Ngôi sao nào gần trái đất nhất

Mục lục

  • 1 Lịch sử quan sát
    • 1.1 Thời kỳ Cổ đại
    • 1.2 Thời kỳ Trung cổ
    • 1.3 Thiên văn sao từ thế kỷ thứ XVII đến nay
  • 2 Định danh
  • 3 Các đơn vị đo
  • 4 Sự hình thành và tiến hóa
    • 4.1 Sự hình thành tiền sao
    • 4.2 Dải chính
    • 4.3 Sau dải chính
      • 4.3.1 Sao khối lượng lớn
      • 4.3.2 Suy sụp
  • 5 Phân bố
  • 6 Các đặc tính
    • 6.1 Độ tuổi
    • 6.2 Thành phần hóa học
    • 6.3 Đường kính
    • 6.4 Động học
    • 6.5 Từ trường
    • 6.6 Khối lượng
    • 6.7 Sự tự quay
    • 6.8 Nhiệt độ
  • 7 Bức xạ
    • 7.1 Độ sáng
    • 7.2 Cấp sao
  • 8 Phân loại
  • 9 Sao biến quang
  • 10 Cấu trúc
  • 11 Chu trình phản ứng tổng hợp hạt nhân
  • 12 Xem thêm
  • 13 Tham khảo
    • 13.1 Chú thích
    • 13.2 Ghi chú
  • 14 Đọc thêm
  • 15 Liên kết ngoài

Lịch sử quan sátSửa đổi

Thời kỳ Cổ đạiSửa đổi

Con người đã từng nhóm các vì sao tạo ra các hình ảnh từ thời cổ đại.[5]
Bức họa chòm sao Sư tử năm 1690 của Johannes Hevelius.[6]

Về mặt lịch sử, các ngôi sao đã trở thành quan trọng đối với các nền văn minh trên toàn thế giới. Chúng trở thành một phần của tín ngưỡng tôn giáo và đóng vai trò quan trọng trong việc định vị và định hướng. Nhiều nhà thiên văn cổ đại tin rằng các sao nằm cố định trên một thiên cầu, và chúng bất biến. Để thuận tiện, các nhà thiên văn đã nhóm các ngôi sao lại thành các chòm sao và sử dụng chúng để theo dõi chuyển động của các hành tinh và suy đoán vị trí của Mặt Trời.[5] Chuyển động của Mặt Trời so với các ngôi sao (và đường chân trời) đã được sử dụng để làm ra dương lịch, và được dùng để áp dụng điều tiết trong nông nghiệp.[7] Lịch Gregory hiện tại là lịch được sử dụng nhiều nơi trên thế giới, là dương lịch dựa trên góc của trục quay Trái Đất liên hệ tương đối với Mặt Trời.

Bản đồ sao chính xác cổ nhất cho đến ngày nay xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại năm 1534 trước Công nguyên.[8] Danh lục sao được biết đến sớm nhất đã được biên soạn bởi các nhà thiên văn học Babylon ở Lưỡng Hà vào cuối thiên niên kỷ hai trước Công nguyên, trong thời đại Kassite (khoảng 1531-1155 TCN).[9] Danh lục sao đầu tiên của thiên văn học Hy Lạp đã được lập ra bởi Aristillus vào xấp xỉ năm 300 TCN, với sự giúp đỡ của Timocharis.[10] Danh lục sao của Hipparchus (thế kỷ hai trước Công nguyên) bao gồm 1.020 ngôi sao và đã được Ptolemy đưa vào trong danh lục của ông.[11] Hipparchus là người đầu tiên phát hiện ra một sao mới nova được ghi lại trong lịch sử.[12] Rất nhiều tên gọi các chòm sao và ngôi sao sử dụng ngày nay được bắt nguồn từ thiên văn của người Hy Lạp.

