Ngoài giá trị dinh dưỡng cây vải còn có tác dụng gì đến môi trường

CÂY VẢI THIỀU

Vải thuộc nhóm cây ăn quả nhiệt đới có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc.

Ở Việt Nam, vải là cây ăn quả đặc sản của miền Bắc (nó thường được trồng từ Hà Tĩnh trở ra Bắc). Đây là loại cây ăn quả lâu năm có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Quả vải ăn tươi có vị thơm ngọt, có tác dụng giải khát rất tốt. Ngoài ra, quả vải còn được sấy khô, làm đồ hộp, chế biến nước ép trái cây... Sản phẩm từ quả vải được tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và trên thế giới.

Vỏ quả vải, thân cây và rễ vải có nhiều Tananh, có thể dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp. Hoa vải là nguồn mật có chất lượng cao. Cây vải có tác dụng làm cây chắn gió, cây bóng mát, cây cảnh... nhờ có tán cây cao lớn, xum xuê và xanh rợp. Trồng vải ở nơi đất đồi có tác dụng phủ xanh đất trống - đồi núi trọc, chống xói mòn, bảo vệ được môi trường.

Trồng cây vải thiều mang lại thu nhập cao so với các loại cây ăn quả khác.

So với các giống:
 

Vải chua, vải lại thì vải thiều có chất lượng ngon hơn nên có giá trị thương phẩm cao hơn. Ngoài vùng Thanh Hà (Hải Dương), Lục Ngạn (Bắc Giang) thì vải thiều còn được nhân giống để trồng ở nhiều nơi khác, tuy nhiên chất lượng không thể bằng khi trồng ở hai vùng trên.

Đặc tính của vải thiều.

Tán cây vải thiều hình tròn bán cầu, lá nhỏ, phiến lá dày và bóng, phản quang. Chùm hoa và nụ không có lông đen như vải chua, trong lượng trung bình 25 - 30g/quả. Tỷ lệ phần ăn được cao (70 - 80%), chín đầu tháng 6 đến đầu tháng 7 dương lịch.

Với cây vải, mùa hè cần có nhiệt độ cao, còn mùa đông cần có một thời gian ngắn mát lạnh. Thời kỳ nhiệt độ hạ lấp tạo điều kiện ức chế mầm mùa đông, làm cho cành thu sung sức, tích lũy được nhiều dinh dưỡng giúp xúc tiến quá trình phân hóa mầm hoa. Nói chung, nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng của cây vải là 20 - 29°C. Nhiệt độ thích hợp cho vải ra hoa, thụ phấn là 18 - 24ºC. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều bất lợi cho cây vải sinh trưởng.

Nhiệt độ xuống -2°C là giới hạn cây vải bị hại. Cây vải chịu khô hạn giỏi nhưng lại chịu úng kém. Lượng mưa tốt nhất cho vải từ 1250 . 1700mm/năm.

Cây vải cần ánh sáng chiếu quanh năm. Ánh sáng đầy đủ thì vài mới sinh trưởng khoẻ. Thời kỳ hình thành và phân hóa mầm hoa, thời kỳ quả phát triển... cây vải càng cần nhiều ánh sáng. Nhưng khi hoa nở mà ánh sáng quá mạnh, nhiệt độ quá cao, không khí khô thì vòi nhị dễ bị teo dẫn đến mất khả năng thụ phấn.

Cây vải không kén đất. Tuy nhiên, để cây vải sinh trưởng tốt, nên trồng vải trên đất phù sa có tầng đất dày, chua nhẹ, độ pH từ 6 - 6,5. Ngoài ra, có thể trồng vải trên đất đồi thuộc loại phù sa cổ, sa thạch, phiên thạch.

Em hãy nêu giá trị của cây vải và yêu cầu ngoại cảnh của cây vải?

Giá trị:

– Là loại cây đặc sản cùi vải có chứa đường, các Vitamin và khoáng chất.

