Xét nghiệm triple test ở đâu tốt nhất

“Triple test là gì? Thai phụ nào cần làm xét nghiệm Triple test và cách tiến hành như nào là điều không ít mẹ bầu còn mơ hồ.”

 1. Xét nghiệm Triple test là gì?

  • Là xét nghiệm nhằm phát hiện các thai có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. Triple test là loại xét nghiệm sàng lọc sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai.
  • Triple test còn được gọi là bộ 3 xét nghiệm, bởi vì chúng cho biết 3 chỉ số: hCG, AFP và estriol. Từ đó có thể tính được nguy cơ khuyết tật của bào thai.
  • Tìm hiểu 3 chỉ số:

 + AFP (alpha-fetoprotein) là protein được sản xuất bởi bào thai.

 + hCG: một loại hormone được sản xuất trong nhau thai.

 + Estriol: là một estrogen (một dạng hormone) được sản xuất bởi cả bào thai và nhau thai.

2. Cách tiến hành

  • Xét nghiệm thường được thực hiện trong tuần thứ 15-20 của thai kỳ, bằng cách phân tích mẫu máu của mẹ. Do đó, nó không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Kết quả xét nghiệm có thể được trả lại cho thai phụ vài ngày sau đó.
  • Ngoài kết quả xét nghiệm với máu, các nguy cơ dị tật bào thai còn được định lượng trên các yếu tố như tuổi tác, cân nặng, chứng tiểu đường hoặc những bất thường về gene của người mẹ…

 3. Đối tượng

  • Tất cả thai phụ đều có thể được chỉ định làm Triple test nhưng phổ biến hơn với các trường hợp sau:

 + Thai phụ có tiền sử gia đình về dị tật bào thai.

 + 35 tuổi hoặc trên 35 tuổi.

 + Sử dụng thuốc hoặc chất gây nghiện nguy hiểm trong thời gian mang bầu.

 + Mắc chứng tiểu đường và phải tiêm insulin.

 + Mắc chứng bệnh truyền nhiễm trong thời gian mang thai.

+Tiếp xúc với phóng xạ.

 4. Cách đọc kết quả

  • Triple test được đánh giá dựa trên hàm lượng cao hoặc thấp của AFP, hCG và estriol:

 + Hàm lượng AFP cao cho biết thai nhi có nguy cơ mắc khuyết tật ống thần kinh hoặc thiếu một phần não.

 + Hàm lượng AFP thấp, những bất thường về lượng hCG và estriol cho biết khả năng bào thai có thể mắc phải hội chứng Down (3 nhiễm sắc thể thứ 21) hoặc hội chứng Edward (3 nhiễm sắc thể thứ 18) và các bất thường về di truyền khác.

  • Ngoài ra, Triple test có thể nhận diện được song thai hoặc đa thai.

*Lưu ý:

  • Sau khi làm Triple test, nếu kết quả dương tính với dị tật bẩm sinh, thai phụ thường được tư vấn làm thủ thuật chọc dò ối ể xét nghiệm kết quả chính xác.
  • Nếu kết quả siêu âm và Triple “vênh” nhau (kết quả siêu âm thai là bình thường trong khi kết quả Triple test là bất thường), thai phụ nên trao đổi kỹ với bác sĩ để được tiến hành chọc dò ối.
  • Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm Triple test đôi khi chỉ mang tính tương đối. Bằng chứng là rất nhiều trường hợp thai nhi dương tính với dị tật nhưng sinh ra lại hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh. Cũng có khi thai phụ xét nghiệm ở nhiều nơi lại cho kết quả khác nhau, thậm chí xét nghiệm cùng một nơi ở hai thời điểm cũng cho ra kết quả khác nhau.

 => Vì thế, khi có kết quả xét nghiệm Triple test, bạn đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng tới thai nhi. Hãy nghĩ đến thủ thuật chọc dò màng ối để có kết quả chính xác hơn. Tuy vậy, nhiều người tỏ ra lo ngại bởi thủ thuật này có thể gây ra những biến cố không mong muốn.

 Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Phòng khám đa khoa Medelab. Địa chỉ: 86-88 Nguyễn Lương Bằng / Đống Đa / Hà Nội.

Hotline 19006057

☎☎☎ 0243 8456868- EXT 881.

FB: Medelab Clinic Vietnam

Web: medelab.vn.

Mail:

Triple test – một xét nghiệm sàng lọc dị tật trước sinh quan trọng, thường được bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai thực hiện để đảm bảo thai kỳ an toàn, khỏe mạnh. Thế nhưng, không phải ai cũng biết Triple test là gì và xét nghiệm Triple test có cần nhịn ăn không.

Triple test là gì?

Triple test là một xét nghiệm sinh hóa, được thực hiện để đánh giá thai nhi có nguy cơ cao hay thấp với các dị tật bẩm sinh thường gặp.

Triple test thường được chỉ định thực hiện khi thai nhi 15 – 20 tuần tuổi. Tuy nhiên, để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất,  mẹ nên đến các cơ sở xét nghiệm và thực hiện Triple test khi thai được 16 – 18 tuần.

Triple test là một xét nghiệm sinh hóa liên quan tới 3 định lượng trong máu

Triple test là xét nghiệm không xâm lấn, thực hiện với mẫu máu lấy từ tĩnh mạch của mẹ nên rất an toàn với mẹ và thai nhi.