Thời kỳ Trung cổSửa đổi

Mặc dù xuất hiện như thể bất biến trên bầu trời, các nhà thiên văn Trung Hoa cổ đại đã khẳng định là những ngôi sao mới có thể xuất hiện.[13] Năm 185, lần đầu tiên họ đã quan sát và ghi lại một vụ nổ siêu tân tinh, bây giờ gọi là SN 185.[14] Sự kiện ngôi sao bừng sáng nhất từng được ghi lại trong lịch sử là vụ nổ siêu tân tinh SN 1006, đã được quan sát vào năm 1006 và được ghi chép bởi nhà thiên văn Ai Cập Ali ibn Ridwan và một vài nhà thiên văn Trung Hoa khác.[15] Siêu tân tinh SN 1054 (Thiên Quan khách tinh), tạo ra tinh vân Con Cua, cũng đã được quan sát bởi các nhà thiên văn Trung Hoa và Hồi giáo.[16][17][18]

Một bản đồ sao của Tô Tụng (苏颂 hay 蘇頌, Su Song) đời Tống.

Các nhà thiên văn Hồi giáo thời Trung cổ đã đặt tên gọi Ả rập cho rất nhiều ngôi sao mà vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay, họ cũng đã phát minh ra nhiều loại dụng cụ thiên văn học dùng để tính toán vị trí của các ngôi sao. Họ đã xây dựng các viện nghiên cứu quan sát lớn đầu tiên, với mục đích chính là để lập các danh lục sao Zij.[19] Một trong số chúng, cuốn Sách của những ngôi sao cố định (năm 964) do nhà thiên văn học Ba Tư Abd al-Rahman al-Sufi viết, ông là người đã quan sát rất nhiều ngôi sao, quần tinh (bao gồm Omicron Velorum và quần tinh Brocchi) và các thiên hà (gồm thiên hà Andromeda).[20] Vào thế kỷ thứ XI, nhà bác học người Ba Tư Abu Rayhan Biruni đã miêu tả Ngân Hà như là tập hợp vô số các mảnh với tính chất của các sao mờ, và tính ra vĩ độ của nhiều sao trong quá trình nguyệt thực năm 1019.[21]

Nhà thiên văn Ibn Bajjah người ở Al-Andalus đề xuất là Ngân Hà là tập hợp của nhiều sao mà gần như chạm vào nhau và hiện lên là một hình ảnh liên tục do hiệu ứng của khúc xạ từ các vật liệu trong không khí, với trích dẫn quan sát của ông về sự giao hội của Sao Mộc và Sao Hỏa năm 500 AH (tức 1106/1107 AD) như là một chứng cứ.[22]

Các nhà thiên văn học Châu Âu thời Trung Cổ như Tycho Brahe đã nhận ra các sao mới trong bầu trời đêm (sau đó gọi là novae), gợi ra rằng bầu trời (thiên đường) không hề bất biến như trước đây. Vào năm 1584, Giordano Bruno đề xuất rằng các ngôi sao thực sự là những mặt trời khác, và có thể có các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời, thậm chí giống với Trái Đất, quay quanh chúng,[23] một ý tưởng đã từng được đề cập đến bởi các nhà triết học Hy Lạp Democritus và Epicurus,[24] và bởi các nhà vũ trụ học Hồi giáo Trung cổ[25] như Fakhr al-Din al-Razi.[26] Các thế kỷ tiếp sau, ý tưởng về các ngôi sao như các mặt trời ở xa đã nhận được sự nhất trí giữa các nhà thiên văn. Để giải thích tại sao các ngôi sao không tác động hấp dẫn đáng kể lên hệ Mặt Trời, Isaac Newton cho rằng các ngôi sao được phân bố đều theo mọi hướng, dựa trên một ý tưởng do nhà thần học Richard Bentley đưa ra.[27]

Thiên văn sao từ thế kỷ thứ XVII đến naySửa đổi

Nhà thiên văn người Ý Geminiano Montanari đã ghi lại các quan sát về sự thay đổi độ sáng của sao Algol năm 1667. Edmond Halley đã công bố những đo đạc đầu tiên về chuyển động riêng của cặp các sao "cố định" gần, cho thấy chúng đã thay đổi vị trí theo thời gian từ thời của các nhà thiên văn Hy Lạp Ptolemy và Hipparchus. Đo đạc trực tiếp đầu tiên về khoảng cách đến một ngôi sao (61 Cygni với khoảng cách 11,4 năm ánh sáng) đã được thực hiện bởi Friedrich Bessel năm 1838 sử dụng kĩ thuật thị sai. Các đo đạc thị sai cho thấy sự tách biệt lớn giữa các sao trên bầu trời.[23]

William Herschel.

