Nghĩa vụ tài sản là gì

Bạn đang tìm hiểu  các quy định của pháp luật về quyền tài sản. Đây là một trong các quyền mà bất kỳ công dân Việt Nam nào cũng sẽ có. Để giúp bạn đọc hiểu hơn về khái niệm quyền tài sản là gì? Cũng như đặc điểm và các quy định về quyền tài sản. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây, để hiểu hơn vấn đề này.

Quyền tài sản là gì?

Tại Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: Quyền tài sản là quyền trị giá tính bằng tiền, gồm có quyền tài sản đối với đối tượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản khác. Theo đó: Quyền tài sản là quyền trị giá được tính bằng tiền, không đòi hỏi có sự chuyển giao trong giao dịch dân sự. Đối với quyền tài sản là đối tượng phải đáp ứng được hai yêu cầu là trị giá được tính bằng tiền và được chuyển giao cho người khác trong giao dịch dân sự. Quyền tài sản gồm có: quyền sử dụng tài sản thuê, quyền thực hiện hợp đồng, quyền đòi nợ, quyền trị giá bằng tiền, quyền sở hữu trí tuệ. Các quyền tài sản khác gắn với nhân thân thì không thể chuyển giao như: quyền cấp dưỡng, quyền thừa kế, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe.

Quyền tài sản gồm có quyền sử dụng đất, quyền tài sản đối với quyền sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản khác. Quyền tài sản có thể được chia thành hai loại: quyền đối nhân và quyền đối vật. Quyền đối vật là quyền chủ thể được tác động trực tiếp vào vật nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình như quyền cầm cố, quyền sở hữu, quyền hưởng hoa lợi, quyền thế chấp, … Quyền đối nhân là quyền chủ thể này đối với chủ thể khác. Quyền đối nhân được đáp ứng nếu bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền.

Thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người chết để lại là trách nhiệm của người thừa kế theo pháp luật dân sự. Vậy pháp luật quy định việc Thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người chết để lại như thế nào?

Thời điểm di sản thuộc quyền sở hữu của người thừa kế

Từ thời điểm mở thừa kế đến thời điểm phân chia di sản theo luật thừa kế, di sản cần bảo quản khỏi bị hư hỏng, mất mát. Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Vì vậy, sau khi người có tài sản chết, di sản thuộc quyền sở hữu của người thừa kế kể từ thời điểm người thừa kế nhận đi sản. Trường hợp di sản là tài sần phải đăng ký quyền sở hữu thì sau khi đăng ký có quyền sở hữu thì người thừa kế có quyền sở hữu. Như vậy cần phân biệt hai trường hợp di sản là tài sản đăng ký quyền sở hữu:

– Về nguyên tắc người thừa kế thể hiện nhận di sản thì di sản thực tế của họ (chiếm hữu thực tế).

– Người thừa kế là chủ sở hữu tài sản đó kể từ khi được cấp giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu.

Vấn đề trên sẽ liên quan đến thời hiệu của việc thừa kế và quyền sở hữu phát sinh theo thời hiệu. Kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế nhận di sản nhưng không yêu cầu chia di sản, nếu người nào chiếm hữu ngay tình di sản đó 30 năm sẽ có quyền sở hữu (Điều 236 Bộ luật dân sụ 2015).

Xem thêm: Di sản thừa kế là gì? theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

Thời hiệu thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

Việc giao di sản chưa chia

Sau khi mở thừa kế, việc giao di sản chưa chia cho ai bảo quản, do những người thừa kế quyết định (trừ trường hợp trong di chúc người để lại di sản chỉ định người quản lý di sản và phần chia tài sản). Có những tài sản do người thừa kế sử dụng (như cha, mẹ đã cho con sử dụng một ngôi nhà, hoặc cố những tài sản chưa được giao cho ai sử dụng, quản lý).

Những người thừa kế có thể cho người đang sử dụng được tiếp tục sử dụng tài sản cho đến khi chia di sản, nhưng đối với tài sản chưa giao cho người nào quản lý, thì những người thừa kế thoả thuận giao cho ai quản lý phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Khi có yêu cầu chia dị sản thừa kế sẽ chia nhưng cần phải thanh toán các chi phí bảo quản di sản, các nghĩa vụ của người chết chưa thực hiện.

