Powerpoint kế hoạch kinh doanh quán trà sữa



Qua nhiều năm, món trà sữa đã được cải tiến và đa dạng với nhiều hương vị, người uống gần như không chán với loại thức uống này, đặc biệt là giới trẻ.

Hiện nay, việc đầu tưkinh doanhquán Trà sữa cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, có thể kinh doanh tốt tại các vùng ngoại ô và các tỉnh, nơi chưa có nhiều quán Trà sữa. Tuy nhiên, ưu thế của quán trà sữa là rất phù hợp với giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên, đây là địa điểm mà họ thường lui tới để giải trí.

Điều kiện khởi nghiệp

- Vốn

Vốn đầu tư ban đầu: từ 800 triệu trở lên, được đầu tư cho:

+ Đặt cọc thuê mặt bằng: Bạn cần phải thuê mặt bằng kinh doanh, quận huyện nào trong Thành phố.

+ Sửa chữa mặt bằng

+ Trang bị bàn ghế, tủ kệ

+ Các thiết bị, công cụ, dụng cụ pha chế trà sữa…

+ Vốn dự phòng cho ít nhất 3 tháng đầu kinh doanh..

- Con người

+ Tuyển người: cần tuyển một giám sát, một thu ngân, 1-2 nhân viên pha chế và khoảng 2 nhân viên phục vụ, sau này có thể tuyển thêm nhân viên tùy theo sự phát triển của quán.

+ Quản lý: Lập bản kế hoạch làm việc theo tuần/tháng, bản mô tả công việc và phân công cụ thể cho từng người được tuyển. Nhân viên giám sát sẽ báo cáo tình hình kinh doanh trực tiếp với bạn, để bạn có thể nắm rõ và theo sát được tình hình công việc của những nhân viên được tuyển và kết quả kinh doanh hằng ngày.

+ Bạn là người khởi nghiệp phải nghiên cứu kỹ về cách pha chế các loại trà sữa và cách kinh doanh quán trà sữa.

- Pháp lý

+ Sau khi đã có được mặt bằng, bạn cần đến phường, xã nơi bạn định mở quán làm giấy phép kinh doanh. Quán trà sữa chỉ đóng thuế khoán dưới hình thức Hộ kinh doanh cá thể.

- Công tác chuẩn bị

+ Cần tìm hiểu và liên hệ trước với những nhà cung cấp dụng cụ và nguyên vật liệu: dụng cụ pha chế, máy ép hộp, các loại hương, rau, quả… Học hỏi kinh nghiệm từ những người đã từng kinh doanh hình thức này từ những mối quen biết của bạn, đây là một điều rất quan trọng giúp bạn có thể tránh những sai sót trước đây của họ trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh.

+ Nghiên cứu kỹ về địa điểm kinh doanh. Nếu có thể lựa chọn địa điểm nằm gần trường học (Trường cấp 3, Đại học), siêu thị, Trung tâm thương mại, công ty… là một lợi thế.

+ Thời điểm khởi nghiệp: nên dự tính khởi nghiệp vào những tháng hè, khí hậu nắng nóng thì việc kinh doanh của bạn có nhiều thuận lợi hơn.

+ Lên menu: có rất nhiều loại trà sữa với các hương vị khác nhau như dâu, sôcola, cà phê, kiwi, nho và nếu quán lớn thường thêm các thức uống như sinh tố, thức ăn nhanh như bò viên, cá viên…

+ Lập bản kê chi tiết những vật dụng, công cụ cần mua và cả phương án thay thế.

+ Lên kế hoạch về marketing (băng rôn, tờ rơi, quảng cáo, kế hoạch tuyển dụng nhân viên và phương án quản lý kinh doanh chi tiết (quản lý nguyên vật liệu đầu vào, quản lý thu ngân, điều hành nhân viên) phương án vận hành bộ máy kinh doanh cụ thể từ giữ xe, phục vụ viên, phương thức thu ngân…



Yêu cầu chuyên môn

- Lập kế hoạch kinh doanh

+ Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh tại khu vực mình sắp kinh doanh. Từ đó, lựa chọn khách hàng mục tiêu để lên kế hoạch kinh doanh cụ thể.

+ Bạn cần xác định về thời gian bán kinh doanh? Nên tập trung kinh doanh các loại kem.

+ Lên kế hoạch về marketing (băng rôn, tờ rơi, quảng cáo..), kế hoạch tuyển dụng nhân viên và phương án quản lý kinh doanh chi tiết (quản lý nguyên vật liệu đầu vào, quản lý thu ngân, điều hành nhân viên),…

+ Lập kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận cho từng tháng, dự trù kinh doanh lỗ trong 3 tháng đầu tiên.

