Gói bánh chưng bằng lá gì

HƯỚNG DẪN CHỌN LÁ DONG VÀ NGUYÊN LIỆU NGON ĐỂ GÓI BÁNH CHƯNG NGÀY TẾT

Ngày tết cổ truyền đang đến gần. Bánh chưng, dưa hành là một món ăn ngon không thể thiếu trong các mâm cơm của người Việt. Trong những ngày này, dù bạn có chuẩn bị nhiều món ăn như thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể thiếu được vài chiếc bánh chưng xanh cúng giao thừa và gia tiên.

Chính vì đây là thứ rất quan trọng, nên bạn phải chuẩn bị kỹ từ khâu chọn nguyên liệu gói bánh chưng sao cho ngon nhất, đầy đủ nhất. Chọn được nguyên liệu gói bánh kỹ càng sẽ giúp bạn có những chiếc bánh đẹp mắt để bày ban thờ đấy. Để chị em có thể tự tin gói được những chiếc bánh chưng đẹp mắt và hấp dẫn, PassionLink xin chia sẻ với các bạn kiến thức cơ bản để chọn lá dong, thịt và đỗ xanh

1. Cách chọn lá dong gói bánh chưng

- Lá dong có hình elip, tán lá to, rộng, có màu xanh tươi rất đẹp. Người ta thường dùng lá dong gói bánh chưng để bánh có màu đẹp cũng như bắt mắt hơn dùng lá chuối.

- Để có thể chọn được lá dong tươi, bạn quan sát kĩ phần bên ngoài của lá. Lá phải tươi, có độ dai tốt, không bị giòn. Chọn lá có màu sắc xanh đậm, phiến lá to vừa phải để có thể gói trọn được phần nhân bên trong.

- Nên chọn loại lá bánh tẻ là lá không quá già cũng không quá non, như vậy bánh mới có được màu xanh đẹp.

- Không nên chọn những lá héo, sờ vào có cảm giác khô cứng, không mềm dai như lá tươi. Chọn những lá còn nguyên vẹn, không bị tét hay rách ở bất kì phần nào.

- Một chiếc bánh chưng cần khoảng 4 lá dong. Vì vậy bạn nên nhắm chừng và chọn số lượng lá phù hợp với số lượng bánh muốn làm.

Lưu ý: Truớc khi gói bánh, cần ngâm lá vào một chiếc chậu to chừng 30-45 phút, sau đó dùng khăn mềm để cọ rửa cả hai mặt lá cho sạch. Lá rửa xong rồi, dựng lên cho ráo nước. Sau đó dùng khăn khô và sạch lau lá cho thật khô, dùng dao sắc cắt bớt gân lá cho lá mềm, dễ gói, rồi mới bắt đầu gói bánh.

2. Chọn lạt để buộc bánh

- Để chiếc bánh chưng được vuông vắn, chắc chắn khi luộc thì lạt cũng là thứ không thể thiếu khi gói bánh chưng. Lạt gói bánh chưng là loại lạt dang, mỏng, mềm và dẻo dai.

- Mỗi chiếc bánh chưng cần 2 đến 4 dây lạt tùy thuộc vào bạn muốn buộc hình chữ thập (2 dây lạt) hay hình vuông (4 dây lạt).

3. Chọn gạo nếp ngon

- Bạn nên chọn gạo nếp mẩy đều, căng bóng, hạt gạo không bị gãy, bể. Gạo mới là gạo không bị mùn và không có nhiều hạt vàng. Bạn co thể chọn loại nếp mùa hay nếp cái hoa vàng, loại này hạt gạo sẽ bóng mẩu và đều nhau

- Chọn gạo nếp có màu trắng đục đều khắp hạt và không chọn loại có màu trắng khác thường hoặc bị bạc bụng.

- Cho gạo vào miệng nhai thử, nếu là gạo ngon sẽ cảm nhận được vị ngọt nhẹ và không có vị gì lạ.