– Quả ăn tươi, sấy khô, chế biến nước giải khát, đóng đồ hộp. Hoa là nguồn mật nuôi ong. Vỏ, thân, rễ làm nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp

– Cây vải có tác dụng lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái: như làm sạch không khí, giảm tiếng ồn, làm rừng phòng hộ, hàng rào chắn gió, làm đẹp cảnh quan, chống sói mòn, bảo vệ đất, làm bóng mát, phủ xanh đồi núi trọc

* Yêu cầu ngoại cảnh:

– Nhiệt độ thích hợp: 24 – 290C, khi cây ra hoa nhiệt độ thích hợp 18 – 240C. Lượng mưa trung bình: 1250mm/năm.

Độ ẩm không khí từ 80 – 90%.

– ánh sáng: Là loại cây ưa ánh sáng.

– Đất: Trồng được trên nhiều loại đất, đặc biệt thích hợp với đất phù sa, đất có độ pH từ 6 – 6,5

* Trong đó nhiệt độ và độ ẩm có vai trò quan trọng hơn

Ôn tập trồng cây ăn quả Công nghệ 9 . Giải bài tập trang 70 . Trồng cây ăn quả mang lại lợi ích gì ? Em hãy kể một số loại cây ăn quả có giá trị cao ở địa phương trong cả nước mà em biết? …

Câu 1: Trồng cây ăn quả mang lại lợi ích gì ? Em hãy kể một số loại cây ăn quả có giá trị cao ở địa phương trong cả nước mà em biết?

Ngoài giá trị dinh dưỡng cây vải còn có tác dụng gì đến môi trường

Trồng cây ăn quả mang lại những lợi ích, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân

Một loại cây ăn quả có giá trị cao ở đại phương em: xoài, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, thanh long,…

Câu 2: Hãy nêu tác dụng của cây ăn quả đối với môi trường và cảnh quan thiên nhiên ?

Ngoài giá trị dinh dưỡng cây vải còn có tác dụng gì đến môi trường

Cây ăn quả có tác dụng lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái như: làm sạch không khí, giảm tiếng ồn, làm rừng phòng hộ, làm rào chắn gió, làm đẹp cảnh quan… ngoài ra trồng cây ăn quả còn có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất .

Câu 3: Em hãy nêu ưu, nhược điểm của các phương pháp nhân giống cây ăn quả ?

Ngoài giá trị dinh dưỡng cây vải còn có tác dụng gì đến môi trường

Phương pháp nhân giống bằng hạt

Ưu điểm”

– Nhanh tạo ra cây con

– Cây tạo ra đồng loạt, cùng kích cỡ, độ tuổi

– Nhân giống nhanh, đơn giản

– Cây thích nghi tốt, bộ rễ khỏe, nhanh ra hoa, quả

– Cây giữ được đặc tính của cây mẹ

Nhược điểm

– Dễ thoái hóa giống

– Khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền

– Cây chậm ra hoa, quả

Câu 4: Hãy nêu quy trình trồng cây ăn quả ?

Ngoài giá trị dinh dưỡng cây vải còn có tác dụng gì đến môi trường

Quy trình trồng cây ăn quả

Đào hố đất-> Bón phân lót-> Trồng cây

Bước 1. Đào hố đất

Kích thước hố tuỳ theo loại cây.

Chú ý – Cần để riêng lớp đất mặt bên miệng hố.

Bước 2. Bón phân lót vào hố

Trộn lớp đất mặt đào lên với phân hữu cơ từ 30 – 50kg/hố và phân hoa học (phân lân, kali) tuỳ theo loại cây, cho vào hố và lấp đất kín.

Bước 3. Trồng cây

Câu 5: Hãy so sánh yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả đã học ?

Ngoài giá trị dinh dưỡng cây vải còn có tác dụng gì đến môi trường

Yêu cầu ngoại cảnh

Cây có múi

– Nhiệt độ:25-27℃

– Lượng mưa và độ ẩm 70-80% ,1000 -2000;

– Ánh sáng: Cây cần đủ ánh sáng, không ưa ánh sáng mạnh;

– Đất: Tầng đất dày

– pH: 5,5-6,5

Cây nhãn

– Nhiệt độ: 21-27℃

– Lượng mưa và độ ẩm 70-80% ,1200;

– Ánh sáng: Cây cần đủ ánh sáng, không ưa ánh sáng mạnh;

– Đất: thích hợp đất phù sa

Cây vải

– Nhiệt độ: 24-29℃

– Lượng mưa và độ ẩm 80-90% ,1250;

– Ánh sáng: Cần nhiều ánh sáng ;

– pH: 6-6,5

Cây xoài

– Nhiệt độ: 24-26℃

– Lượng mưa và độ ẩm 70-80 %, 1000 -1200;

– Ánh sáng: Cây cần đủ ánh sáng;

– Đất: Phù sa

– pH: 5,5-6,5

Cây chôm chôm

– Nhiệt độ: 20-30℃

– Lượng mưa và độ ẩm 80-90% ,2000;

– Ánh sáng: Cây cầnnhiều ánh sáng;

– ĐấtThịt pha cát.