Quá trình xét nghiệm sẽ lấy định lượng 3 chỉ số để từ đó đánh giá sức khỏe và tình trạng (nếu có) mà thai nhi đang gặp phải. 3 định lượng này là:

– AFP (alpha-fetoprotein): Tên một loại protein sinh ra bởi bào thai.

– hCG: Tên một loại hormone sinh ra từ nhau thai.

– Estriol: Tên một loại estrogen sinh ra bởi bào thai và nhau thai.

Thai nhi và nhau thai sản xuất ba chất sinh hóa này một cách tự nhiên, tồn tại ở máu thai phụ. Nếu có bất thường nào thì nồng độ của 3 thông số này sẽ thay đổi.

Vì sao cần làm sàng lọc Triple test?

Xét nghiệm Triple test giúp tầm soát dị tật thai nhi, có thể phát hiện sớm các bất thường bẩm sinh ở thai nhi (nếu có), giúp bác sĩ xác định thai nhi có nguy cơ mắc các hội chứng: Hội chứng Down (do thừa NST 21), hội chứng Trisomy 18 (do thừa NST 18), dị tật ống thần kinh.

Nếu hàm lượng AFP có trong máu mẹ cao, thai nhi có nguy cơ khiếm khuyết 1 phần não hoặc khuyết tật ống thần kinh.

Xét nghiệm Triple test có thể phát hiện sớm các bất thường bẩm sinh ở thai nhi (Ngồn ảnh: eva.vn)

Hàm lượng AFP trong máu mẹ thấp, hCG và Estriol có định lượng bất thường thì thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down, Edward, Patau hoặc các bất thường di truyền khác.

Kết quả của Triple test chính xác khoảng 85-90%. Trong trường hợp thai phụ làm xét nghiệm có kết quả nguy cơ cao hoặc trung bình, cần được thực hiện thêm xét nghiệm NIPT – một phương pháp sàng lọc trước sinh tiên tiến hơn, độ chính xác cao hơn (99,98%).

Đặc biệt những trường hợp bắt buộc làm xét nghiệm sàng lọc Triple test là: Phụ nữ mang thai khi tuổi đã cao; phụ nữ từng sinh con dị tật hoặc thai lưu; trong gia đình có người mắc dị tật bẩm sinh; phụ nữ mang thai sống và làm việc tại môi trường có hóa chất độc hại; phụ nữ mang thai mắc bệnh liên quan tới virus ở giai đoạn đầu và giữa thai kỳ; ngay trước khi mang thai hoặc trong thai kỳ mẹ có sử dụng thuốc hoặc những chất có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Tuy nhiên, hiện nay, phụ nữ mang thai thường được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm NIPT trước khi làm Double test, Triple test để có thể yên tâm nhất về sức khỏe và sự phát triển của con. Bởi NIPT là phương pháp sàng lọc trước sinh tiên tiến nhất hiện nay. Đặc biệt, NIPT triSure tại Gene Solutions sử dụng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới, giúp phát hiện nhiều nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh phổ biến và nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, nếu Triple test chỉ có thể làm ở quý 2 của thai kỳ, thì NIPT triSure được thực hiện khi thai nhi 9 tuần tuổi.

Sản phẩm trisure NIPT tại Gene Solutions có kết quả chính xác >99%

Xét nghiệm Triple test có cần nhịn ăn không?

Nhiều mẹ vẫn chưa biết xét nghiệm Triple test có cần nhịn ăn không

Hầu hết trước khi làm xét nghiệm máu, bệnh nhân được yêu cầu không ăn. Bởi khi cơ thể hấp thụ thức ăn sẽ làm ảnh hưởng đến các chỉ số. Thế nên, nhiều phụ nữ mang thai vẫn băn khoăn không biết trước khi đi lấy máu làm xét nghiệm Triple test có cần nhịn ăn không.

Chuyên gia trả lời rằng, với Triple test, mẹ không cần nhịn ăn uống. Lý do của việc không cần nhịn ăn trước khi lấy máu làm xét nghiệm Triple test là vì, chất hóa sinh cần định lượng trong xét nghiệm sàng lọc Triple test được lấy từ mẫu máu của mẹ là các chỉ số sinh hóa tự nhiên có sẵn trong máu, không phụ thuộc vào thức ăn và nước uống được dung nạp vào cơ thể.

Vậy qua những thông tin được cung cấp trên, mẹ đã biết rõ xét nghiệm Triple test có cần nhịn ăn không. Tuy nhiên, chắc chắn mẹ vẫn chưa hoàn toàn hết băn khoăn về những vấn đề liên quan tới thai kỳ cũng như sức khỏe của con. Mẹ hãy liên hệ với Gene Solutions nếu cần chuyên gia tư vấn cụ thể hơn.

Xem thêm:

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP GENE

Trụ sở tại TP.HCM: 186 – 188 Nguyễn Duy Dương, Phường 3, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0287 101 8688 (Phím 1) – 0911 649 383

Văn phòng tại Hà Nội: Phòng 503, tòa nhà Vạn Phúc, số 2 Núi Trúc, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0287 101 8688 (Phím 2) – 0936 455 025

Website: genesolutions.vn

Video liên quan

Chủ đề