- Khi ngửi, gạo nếp có mùi thơm nhẹ và không bốc mùi mốc

- Để gạo nếp được xanh hơn, thơm hơn, bạn có thể dùng lá nếp (lá dứa) xay nhỏ lấy nước cốt danh để ngâm gạo lên màu cho đẹp. Với cách làm này, gạo được ngâm với lá dứa sẽ trở nên thơm hơn, xanh mướt cực đẹp khi gói bánh chưng đấy nhé.

4. Cách chọn đậu xanh

Cũng như gạo nếp, đậu xanh bạn cũng phải chọn loại thật ngon. Bạn có thể mua đậu xanh đã tách vỏ rồi hoặc chưa tách vỏ đều được.

Nếu là đậu xanh đã tách vỏ, bạn chỉ cần ngâm đậu xanh cho mềm ra rồi nấu cho mềm nhừ, tán nhuyễn

Nếu đậu xanh chưa tách vỏ thì bạn cần ngâm để đậu tróc vỏ rồi đãi cho sạch vỏ. Tuy nhiên, với cách dùng đậu xanh còn nguyên vỏ này hơi tốn thời gian 1 tí, nhưng 1 trong những bí quyết để gói bánh chưng ngon là bạn nên dùng đậu xanh còn nguyên vỏ để có độ thơm, ngon, bùi và an toàn vệ sinh hơn. Với màu vàng óng của hạt đậu xanh, còn tượng tửng cho 1 năm mới tràn trề tài lộc, thịnh vượng.

Hy vọng với những nguyên liệu gói bánh chưng trên đây, bạn sẽ có những chiếc bánh thật ngon đón Tết nhé!

Xem thêm Bí quyết luộc bánh chưng xanh, ngon, đẹp mắt tại đây!

Nhắc tới Tết là nhắc tới nồi bánh chưng tròn đầy, nguyên vẹn. Với những người con xa xứ, miếng bánh chưng ngày Tết thật xa xỉ đối với họ. Không những tìm kiếm nguyên liệu để hoàn thành chiếc bánh chưng đã khó, nay đến tìm từng chiếc lá dong cũng chẳng dễ hơn là bao. Hiểu được tâm tư của những người con xa quê, Digifood gợi ý cách gói bánh chưng bằng lá chuối vuông vức, xanh rờn đẹp mắt không kém cạnh gì so với lá dong.

  • 1. Cách gói bánh chưng bằng lá chuối không cần khuôn
    • Nguyên liệu chuẩn bị cho món bánh chưng
    • Sơ chế nguyên liệu làm bánh chưng
    • Hướng dẫn gói và nấu bánh chưng
    • Thành phẩm sau khi thực hiện
  • 2. Cách gói bánh chưng bằng lá chuối dùng khuôn
    • Nguyên liệu chuẩn bị cho món bánh chưng
    • Sơ chế nguyên liệu
    • Hướng dẫn gói và nấu bánh chưng
    • Thành phẩm
  • 3. Cách bảo quản bánh chưng gói bằng lá chuối

Cách gói bánh chưng bằng lá chuối sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề khan hiếm lá dong. Vì không phải lúc nào cũng là mùa lá dong. Thậm chí khi ở Việt Nam vào những ngày mùa hè, lá dong thường là nguyên liệu khó tìm ở những khu chợ.

Ảnh: Sưu tầm

Bên cạnh đó, với những gia đình không sở hữu khuôn gỗ thì cũng đừng lo, dưới đây Digifood sẽ hướng dẫn tường tận cách gói bánh chưng bằng lá chuối không dùng khuôn mà vẫn vuông vắn, chắc nịch.

Ảnh: @treehuggercafe

Nguyên liệu chuẩn bị cho món bánh chưng

(Nguyên liệu dưới đây chỉ đủ để gói từ 2-3 cái bánh chưng vuông, do vậy nếu muốn làm với số lượng lớn, các bạn chỉ cần nhân theo tỷ lệ.)