– pH:4,5-6,5

Câu 6: Hãy nêu phương pháp nhân giống chủ yếu cho từng loại cây ăn quả đã học ?

Ngoài giá trị dinh dưỡng cây vải còn có tác dụng gì đến môi trường

 Phương pháp nhân giống hữu tính: Phương pháp nhân giống hữu tính là phương pháp nhân giống bằng hạt: xoài ,chôm chôm, vải …

Các phương pháp nhân giống vô tính cây ăn quả

+ Phương pháp chiết cành : chôm chôm ,vải ,..

+ Phương pháp giâm cành. : chom chôm ,vải …

Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép

Câu 7: Tại sao phải bón phân thúc cho cây ăn quả theo hình chiếu của tán cây ?

Ngoài giá trị dinh dưỡng cây vải còn có tác dụng gì đến môi trường

Bón phân theo hình chiếu của mép tán cây, sâu 15 – 20 cm, rộng 20 – 30 cm và lấp đất kín. Vì căn cứ vào đặc điểm thực vật của cây ăn quả : bộ rễ phát triển, rễ con tập trung chủ yếu ở lớp đất mặt ăn rộng theo hình chiếu của mép tán cây, do đó bón phân như vậy giúp cây hút được chất dinh dưỡng nhanh hơn, có hiệu quả hơn

Câu 8: Tạo sao phải tiến hành đốn tạo hình cây ăn quả ?

Ngoài giá trị dinh dưỡng cây vải còn có tác dụng gì đến môi trường

Giúp cây phát triển cân đối, thoáng, đủ ánh sáng.

-Loại bỏ cành già, cành bị sâu, bệnh.

-Tỉa bỏ cành vượt, cành phụ, mầm phụ mọc từ gốc.

-Kích thích cây ra nhiều cành mới.

-Dễ dàng phòng trừ sâu, bệnh hại cây, hoa, quả…

Câu 9: Nêu những biện pháp phổ biến trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây ăn quả?

Ngoài giá trị dinh dưỡng cây vải còn có tác dụng gì đến môi trường

+ Biện pháp cơ học:

Dùng tay, vợt, bẩy đèn … để bắt sâu non và sâu bọ trưởng thành.

+ Biện pháp hóa học:

Dùng thuốc hóa học

+ Biện pháp sinh học:

Dùng sâu bọ có ích để tiêu diệt sâu bọ gây hại: thả kiến vàng, nuôi ong mắt đỏ, bọ rùa …

+ Biện pháp kiểm dịch thực vật:

Kiểm tra, xử lí hạt giống, cây giống khi vận chuyển từ vùng này sang vùng khác.

Câu 10: Hãy nêu một số gương điển hình về trồng cây ăn quả mà em biết ?

Ngoài giá trị dinh dưỡng cây vải còn có tác dụng gì đến môi trường

Cung cấp cho người tiêu dùng

Cung cấp nguyên liệu cho công nghệ chế biến đồ hộp nước giải khát

Xuất khẩu

VD: Vườn cây ăn quả đã đem lại thu nhập trên 100 triệu đồng 1 năm của gia đình ông Vương Ngọc Dũng, hội viên Hội Cựu chiến binh xã Bình Xa, huyện Hàm Yên , trên đất vườn rộng gần 1ha, ông đã trồng nhiều loại cây ăn quả như nhãn, vải…Đến nay, gia đình đã có trên 200 gốc bưởi Canh Diễn, 450 gốc cam Vinh, và trên 40 gốc nhãn Hà Tây và nhãn lồng. Qua năm đầu cho thu hoạch, vườn cây ăn quả của gia đình ông đã cho gia đình ông thu trên 100 triệu đồng.