Kiến thức, kỹ năng chuyên môn

+ Kiến thức về pha chế trà sữa: bạn có thể theo học lớp pha chế trà sữa hoặc tuyển nhân viên có kinh nghiệm pha chế trà sữa.

+ Bạn nên chú trọng phong cách, không gian quán sao cho trẻ trung và năng động

+ Kỹ năng về chăm sóc khách hàng.

Kinh nghiệm

– Kinh nghiệm về lĩnh vực kinh doanh cà phê, nước giải khát là một lợi thế, bạn nên nghiên cứu kỹ về sự thành công của những quán trà sữa để học hỏi thêm.

– Lợi thế

+ Cần tìm hiểu và liên hệ trước với những nhà cung cấp nguyên vật liệu (các loại trà, các loại hạt, nước si-rô, các loại bột hương trái cây, sữa bột…), trái cây, đá viên, cơ sở sản xuất bàn ghế, vật dụng trang trí cho quán… Học hỏi kinh nghiệm từ những người đã từng kinh doanh hình thức này từ những mối quen biết của bạn, đây là một điều rất quan trọng giúp bạn có thể tránh những sai sót trước đây của họ trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh.

+ Nghiên cứu kỹ về địa điểm kinh doanh (nằm ở quận/huyện nào, dân trí thế nào, trục đường có thuận lợi, phía trước quán có dễ dừng xe lại hay không…) Nếu có thể lựa chọn địa điểm nằm ngay gần ngã tư có cột đèn giao thông, thì khi dừng đèn đỏ, người đi đường sẽ dễ bị quan sát những bảng hiệu hay hình thức khuyến mãi mới của quán.

Thời điểm khởi nghiệp

+ Nên dự tính khởi nghiệp vào những tháng hè để việc kinh doanh của bạn có nhiều thuận lợi hơn.

Xem thêm: Quyết Định Số 16/2006/Qđ-Bgdđt Ngày 5/5/2006, Quyết Định Số 16/2006/Qđ

Bạn có thể tham khảo một hình thức kinh doanh trà sữa khác đang nóng hiện nay của 91neg.com đó là hình thức nhượng quyền thương hiệu trà sữa.

Trung Tâm Việc Làm Vui Academy, Tìm Việc làm Nhanh 24h,
Đăng Tuyển dụng miễn phí - Chi nhánh công ty MBN

ViecLamVui là dự án giữa MBN và Cổng Tri Thức Thánh Gióng Trung Ương Hội Liên Hiệp Thanh Niên

Địa chỉ: L3 Tòa nhà MBN Tower 365 Lê Quang Định, phường 5, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email:

Không cần làm hồ sơ CV trên máy tính. Click chọn điền thông tin bằng điện thoại. Chat Nhanh có việc ngay

Để mở quán trà sữa, bạn cần chuẩn bị những gì để tình hình kinh doanh ổn định, cũng như mở rộng quy mô phát triển. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm lập kế hoạch mở quán trà sữa kinh doanh, không biết nên bắt đầu từ đâu thì nên tham khảo những thông tin bổ ích trong bài viết này.

Lập kế hoạch mở quán trà sữa cụ thể sẽ giúp bạn kinh doanh hiệu quả (Ảnh: Internet)

Khi các loại đồ uống nói chung và trà sữa nói riêng đang chiếm lĩnh trên thị trường, hàng loạt chuỗi cửa hàng lớn, nhỏ từ các thương hiệu trong và ngoài nước xuất hiện, việc phát triển mô hình kinh doanh trà sữa mở rộng không phải là câu chuyện dễ dàng nữa.

Đối với các mô hình vừa và nhỏ, thương hiệu mới ra đời, chưa có vị trí vững chắc trong lòng người dùng, việc này càng trở nên khó khăn gấp bội phần nhưng không phải không thực hiện được. Do đó, lập kế hoạch mở quán trà sữa cụ thể sẽ giúp bạn tránh những rủi ro ngoài mong muốn.

Để xây dựng được kế hoạch kinh doanh chi tiết và đầy đủ, bạn có thể sử dụng phương pháp 5W – 1H. Nghĩa là, bạn trả lời những câu hỏi như: What, where, when, why, who và how dựa trên ý tưởng kinh doanh trà sữa.