  • 1 kg gạo nếp
  • 400 gram đỗ xanh đãi vỏ
  • 500 gram thịt lợn ba chỉ
  • 1 bó lá chuối tươi
  • 1 bó lạt chẻ mỏng
  • Gia vị nêm nếm: muối, hạt nêm, tiêu xay

Sơ chế nguyên liệu làm bánh chưng

Bước 1: Gạo nếp vo sạch sẽ sau đó ngâm cùng 300ml nước lọc từ 6-8 tiếng hoặc có thể ngâm qua đêm. Đỗ/đậu xanh cũng vo sạch và ngâm trong khoảng thời gian ngắn hơn từ 4-5 tiếng là đủ. Lưu ý: Nếu muốn bánh có màu xanh đẹp rờn có thể ngâm gạo nếp với nước cốt lá dứa qua đêm.

Bước 2: Thịt ba chỉ cắt thành từng thớ dài vừa ăn. Sau đó ướp chung với 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê tiêu xay, ½ cà phê hạt nêm và một chút đường trắng. Trộn đều thịt và ướp để tủ lạnh từ 1-2 tiếng trước khi gói.

Bước 3: Vớt gạo nếp và đậu xanh ra để ráo nước khi đã thấy mềm và đủ lượng thời gian. Cho 1 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê đường vào gạo nếp, trộn đều tay. Cho thêm 1 muỗng cà phê muối vào đỗ xanh để nhân bánh đậm đà.

Ảnh: Huong Pham

Bước 4: Rửa sạch từng tàu lá chuối sau đó lau thật khô. Sau đó cắt lá chuối thành hình chữ nhật to. Lưu ý: Tránh để lá chuối còn ướt khi gói. Lau nhẹ tay vì lá chuối dễ rách hơn lá dong.

Hướng dẫn gói và nấu bánh chưng

Bước 5: Đặt lá chuối lên mâm hoặc bất cứ bề mặt phẳng nào. Lấy đủ 4 lá chuối xếp xen kẽ nhau tạo thành hình chữ thập (dọc – ngang – dọc – ngang).

Ảnh: Sưu tầm

Bước 6: Đổ nửa bát gạo nếp, thêm 2 muỗng đậu xanh và đặt lên một miếng thịt. Tiếp đó lấp thịt bằng thìa đậu xanh và nửa bát gạo nếp.

Bước 7: Tiến hành gấp 2 bên đối hiện của hình chữ thập vào với nhau sau cho tạo được thành hình vuông. Lúc này sử dụng dây lạt mỏng cố định để các lớp lá được bó chặt lại với nhau.

Ảnh: Sưu tầm

Bước 8: Cứ tiến hành như vậy với những chiếc bánh tiếp theo. Sau đó xếp bánh vào nồi ngay ngắn và đổ nước ngập bề mặt của bánh. Thời gian nấu bánh chưng thường kéo dài từ 8 – 10 tiếng. Lưu ý: Thường xuyên kiểm tra mực nước trong nồi. Liên tục đổ thêm nước để bánh luôn ngập bề mặt.

Thành phẩm sau khi thực hiện

Gói bánh chưng bằng lá chuối không cần khuôn có thể sẽ không được vuông vức, góc cạnh nhưng đảm bảo bánh vẫn xanh rờn và thơm ngon nếu như thực hiện đúng các bước trên. Thịt ba chỉ béo thơm lừng hoà quyện cùng cốt bánh dẻo quyện. Hương vị không thể thiếu trong ngày lễ Tết cổ truyền.

Ảnh: Sưu tầm

Đừng bỏ qua:

  • Thời gian luộc bánh chưng mấy tiếng?
  • Cách gói bánh Tét miền Tây

2. Cách gói bánh chưng bằng lá chuối dùng khuôn

Cách gói bánh chưng bằng lá chuối dùng khuôn đảm bảo sẽ chẳng khác gì so với việc bạn gói bánh bằng lá dong. Khuôn bánh làm cho hình dáng trở nên thanh thoát, vuông vức hơn. Cùng theo dõi cách gói siêu đơn giản của Digifood dưới đây nhé! (Nguyên liệu chuẩn bị cho 2-3 chiếc bánh).