William Herschel là nhà thiên văn học đầu tiên đã cố gắng xác định sự phân bố các ngôi sao trên bầu trời. Trong thập niên 1780, ông đã thực hiện hàng loạt các đo đạc với 600 hướng khác nhau, và đếm số sao quan sát được dọc theo hướng nhìn mỗi lần. Từ đây ông rút ra kết luận là số lượng các sao tăng ổn định về một hướng trên bầu trời, theo hướng về lõi Ngân Hà. Con trai ông John Herschel đã lặp lại nghiên cứu này ở bán cầu nam và tìm thấy điều tương tự về số lượng sao tăng ổn định theo cùng một hướng.[28] Thêm vào các thành tựu khác của ông, William Herschel cũng chú ý tới khám phá của ông là một số ngôi sao không chỉ nằm dọc theo cùng một phương nhìn, nhưng cũng là các sao đồng hành tạo nên những hệ sao đôi.

Khoa học về quang phổ sao đã được đi tiên phong bởi Joseph von Fraunhofer và Angelo Secchi. Bằng cách so sánh phổ của các sao như sao Sirius với Mặt Trời, họ tìm ra những sự khác nhau trong cường độ và số các vạch hấp thụ—các đường tối màu trong phổ của sao là do sự hấp thụ của bầu khí quyển Trái Đất đối với những tần số xác định. Năm 1865 Secchi bắt đầu phân loại sao dựa theo kiểu phổ của chúng.[29] Tuy nhiên, hình thức phân loại sao hiện đại mới được Annie Jump Cannon phát triển trong thập niên 1900.

Việc quan sát các sao đôi bắt đầu tăng lên một cách quan trọng trong thế kỷ XIX. Năm 1834, Friedrich Bessel đã quan sát sự thay đổi trong chuyển động riêng của sao Sirius, và ông suy luận ra sự tồn tại của một sao đồng hành bị che giấu. Edward Pickering đã lần đầu tiên phát hiện ra quang phổ của hệ sao đôi năm 1899 khi ông quan sát thấy sự tách có tính chu kỳ của các vạch phổ của sao Mizar theo chu kỳ 104 ngày. Các quan sát chi tiết của nhiều hệ thống sao đôi đã được thu thập lại bởi các nhà thiên văn William Struve và S. W. Burnham, cho phép xác định được khối lượng của sao từ tính toán về các tham số quỹ đạo. Và lời giải cho bài toán xác định quỹ đạo của các sao đôi từ các quan sát qua kính thiên văn được Felix Savary tìm ra năm 1827.[30]

Thế kỷ thứ XX đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của khoa học nghiên cứu sao. Kĩ thuật chụp ảnh đã trở thành một công cụ có giá trị cho thiên văn học. Karl Schwarzschild đã khám phá ra màu của một sao, và từ đó là nhiệt độ của sao, chúng có thể được xác định bằng cách so sánh giữa độ sáng nhìn thấy và độ sáng của ảnh chụp. Sự phát triển của quang kế quang điện đã cho phép đo đạc rất chính xác về độ lớn tại rất nhiều khoảng bước sóng khác nhau. Năm 1921 Albert A. Michelson lần đầu tiên đo đường kính sao nhờ một giao thoa kế trên kính thiên văn Hooker.[31]

Sự nghiên cứu quan trọng về cơ sở vật lý của ngôi sao đã xuất hiện trong những thập kỷ đầu của thế kỷ hai mươi. Năm 1913, biểu đồ Hertzsprung-Russell được phát triển, thúc đẩy ngành thiên văn vật lý nghiên cứu sao. Nhiều mô hình thành công được xây dựng để giải thích cấu trúc bên trong của sao và sự tiến hóa của chúng. Phổ của các sao cũng đã được giải thích thành công nhờ sự phát triển của vật lý lượng tử. Điều này cũng cho phép xác định được thành phần hóa học của khí quyển một ngôi sao.[32]