Hiện nay, trên thị trường có những mô hình trà sữa phổ biến như: nhượng quyền thương hiệu, local brand (thương hiệu Việt), take away, nhỏ và vừa… Tùy thuộc vào mỗi mô hình kinh doanh sẽ có nguồn vốn đầu tư, nhóm khách hàng khác nhau. Khi tìm và lựa chọn ý tưởng kinh doanh trà sữa, bạn nên tham khảo thị trường hiện tại.

Trà sữa là thức uống được nhiều người ưa chuộng, kể cả trẻ em đến người lớn. Do đó, bạn có thể khoanh vùng nhóm khách hàng mục tiêu của mình như: học sinh, sinh viên; nhân viên văn phòng; gia đình… Khi xác định được nhóm đối tượng phù hợp, bạn sẽ dễ dàng định giá bán đồ uống, lựa chọn khẩu vị phù hợp, phong cách và trang trí quán…

Học làm trà sữa là một trong những bước chuẩn bị trước khi kinh doanh (Ảnh: Internet)

Những khoản chi phí khi mở quán trà sữa kinh doanh dành cho người mới bắt đầu gồm có:

  • Chi phí mặt bằng
  • Chi phí thiết kế và trang trí quán
  • Chi phí nguyên liệu, dụng cụ mở quán trà sữa
  • Chi phí duy trì hoạt động (điện, nước, wifi, marketing…)

Ngoài ra, còn có một số khoản chi phí phát sinh khác trong quá trình mở quán trà sữa. Do đó, chi phí cố định sẽ giúp bạn kiểm soát thu – chi tại cửa hàng, tránh thất thoát và lỗ vốn kinh doanh.

Bất kỳ một quán trà sữa hay quán cà phê nào đều cần thống nhất “concept” tổng thể chung. Thứ nhất, điều này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng khiến khách hàng nhớ đến. Concept càng rõ ràng, phối hợp hài hòa với nhau sẽ dễ dàng định hướng sản phẩm, chiến lược marketing, địa điểm…

Hiện nay, quán trà sữa có rất nhiều kiểu thiết kế khác nhau. Để gây ấn tượng với khách hàng, ngoài sản phẩm thì không gian quán là một trong những yếu tố quyết định. Kinh nghiệm mở quán trà sữa là bạn nên chọn những kiểu thiết kế mang lại sự thoải mái cho khách hàng, chỗ ngồi rộng rãi, màu sắc bắt mắt và dễ chịu.

Thiết kế không gian xanh đang được nhiều thương hiệu trà sữa lựa chọn (Ảnh: Internet)

Không chỉ có thói quen “đi cà phê”, nhiều khách hàng đã lựa chọn “đi trà sữa” là hình thức để thư giãn, gặp gỡ bạn bè và thậm chí là không gian làm việc yêu thích. Một trong những xu hướng thiết kế quán đồ uống đang được ưa chuộng là phong cách tối giản, màu đơn sắc và tận dụng ánh sáng tự nhiên.

Để đào tạo và quản lý nhân sự tốt, bạn cần tìm hiểu về kiến thức pha chế, lập kế hoạch đào tạo kỹ năng phục vụ cho nhân viên, đưa ra những quy định chung, chế độ khen thưởng… Tuyển dụng nhân sự trước khi mở quán sẽ đảm bảo cho cửa hàng hoạt động suôn sẻ. Đồng thời, nhân viên sẽ nhanh chóng làm quen với công việc và thực hiện đúng tinh thần làm việc.

Bên cạnh thói quen uống những món trà sữa quen thuộc, khách hàng thích khám phá những điều mới mẻ. Họ thường đổi khẩu vị mỗi ngày, để trải nghiệm hương vị trà sữa đó như thế nào. Vì vậy, bí quyết kinh doanh trà sữa thành công nằm ở công thức trà sữa phù hợp với khẩu vị người Việt, nhưng vẫn có yếu tố khác biệt hay còn gọi là mang hương vị đặc trưng.

Tìm hiểu những khẩu vị trà sữa phù hợp với khách hàng tại các lớp học

Vì vậy, để thiết kế menu trà sữa đầy đủ và đa dạng như thị trường hiện nay. Bạn có thể tham gia các khóa học pha chế trà sữa để cập nhật đa dạng công thức. Tuy nhiên, menu trà sữa nên có đầy đủ các loại trà sữa truyền thống, topping cơ bản và đi kèm với những món “độc – lạ” chỉ có tại cửa hàng của bạn.