Nguyên liệu chuẩn bị cho món bánh chưng

  • 1 kg gạo nếp
  • 400 gram đỗ xanh
  • 500 gram thịt ba chỉ heo
  • 1 khuôn gỗ
  • 1 bó lá chuối tươi
  • 1 bó lạt chẻ mỏng
  • Gia vị nêm nếm: muối, cà phê, hạt tiêu, đường

Sơ chế nguyên liệu

Bước 1: Tương tự như cách làm bên trên, gạo vo sạch sẽ sau đó ngâm cùng 300ml nước lọc từ 6-8 tiếng. Đỗ xanh cũng vo sạch và ngâm trong khoảng 4-5 tiếng.

Bước 2: Thịt ba chỉ cắt thành từng miếng dài rồi ướp với gia vị bao gồm: 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê tiêu xay, ½ cà phê hạt nêm và một chút đường trắng sau đó ướp khoảng 1-2 giờ. Lưu ý: Không dùng mắm ướp thịt, bánh làm sẽ bị nhanh ôi thiu, không để được lâu dài.

Bước 3: Vớt đậu xanh và gạo nếp để ráo rồi trộn cùng muối, đường và chút hạt tiêu cho đậm đà hương vị.

Bước 4: Lá chuối mua về rửa sạch 2 mặt rồi cắt hình vuông để ráo.

Hướng dẫn gói và nấu bánh chưng

Bước 5: Trải tấm lá chuối ra mặt phẳng sau đó gấp đôi lại theo chiều dọc của lá. Cho cạnh gấp vào khuôn bánh và để lá mở ra. Đặt sao cho mặt lá ôm sát hai cạnh đáy khuôn.

Ảnh: Sưu tầm

Bước 6: Gấp lá chuối lại để tạo hình tam giác dưới đáy khuôn. Với 2 cạnh còn lại cũng làm tương tự.

Bước 7: Đổ lớp gạo nếp dàn đều ra các mặt. Sau đó cho 2 muỗng đỗ xanh và cho nhân thịt vào giữa. Tiếp đó phủ kín bằng một lớp đậu xanh và cuối cùng là gạo nếp.

Ảnh: Phạm Ngọc Hoa

Bước 8: Đặt thêm một lớp lá chuối lên trên. Gấp bánh và buộc lạt thật kỹ rồi đem đi luộc bánh.

Ảnh: @theblindcook

Thành phẩm

Với cách gói bánh chưng bằng lá chuối này, từng chiếc bánh ra lò với hình dạng vuông vắn, góc nào ra góc ấy. Bánh xanh rờn, đỗ mịn, thịt chín đều thơm lừng mùi tiêu xay. Bánh làm bằng gạo nếp nên cốt bánh dẻo quyện, ăn cực kỳ cuốn và bắt miệng.

Ảnh: Sưu tầm

3. Cách bảo quản bánh chưng gói bằng lá chuối

Vào ngày Tết, bánh chưng thường được làm với số lượng lớn. Một phần để ăn lâu dài, một phần để làm quà cho con cháu mang đi xa. Do vậy nhu cầu bảo quản để bánh chưng không bị mốc, hỏng, ôi thiu luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Ảnh: Sưu tầm

Bánh chưng truyền thống có thời hạn bảo quản khoảng 10 ngày. Con số này có thể bị giảm đi nếu bạn thực hiện sai các bước khi gói như lá chuối lau chưa khô hay ướp thịt bằng mắm. Để bánh có thể sử dụng trong thời gian dài, cách duy nhất là để chúng vào ngăn mát tủ lạnh. Khi dùng có thể đem luộc lại vài phút.

Bên cạnh đó, nếu muốn bảo quản bánh chưng lâu hơn, bạn có thể dùng hút chân không và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu vào những ngày lễ Tết của nhiều gia đình Việt Nam. Bánh chưng mang đến hương vị Tết gần hơn với chúng ta. Nếu không thể gói bánh chưng bằng lá dong thì vẫn có cách gói bánh chưng bằng lá chuối thay thế mà vẫn đảm bảo được chất lượng thành phẩm ra lò.

Có thể bạn quan tâm: 

  • 3 cách gói bánh chưng Tết cực dễ
  • Cách làm bánh chưng nếp cẩm

Chủ đề