Xem thêm: Nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế là gì?

Tài sản không có người thừa kế xử lý thế nào?

Việc thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người chết để lại

Người hưởng thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng với phần tài sản mà mình đã nhận. Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp người chết để lại nhiều nghĩa vụ mà di sản thừa kế không đủ để thanh toán. Vì vậy, theo Điều 658 quy định thứ tự ưu tiện thanh toán như sau:

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

– Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.

– Tiền cấp dưỡng còn thiếu.

– Chi phí cho việc bảo quản di sản.

– Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.

– Tiền công lao động.

– Tiền bồi thường thiệt hại.

– Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.

– Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.

– Tiền phạt.

– Các chi phí khác.

Sau khi đã thanh toán nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại theo thứ tự ưu tiên và các khoản chi phí khác liên quan đến thừa kế, số tài sản còn lại sẽ được phân chia cho những người thừa kế theo luật thừa kế.

Trên đây là nội dung Thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người chết để lại Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.

Xem thêm: Quy định chung về người để lại di sản thừa kế và người thừa kế

Việc thừa kế luôn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của những người nhận thừa kế đối với người để lại di sản thừa kế. Vậy theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như thế nào?
Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015, Lawkey xin đưa ra tư vấn về vấn đề này như sau.

Quyền thừa kế là quyền mà cá nhân được quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Đối với trường hợp người thừa kế không là cá nhân thì có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Những ai có quyền trở thành người thừa kế?

Những điều kiện mà các chủ thể cần đáp ứng để trở thành người thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự 2015: Đối với người hưởng thừa kế theo di chúc thì có thể là bất cứ cá nhân, tổ chức nào được chỉ định trong di chúc mà không cần có mối quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, huyết thống đối với người để lại di sản. Còn đối với người thừa kế theo pháp luật thì phải là cá nhân và có mối quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, huyết thống đối với người để lại di sản thừa kế và được sắp xếp theo hàng thừa kế.

Thời điểm tồn tại

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp bị cấm

Ngoài ra chủ thể muốn trở thành người thừa kế không được thuộc vào những trường hợp bị cấm nhận thừa kế trừ trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc:

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Không bị người thừa kế truất quyền hưởng thừa kế

Đối với người thừa kế theo di chúc, chủ thể sẽ có quyền hưởng thừa kế nếu không bị người thừa kế truất quyền hưởng thừa kế theo di chúc trừ trường hợp là con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con chưa thành niên không có khả năng lao động.

>> Xem thêm: Các nguyên tắc của pháp luật thừa kế

Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

Các nghĩa vụ cần làm đối với người thừa kế đối với di sản của người chết để lại bao gồm các quy định sau:

Nguyên tắc chung

 Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Tức là người thừa kế không có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ để lại của người để lại di sản thừa kế mà chỉ có trách nhiệm gánh vác phần nghĩa vụ trong phạm vi di sản người chết để lại, trừ trường hợp có những thỏa thuận khác về việc chia nghĩa vụ.

Khi di sản đã được chia hoặc chưa được chia

– Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

– Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Khi người thừa kế không phải là cá nhân

Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Đây là cách phân định trách nhiệm của người thừa kế đối với phần di sản mình được nhận cũng như là trách nhiệm đối với chính người đã chết. Theo đó mỗi người chỉ thực hiện nghĩa vụ đối với di sản trong phạm vi di sản của mình trừ trường hợp họ có thỏa thuận khác về việc chia thừa kế cũng như thực hiện các nghĩa vụ liên quan.

>> Xem thêm: Thừa kế của những người chết cùng thời điểm xử lý như thế nào?

Trên đây là nội dung tư vấn về nội dung thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như thế nào mà Công ty TNHH LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp:

Điện thoại: (024) 665.65.366     Hotline: 0967.59.1128

Email:         Facebook: LawKey

Video liên quan

Chủ đề