Nghị định 100 xử phạt xe ba bánh

Ngày hỏi: 07/01/2020

Liên quan đến việc xử lý vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, cho tôi hỏi: Từ năm 2020, lùi xe mô tô ba bánh không có tín hiệu báo trước sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tải về:

  • TỔNG HỢP MỨC PHẠT CÁC LỖI THƯỜNG GẶP THEO NGHỊ ĐỊNH 100.doc

  • /tu-van-phap-luat/giao-thong--van-tai/xe-mo-to-la-xe-tren-175cc-353333

  • Tại Điểm e Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có quy định:

    Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Trong đó có.

    - Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;

    Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


  • /tu-van-phap-luat/giao-thong--van-tai/xe-mo-to-la-xe-tren-175cc-353333

(HNM) - Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30-12-2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, sẽ tịch thu phương tiện vĩnh viễn với các hành vi như: Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng; điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định; không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ của phương tiện... Tuy nhiên, bên cạnh biện pháp mạnh của cơ quan chức năng - xe không bảo đảm an toàn phải ngừng hoạt động, vẫn cần sự nâng cao ý thức của người dân nhằm hạn chế vi phạm, tai nạn giao thông.

Lực lượng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) lập biên bản, thu giữ xe 3 bánh tự chế.

Nhiều phương tiện không bảo đảm an toàn

Do cần có một chiếc xe máy để đi làm hằng ngày, cuối năm 2019, anh Nguyễn Văn Giang (quê ở xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) tìm mua một chiếc xe tự chế có biển kiểm soát 29D1-336.89 với giá 10 triệu đồng nhưng chỉ làm thủ tục mua bán viết tay, không sang tên chính chủ. Khi đang lưu thông trên đường Láng Hạ (phường Láng Hạ, quận Đống Đa) hồi cuối tháng 6-2020, anh Giang bị Đội Cảnh sát giao thông - trật tự - phản ứng nhanh (Công an quận Đống Đa) kiểm tra, phát hiện số khung, số máy trong đăng ký xe không trùng khớp với số khung, số máy thực tế của phương tiện. Vụ việc đã được bàn giao cho Công an phường Láng Hạ lập biên bản, xử lý và tiến hành tịch thu phương tiện vĩnh viễn.

Trong bãi giữ xe của Công ty TNHH Dịch vụ thương mại vận tải Hà Cầu - Thăng Long (phường Hà Cầu, quận Hà Đông) có một khu vực để chồng chất nhiều xe ba bánh đã hoen gỉ, trơ trọi khung sắt vì lưu bãi quá lâu không có người đến nhận lại. Theo ông Nguyễn Văn Thốn, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ thương mại vận tải Hà Cầu - Thăng Long, trung bình mỗi năm, bãi giữ xe tiếp nhận khoảng 10 chiếc xe ba bánh được các đội Cảnh sát giao thông xử lý chuyển đến. Tuy số lượng xe ba bánh bị tạm giữ không nhiều so với số phương tiện vi phạm khác nhưng lại có thời gian lưu bãi lâu nhất bởi phương tiện tự chế này không đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xe hợp pháp để làm thủ tục lấy xe ra.

"Tôi rất đồng tình với quy định tịch thu phương tiện vĩnh viễn đối với những lỗi vi phạm đã được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP nhằm bảo đảm an toàn và nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, đồng thời giảm tải cho các bãi giữ xe vi phạm", ông Nguyễn Văn Thốn nói.

Còn bà Nguyễn Hồng Phúc (phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân) nhìn nhận: "Quy định tịch thu phương tiện vĩnh viễn đối với những xe hết hạn sử dụng, không chứng minh được nguồn gốc... là rất cần thiết trong bối cảnh tai nạn giao thông diễn biến phức tạp như hiện nay. Biện pháp kiên quyết này sẽ giúp ngăn chặn được nguồn nguy cơ gây mất an toàn giao thông".

Xe máy lắp ráp trái quy định, không chứng minh được nguồn gốc... bị lực lượng Cảnh sát giao thông thu giữ. Ảnh: Ngọc Dương

Nâng cao ý thức người dân

Đại úy Phan Quỳnh Anh, Đội Cảnh sát giao thông số 3 (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội) cho biết, thời gian qua, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội nói chung và Đội Cảnh sát giao thông số 3 nói riêng đã tịch thu khá nhiều phương tiện ô tô, xe máy, xe đạp, xe thô sơ mắc các lỗi quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Trong đó, vi phạm nhiều nhất tại địa bàn đội quản lý là các hành vi sử dụng giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa, hết hạn sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp; xe gắn biển kiểm soát không đúng với giấy đăng ký; xe sản xuất, lắp ráp trái quy định...

"Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm kể trên đã và đang góp phần hạn chế tai nạn, đồng thời giảm thiểu nguy cơ mất an toàn giao thông trên địa bàn. Tuy nhiên, khó nhất trong quá trình xử lý vi phạm hiện nay là hầu hết chủ phương tiện sẵn sàng "bỏ của chạy lấy người" dẫn đến việc xử lý hành chính khó thực hiện được", Đại úy Phan Quỳnh Anh cho hay.

Trong khi đó, Đại úy Hoàng Văn Bình, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 15 (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội) thông tin, trong 6 tháng đầu năm 2020, Đội Cảnh sát giao thông số 15 đã tạm giữ hơn 100 phương tiện vi phạm các quy định về nguồn gốc, xuất xứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Tuy nhiên, có thực tế là nhiều người có hành vi vi phạm chưa hợp tác để xác định chính chủ phương tiện. Việc này dẫn đến chính họ sẽ gặp thiệt thòi khi bị xử lý vi phạm và tịch thu phương tiện bởi không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe. Vì vậy, người mua - bán xe cần tự giác làm thủ tục chuyển quyền sở hữu phương tiện để tạo thuận lợi cho cơ quan chức năng quản lý phương tiện.

Thượng úy Phan Đức Hùng, Đội Cảnh sát giao thông số 5 (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội) cũng cho rằng, việc tịch thu vĩnh viễn phương tiện buộc người điều khiển phương tiện phải cân nhắc giữa việc chấp hành pháp luật hay sẽ bị tịch thu phương tiện; khi đó họ sẽ có lựa chọn đúng đắn.

Có thể thấy, bên cạnh các quy định, biện pháp mạnh mẽ của cơ quan chức năng, mỗi người dân cũng cần nắm chắc các quy định pháp luật hiện hành và chấp hành nghiêm chỉnh để không bị thiệt hại về kinh tế, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn cho bản thân và cộng đồng.

Hôm nay tôi mới mua một chiếc xe ba bánh và chở chuyến hàng đầu tiên. Tuy nhiên khi đang chạy ngoài đường thì bị CSGT gọi lại lập biên bản và xử lí với lỗi chở hàng vượt quá chiều cao cho phép. Vậy cho tôi hỏi là xe của tôi phải xếp như thế nào  thì mới đúng theo quy định. Lỗi hôm nay tôi vi phạm sẽ bị phạt bao nhiêu tiền ạ.

Tư vấn giao thông đường bộ
:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới  Tổng đài tư vấn. Đối với câu hỏi của bạn; chúng tôi xin được trả lời như sau:

Xác định loại xe mà bạn đang sở hữu:

Căn cứ quy định tại  mục 1.3.1 và 1.3.2 QCVN 14:2015/BGTVT thì:

“1.3. Giải thích từ ngữ

1.3.1. Xe gắn máy: Phương tiện chạy bằng động cơ, có hai hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3, nếu động cơ dẫn động là động cơ điện thì công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW.

1.3.2. Xe mô tô: Phương tiện chạy bằng động cơ, có hai hoặc ba bánh (không bao gồm các xe được định nghĩa theo 1.3.1.) và đối với xe ba bánh có khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg.”

Như vậy xe ba bánh mà bạn đang sở hữu có thể là xe gắn máy hoặc xe mô tô.

Xác định cao xếp hàng của xe bạn trong trường hợp này:

Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT thì:

“Điều 19. Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ

4. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.”

Như vậy khi xếp hàng lên xe ba bánh nêu trên cần phải tuân thủ điều kiện sau:

  • Về chiều ngang không vượt quá theo thiết kế giá đèo hàng của nhà thiết kế của nhà sản suất về mỗi bên 0,3m.
  • Về phía sau không vượt quá giá đèo hàng 0,5m.
  • Về chiều cao  không cao quá 1,5m tính từ mặt đường xe chạy.

Khi bạn xếp hàng trên xe cần phải tuân thủ theo quy định nêu trên về việc xếp hàng để không vi phạm quy định về giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông.

Mức phạt trong trường hợp này:

Căn cứ quy định tại Điểm K Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

k) Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.”

Như vậy đối với lỗi này bạn sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:

Kéo theo xe ô tô khác có bị tước giấy phép lái xe hay không?

Giấy phép lái xe hạng E có được điều khiển máy kéo không?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề xếp hàng trên xe ba bánh như thế nào theo quy định và mức xử phạt khi vi phạm. Nếu có thắc mắc gì liên quan đến vấn đề giao thông. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được  tổng đài tư vấn trực tiếp.

Video liên quan

Chủ đề