta đã nói. Phăng-tin chết khi chưa được gặp con đã khiến Giăng Van-giăng cảm thấy hết sức ân hận, khổ sở. Có thể suy đoán rằng, những lời thì thầm cuối cùng của ông bên tai Phăng-tin là lời hứa bảo vệ Cô-dét. Chỉ những lời như thế mới có thể tác động một cách kì lạ, khiến Phăng-tin – một người đã chết – vẫn mỉm cười và gương mặt “sáng rỡ lên một cách lạ thường”.

b. Thái độ với Gia-ve

Ban đầu, Giăng Van-giăng nói năng bình tĩnh, không chút sợ hãi, mặc dù ông biết mình đã rơi vào tay Gia-ve: “Tôi biết là anh muốn gì rồi”.

Khi Gia-ve cầm cổ áo ông (hành động khiến Phăng-tin “tưởng như cả thế giới đang tan biến”), Giăng Van-giăng không gỡ tay hắn ra, mà chỉ gọi trần trụi, đích danh “Gia-ve...” với tất cả sự coi thường.

Nhưng rồi, vì muốn được đi tìm con gái cho Phăng-tin, Giăng Van-giăng sẵn sàng hạ mình trước kẻ mà ông khinh bỉ: “Thưa ông, tôi muốn nói riêng với ông câu này”, “Tôi cầu xin ông có một điều...”.

Trước sự việc đau thương xảy ra ngoài ý muốn: Phăng-tin ngã đập đầu vào thành giường vì tuyệt vọng, Giăng Van-giăng đã kết tội Gia-ve một cách đanh thép: “Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó”.

Muốn có không khí tĩnh lặng để thì thầm những lời cuối cùng với linh hồn Phăng-tin và sửa soạn cho chị, ông không ngần ngại thể hiện thái độ cứng rắn trước Gia-ve: cầm thanh sắt và nói một câu tưởng nhẹ nhàng mà chứa đầy sức mạnh của một người có thể làm bất cứ điều gì khi cần thiết: “Tôi khuyên anh đừng có quấy rầy tôi lúc này”. Chính câu nói đó đã khiến Gia-ve phải run sợ.

Mọi việc xong xuôi, Giăng Van-giăng đã chấp nhận tình thế một cách chủ động, bình tĩnh: “Giờ anh muốn làm gì thì làm”. Ấy là câu nói của một người sẵn sàng đi vào cuộc tuẫn nạn.

⇒ Như vậy, ngôn ngữ và thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve thay đổi liên tục, gồm đủ sắc thái, cung bậc, nhưng rất phù hợp, bởi đó là hệ quả sự tác động của tình huống, nhất là từ cách hành xử tàn nhẫn của chính Gia-ve.

2. Nhân vật Gia-ve

  1. Ngoại hình:

Bộ mặt gớm ghiếc, đáng sợ.

Giọng nói hách dịch, “man rợ, điên cuồng”.

Thái độ đắc thắng khi cảm thấy cuộc săn đuổi Giăng Van-giăng – một đối thủ xứng tầm – đã kết thúc (“Phá lên cười; Ở đây làm gì còn có ông thị trưởng nữa!”).

Cái nhìn lạnh lùng, độc ác “như có móc, móc vào người”, như “đi thấu vào đến tận xương tuỷ” của đối thủ.

Hành động trịch thượng (“túm cổ áo Giăng Van-giăng”), muốn đối thủ khuất phục trước quyền uy của mình (“Gọi ta là ông thanh tra”).

Muốn thể hiện ta đây làm việc minh bạch, không khuất tất (“Nói to, nói to lên! Ai nói gì với ta thì phải nói to!”).

Với sự vô cảm, vô tình, Gia-ve đã gián tiếp gây ra cái chết của Phăng-tin (qua kết luận đanh thép của Giăng Van-giăng).

Sợ hãi trước thái độ cứng rắn của Giăng Van-giăng (“Sự thật Gia-ve run sợ”).

  1. Thái độ và cách ứng xử:

Đối với Phăng- tin:

  • Quát tháo làm náo loạn cả phòng bệnh
  • Dùng lời lẽ thô bỉ, tàn nhẫn, mạt sát Phăng- tin
  • Tàn nhẫn chà đạp lên niềm hi vọng tìm gặp con của Phăng- tin
  • Trước cái chết của Phăng- tin: tiếp tục quát tháo giục Giăng-Van- giăng

⇒ Lạnh lùng, độc ác, tàn nhẫn trước nỗi đau khổ của con người.