Ngoại trừ các siêu tân tinh, các ngôi sao đã được quan sát một cách cơ bản, trước tiên trong các thiên hà Nhóm Địa Phương của chúng ta,[33] và đặc biệt là phần nhìn thấy được của Ngân Hà (như được mô tả chi tiết trong các danh lục sao trong thiên hà của chúng ta[34]). Nhưng cũng có một số sao được quan sát trong thiên hà M100 của Đám Virgo, cách Trái Đất 100 triệu năm ánh sáng.[35] Trong Siêu đám Địa Phương chúng ta có thể nhìn thấy các quần tụ sao, và các kính thiên văn hiện tại có thể quan sát các ngôi sao đơn lẻ mờ nhạt trong Đám Địa Phương— phân giải được những ngôi sao xa đến hàng trăm triệu năm ánh sáng[36] (Xem Cepheid). Tuy nhiên, bên ngoài các thiên hà của Siêu đám Địa Phương, chưa có một ngôi sao đơn lẻ hay một quần tinh được quan sát. Chỉ ngoại trừ hình ảnh của một quần tinh lớn chứa hàng trăm nghìn ngôi sao nằm cách chúng ta 1 tỷ năm ánh sáng[37]—gấp 10 lần khoảng cách đến những quần tinh xa nhất từng được quan sát.

Mục lục

  • 1 Danh sách
  • 2 Bản đồ sao
  • 3 Tham khảo
  • 4 Liên kết ngoài

Mặt trời, ngôi sao gần trái đất nhất

Ngôi sao nào gần trái đất nhất

Hình ảnh RF / Getty của Günay Mutlu / Photorgapher's Choice

Vì vậy, ngôi sao gần nhất với chúng ta là gì? Rõ ràng, ngôi sao đứng đầu trong danh sách này là ngôi sao trung tâm của hệ mặt trời : Mặt trời. Vâng, đó là một ngôi sao và một điều rất tuyệt vời. Các nhà thiên văn gọi nó là một ngôi sao lùn màu vàng, và nó đã tồn tại khoảng 5 tỷ năm. Nó chiếu sáng Trái đất vào ban ngày và chịu trách nhiệm cho sự phát sáng của Mặt trăng vào ban đêm. Nếu không có Mặt trời, sự sống sẽ không tồn tại ở đây trên Trái đất. Nó nằm 8,5 light-phút đi từ Trái Đất, tức đạt 149 triệu kilômét (93 triệu dặm).

Ngôi sao gần Trái Đất nhất là Mặt Trời

Lan Nhi
02/09/2021 11:10
D

Là một ngôi sao nằm ở trung tâm của Hệ Mặt Trời, những tia sáng của ngôi sao trung tâm này chỉ mất khoảng 8 phút 30 giây là có thể truyền đến Trái Đất.

  • Bốn tỷ năm trước, có ba "Trái Đất" trong hệ mặt trời, tại sao giờ đây chỉ còn lại một?
  • Giải mã bí ẩn nguồn gốc hình thành sự sống trên trái đất qua phiên bản 'trẻ' của Mặt trời
  • Báo động nguy cơ tên lửa khổng lồ Trung Quốc rơi xuống Trái đất mất kiểm soát

Vào ban ngày, Mặt Trời là ngôi sao duy nhất chúng ta có thể nhìn thấy, đó là ngôi sao gần với Trái Đất nhất. Các ngôi sao khác trên bầu trời cách xa Trái đất hơn Mặt trời rất nhiều.

Ngôi sao gần Trái Đất nhất sau Mặt trời có tên là Proxima Centauri. Ánh sáng của nó phải mất 4,22 năm mới di chuyển đến Trái đất. Trong khi đó, tốc độ của ánh sáng trong không gian rơi vào khoảng 300.000km/s.

Các nhà thiên văn khuyên rằng, chúng ta tuyệt đối không được nhìn thẳng vào Mặt Trời dù đeo kính râm. Ánh sáng của Mặt Trời có thể làm lóa mắt. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà thiên văn đều phải có thiết bị chế tạo riêng để giảm bớt và lọc ánh sáng của Mặt Trời.

Ngôi sao nào gần trái đất nhất
Là ngôi sao gần nhất, những tia sáng của Mặt Trời chỉ mất khoảng 8 phút 30 giây là có thể truyền đến Trái Đất. Ảnh: Thiên văn học

Ngôi sao Mặt Trời có kích thước lớn gấp 109 lần Trái Đất. Cũng như những ngôi sao khác, Mặt Trời là một khối khí hình cầu mà thành phần cơ bản của nó gồm hiđro và hêli. Bề mặt của Mặt Trời (quang cầu) có nhiệt độ lên tới 6000 độ C.