Gợi ý một số chiến lược marketing phù hợp với các mô hình đồ uống như:

  • Mua 1 tặng 1, mua 2 tính tiền 1…
  • Giảm giá 20% vào ngày thứ ba, check in giảm 10%…
  • Chiến dịch bảo vệ môi trường: sử dụng ống hút tre, inox; tặng quai vải…
  • Bán đồ uống theo mùa: trà sữa bơ, trà dưa hấu…
  • Freeship đối với hoá đơn trên 200 nghìn đồng.

Sau khi cửa hàng đã bắt đầu ổn định, bạn có thể nghĩ đến việc phát triển thương hiệu trở nên quy mô tầm cỡ hơn.

Cách thức phổ biến được sử dụng để mở rộng quy mô là xây dựng thêm nhiều chi nhánh khác. Lựa chọn này phù hợp với các quán trà sữa ra đời ít nhất từ 1.5 – 3 năm, có hoạt động kinh doanh vững vàng, chất lượng đồ uống và dịch vụ tốt, nguồn lợi nhuận ổn định.

Những chi nhánh cần có sự đồng bộ về không gian, đồ uống, concept… (Ảnh: Internet)

Cần mở rộng theo mô hình tam giác, tức là dựa trên ước lượng bán kính (km) khách hàng để chọn địa điểm mở quán kế tiếp tránh cạnh tranh, xung đột với chính quán của mình. Làm tương tự cho quán tiếp theo, tạo thành từng hình tam giác ba quán với khả năng gom trọn khách hàng trong phạm vi lớn. Đây chính là kinh nghiệm mở quán trà sữa theo vị trí rất thiết thực.

Xem xét đến việc đa dạng hóa nhiều kênh bán hàng là cách “buôn may bán đắt” cho người kinh doanh. Trong thời đại công nghệ không ngừng phát triển, ngoài kinh doanh offline, hình thức bán trà sữa online trở nên phổ biến. Sự đa dạng các kênh bán hàng trên trang mạng xã hội: Facebook, Zalo, Instargram… cũng đang được xem là xu hướng không thể bỏ qua.

Mở rộng quy mô không có nghĩa chỉ mở rộng chi nhánh, phát triển quán bằng cách phát triển các sản phẩm, dịch vụ bên trong mới là lựa chọn đáng suy ngẫm. Khi công việc kinh doanh thuận lợi và tốt lên, với nguồn lợi nhuận thu về đáng kể, nếu không muốn mở chi nhánh khác, bạn dùng số tiền này đầu tư trực tiếp vào chiều sâu của quán.

Trang bị thêm những kiến thức về pha chế trà sữa

Không cần chú trọng mở rộng cơ sở vật chất với quy mô huy hoàng, không cần phải biến thành quán trà sữa có menu hơn 1000 thức uống khác nhau. Nâng cấp chiều sâu của quán bằng tay nghề pha chế các thức uống chất lượng, độc đáo, các món mới thường xuyên xuất hiện theo định kỳ mỗi tuần/mỗi tháng mới là bí quyết thành công.

Không đủ chi phí, không muốn mở rộng sang thị trường địa lý khác, bạn hãy cân nhắc sử dụng, nâng cấp cửa hàng hiện tại của mình như thiết kế lại không gian, đầu tư cơ sở hạ tầng hay mở rộng mặt bằng… Phạm vi mở rộng dựa trên cơ sở có sẵn còn được hiểu là sự mở rộng tổng hợp của các hình thức dưới đây:

  • Mở rộng theo sản phẩm: ngoài sản phẩm chủ đạo thì mở rộng kết hợp với các loại đồ uống, thức ăn khác (trà sữa và thức ăn nhanh, trà sữa và các thức uống từ trà…)
  • Mở rộng theo chiều ngang: mở rộng các sản phẩm pha chế mới với những kết hợp nguyên liệu sáng tạo khác nhau dựa trên công thức nền cơ bản: trà sữa trân châu – trà sữa trân châu đường đen, trà sữa nha đam – trà sữa nha đam mật ong…
  • Mở rộng theo nhóm khách hàng tiềm năng: ngoài đối tượng chính của quán là học sinh, sinh viên, bạn nên nâng cấp quán để phù hợp với tất cả các đối tượng khác nhau.

Hi vọng những kế hoạch mở quán trà sữa mà Dạy Pha Chế Á Âu chia sẻ, giúp bạn có thêm ý tưởng và kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực này. Ngoài ra, bạn nên tham khảo về khóa học pha chế trà sữa tại DPCAAu.

Video liên quan

Chủ đề