Đối với Giăng- Van- giăng:

  • Trước sự chứng kiến của Phăng- tin: Đe dọa, uy hiếp, hống hách
  • Trước hành động của Giăng- Van giăng khi Phăng – tin chết- Bị áp đảo thì run sợ, hèn nhát

Nhận xét:

Gia- ve đã bộc lộ bản chất của một tên hung thần, một con thú dữ, một con chó nhà trung thành của xã hội tư bản tàn bạo sẵn sàng bóp chết một cách tàn nhẫn niềm hi vọng, nguyện vọng nhỏ bé nhất, nhân đạo nhất, thậm chí cả mạng sống đã mong manh như chiếc lá rụng của con người khốn cùng. Tuy nhiên hắn cũng tỏ ra hết sức hèn nhát và hoàn toàn bất lực trước cái uy thế áp đảo, cái lớn lao, cái cao cả và những hành động vô cùng nhân đạo và cao thượng cuả Giăng Van-giăng.

  • Như vậy, dưới ngòi bút của V. Hu-gô, Gia-ve hiện lên như một kẻ không tim. Đó là một “cỗ máy”, một thứ công cụ phi nhân tính, chỉ biết thực thi phận sự một cách tàn nhẫn, lạnh lùng, không có tình người.
  • Khi nói về Gia-ve, người kể chuyện không giấu giếm thái độ căm ghét. Qua lời kể hoặc qua cách nhìn của nhân vật khác trong tác phẩm, con người Gia-ve được định danh bằng những cụm từ như: “bộ mặt gớm ghiếc”, “tên chó săn Gia-ve”; “không phải là tiếng người nói mà là tiếng ác thú gầm”… Toàn bộ con người Gia-ve toát lên vẻ độc ác, tàn nhẫn, lạnh lùng. Ấn tượng đó được tạo nên bởi cách tái hiện nhân vật của người kể chuyện.

3. Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Đoạn trích miêu tả uy quyền của hai nhân vật: Gia-ve và Giăng Van-giăng. Mỗi nhân vật có cách thể hiện uy quyền riêng của mình.

  1. Uy quyền của Gia-ve:

Gia-ve là người của nhà nước, một viên thanh tra đang thực thi pháp luật. Bấy lâu, Gia-ve nghi ngờ ông thị trưởng Ma-đơ-len chính là người tù khổ sai Giăng Van-giăng – người mà hắn để cả một đời để tìm kiếm. Giờ đây, sự thật về người tù khổ sai mang tên khác để trốn tránh truy nã đã được làm sáng tỏ. Nắm trong tay sức mạnh của pháp luật, Gia-ve có toàn quyền đối với Giăng Van-giăng. Ý thức được điều đó, Gia-ve đắc thắng, “túm lấy cổ áo” của Giăng Van-giăng khiến ông cúi đầu chịu đựng; quát tháo, chửi bới Giăng Van-giăng một cách thô bỉ; ra lệnh bắt Giăng Van-giăng phục tùng; nhạo báng lời đề nghị khẩn thiết của Giăng Van-giăng; sẵn sàng gọi lính vào cùm tay Giăng Van-giăng để tống vào nhà tù,... Như vậy, giờ đây Gia-ve đang khôi phục uy quyền của mình đối với Giăng Van-giăng – điều bấy lâu hoàn toàn vô hiệu trước ông thị trưởng Ma-đơ-len.

  1. Uy quyền của Giăng Van-giăng:

Trước khi tình huống truyện xảy ra, ông Ma-đơ-len (chính Giăng Van-giăng) là người cầm quyền. Ông là một thị trưởng giỏi giang, đáng kính, khiến Gia-ve phải phục tùng. Nhưng lúc bị phát giác, ông trở lại thân phận của kẻ phạm pháp. Mọi quyền lực sẽ bị tước bỏ, buộc phải chấp nhận số kiếp của người tù khổ sai. Tuy nhiên, trong tình huống ở đoạn trích, Giăng Van-giăng đã làm đảo lộn vị thế giữa ông và Gia-ve: ông cầm thanh sắt để thể hiện sức mạnh nhằm trấn áp kẻ độc ác, lạnh lùng. Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền của mình: uy quyền của một người dám hi sinh bản thân để thực hiện nghĩa vụ của lương tâm. Gia-ve đã phải run sợ trước Giăng Van-giăng, điều đó chứng tỏ Giăng Van-giăng mới là người thực sự có uy quyền.