Trong tâm Mặt Trời, sức nóng có thể lên tới 15 triệu độ C. Theo đó, Mặt Trời như một “nhà máy” dùng nhiên liệu hiđro để chế biến ra hêli (4 hạt nhân hiđro tổng hợp với nhau thành 1 hạt nhân hêli).

Bề mặt Mặt Trời sần sùi và thường lưu động như dòng nước đang sục sôi. Trên đĩa Mặt Trời thường sáng chói và có nhiều vết đen, mỗi vết có kích thước lớn tương tự như Trái Đất. Đôi khi những cột khí sáng rực này bùng lên cao hàng vạn km rồi lại rơi xuống bề mặt Mặt Trời, uốn cong như những nhịp cầu.

Ngôi sao nào gần trái đất nhất

Những đợt phun trào bức xạ Mặt Trời (tai lửa) mạnh mẽ, cũngcó thể làm nhiễu loạn bầu khí quyển Trái Đất tại các tầng tín hiệu GPS và tín hiệu truyền thông truyền đi. Ảnh: Thiên văn học

Những hạt vật chất phun ra từ Mặt Trời có thể làm tổn thương đến sức khỏe của các nhà du hành Vũ trụ. Trong thời gian hoạt động tối đa, Mặt Trời còn phát ra những bức xạ độc hại như bức xạ tia X và tia tử ngoại.

Những đợt phun trào bức xạ Mặt Trời (tai lửa) mạnh mẽ, cũngcó thể làm nhiễu loạn bầu khí quyển Trái Đất tại các tầng tín hiệu GPS và tín hiệu truyền thông truyền đi. Hiện tượng này tạo ra những tấm màn cực quang dài hàng nghìn km đẹp rực rỡ, thường nhìn thấy vào ban đêm ở vùng Bắc Cực và Nam Cực.

Đáng lưu ý, những phản ứng tổng hợp hạt nhân ở Mặt Trờirất quan trọng, nó sẽ sản xuất ra ánh sáng và năng lượng. Ngày nào Mặt Trời còn năng lượng thì các sinh vật trên Trái Đất mới có thể tồn tại.

Mỗi giây, Mặt Trời tiêu thụ khoảng 600 triệu tấn hidro. Kho nhiên liệu này còn đủ để Mặt Trời “sống” ước lượng khoảng 5 tỉ năm nữa. Những phản ứng tổng hợp hạt nhân thường được tiến hành trong tâm Mặt Trời, nơi có nhiệt độ rất cao.

Ngôi sao nào gần trái đất nhất

Hiện tượng cực quang dài hàng nghìn km đẹp rực rỡ, thường nhìn thấy vào ban đêm ở vùng Bắc Cực và Nam Cực. Ảnh: Thiên văn học

Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra kỹ thuật để thực hiện những phản ứng tổng hợp hạt nhân với quy mô lớn, nhằm sản xuất thật nhiều năng lượng như Mặt Trời và các vì sao.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải học hỏi Mặt Trời và các vì sao về phương pháp khống chế năng lượng hạt nhân nguyên tử. Hiện nay, các nhà khoa học chỉ mới thực hiện được những phản ứng tổng hợp hạt nhân, làm nổ tung những quả bom khinh khí có khả năng phá hoại khủng khiếp.

Trong các tài liệu nghiên cứu, các nhà thiên văn ước tính Mặt Trời ra đời cách đây khoảng 5 tỉ năm. Hiện nay, ngôi sao này đang bước vào tuổi “trung niên”. Trong vòng 5 tỉ năm nữa, Mặt Trời sẽ nguội đi sau khi tiêu thụ hết nhiên liệu, rồi phồng lên trở thành một ngôi sao kềnh đỏ.

Khí quyển Mặt Trời sau đó sẽ lan ra tới tận Trái Đất và nhiệt độ vẫn còn đủ cao, khoảng 3000 độ C. Nhiệt độ này có thể thiêu đốt tất cả động thực vật trên hành tinh.

Lúc đó, những gì còn lại chỉ là một vỏ khí và bụi phun ra từ ngôi sao Mặt Trời. Lõi Mặt Trời tối dần và trở thành một ngôi sao lùn trắng, không phát ra bức xạ và kích thước của nó nhỏ lại chỉ bằng Trái Đất.

Theo Tạp chí Điện tử


Tags:

#mặt trời

,

#ánh sáng mặt trời

,

#thiên văn học

,

#cực quang

,

#Tai lửa Mặt Trời