⇒ Trong đoạn trích trên, nhân vật thật sự có uy quyền là nhân vật Giăng Van-giăng.

⇒ Lý do khẳng định như vậy là vì xuyên suốt đoạn trích, tuy Giăng Van-giăng có thái độ nhún nhường với Gia-ve nhưng lời nói, cử chỉ và hành động của anh đều thể hiện sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khiến Gia-ve phải sợ hãi.

⇒ Điều làm nên uy quyền của một con người:

  • Trước hết là ở phẩm chất, tâm hồn lương thiện, giàu lòng thương người.
  • Tiếp đến, điều làm nên uy quyền của một con người còn ở lời nói, cử chỉ và hành động phải thể hiện sự mạnh mẽ, quyết liệt khiến người tin tưởng, kính phục.
  • Uy quyền của con người có thể được tạo nên bởi vị thế xã hội (chẳng hạn chức thị trưởng), hoặc bởi vai trò của người thực thi pháp luật (ví dụ viên thanh tra). Tuy nhiên, ở đây, những uy quyền kiểu đó đã không hề được thể hiện. Giăng Van-giăng không còn là ông thị trưởng khiến Gia-ve tuân phục như trước đây; ở chiều ngược lại, viên thanh tra Gia-ve cũng không khiến Giăng Van-giăng sợ hãi dù ông đang ở vị trí kẻ phạm pháp lẩn trốn bấy lâu giờ đây sắp bị bắt. Khi Giăng Van-giăng khiến Gia-ve run sợ, ấy là lúc ông đã khôi phục uy quyền của mình. Quyền uy ấy của Giăng Van-giăng được tạo nên bởi sức mạnh của tình thương, sức mạnh của lương tâm, của đức hi sinh vì người khác.

IV. Đọc kết nối viết

Bạn có cảm thấy hứng thú khi đọc những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri hay không? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của mình về vấn đề này.

Đoạn văn tham khảo.

Trong văn học, một tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri có khả năng tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt của tác phẩm, khơi gợi sự hứng thú của bạn đọc và không chỉ tái hiện lại câu chuyện một cách hoàn hảo mà còn nêu được quan điểm, thái độ của người kể chuyện. Người kể chuyện toàn tri là một người có kiến thức đầy đủ về các sự kiện của câu chuyện và các động cơ và suy nghĩ chưa được làm sáng tỏ của các nhân vật khác nhau. Một người kể chuyện toàn tri thậm chí có thể biết và nói với người đọc những điều về các nhân vật mà họ không biết cho chính họ. Người kể chuyện toàn tri có thể bị xâm phạm và can thiệp vào việc truyền tải câu chuyện của chính họ để giải quyết trực tiếp cho người đọc; đồng thời họ còn có thể bình luận về các hành động, truy tố hoặc thậm chí đưa ra những bài học đạo đức. Một người kể chuyện toàn tri cung cấp một ý tưởng về suy nghĩ và cảm xúc của tất cả các nhân vật; điều này đặc biệt hữu ích trong một câu chuyện dài hoặc phức tạp có nhiều nhân vật. Bằng cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhiều nhân vật, người kể chuyện cung cấp một cái nhìn đa sắc thái hơn về các sự kiện; nó cũng giúp người đọc hiểu hơn về tâm lý của các nhân vật. Trong văn học, một quan điểm toàn tri là một trong đó người kể chuyện biết suy nghĩ và hành động của mỗi nhân vật trong câu chuyện kể; được gọi là người thứ ba toàn tri. Một người kể chuyện toàn tri ở ngôi thứ ba có thể nhảy tự do giữa tâm trí của các nhân vật khác nhau, trong các chương khác nhau hoặc thậm chí trong cùng một cảnh. Người kể chuyện trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền chính là người kể chuyện toàn tri ngôi thứ ba đã đưa người đọc đến với câu chuyện về ba nhân vật Giăng Van-giăng, Phăng-tin và Gia-ve; đến gần hơn với tâm lý, cảm xúc của các nhân vật và hòa mình vào diễn biến sự việc một cách triệt để. Như vậy, bằng cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhiều nhân vật, người kể chuyện toàn tri đã cung cấp một cái nhìn đa sắc thái hơn về các sự kiện; giúp người đọc hiểu được tâm lý, cảm xúc của các nhân vật và góp phần tạo nên sự hứng thú của bạn đọc khi đọc câu chuyện ấy.