Ngành Kỹ thuật công nghiệp học trường nào

Ngành Kỹ thuật công nghiệp học trường nào

Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là ngành kỹ thuật lâu đời và phổ biến tại các nước phát triển trên thế giới, và hiện đang có nhu cầu nhân lực lớn tại Việt Nam. 

Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!

1. Giới thiệu chung về ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

Kỹ thuật hệ thống công nghệ (Mã ngành: 7520118) ngành đào tạo ra những kỹ sư chuyên đảm nhận việc thiết kế, lắp đặt, quản lý hệ thống tích hợp giữa con người, thiết bị, phương pháp và năng lượng. Kiến thức ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp giúp thiết kế quản lý các hệ thống công nghiệp và dịch vụ, nhằm nâng cao hiệu quả với chi phí hợp lý. Ngành học này đào tạo ra các quản đốc phân xưởng, các giám đốc quản lý sản xuất, các kỹ sư kế hoạch, quản lý điều hành nhà máy, công ty, hay nhà quản lý sản xuất và dịch vụ.

Sinh viên học ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp sẽ được trang bị những kiến thức quản lý và điều hành hệ thống sản xuất, quản lý vật tư và hoạch định tồn kho, các kỹ thuật tối ưu hóa nguồn lực sản xuất, kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định, quản lý và kiểm soát chất lượng, logistics và chuỗi cung ứng, kỹ thuật điều độ nguồn lực, thiết kế hệ thống thông tin...

Đặc biệt, ngành học này sẽ trang bị cho sinh viên các kỹ năng cần thiết cho kỹ sư Kỹ thuật hệ thống công nghiệp đó là: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp đàm phán, kỹ năng nghiên cứu và thực hiện dự án nhằm giúp sinh viên tự tin hơn trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.

2. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp 

Khu vực miền Trung

  • Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng

Khu vực miền Nam

3. Các khối ngành xét tuyển ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

4. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

Học kỳ 1 Học kỳ 2
Tiếng Anh chuyên ngành AE1 Tiếng Anh chuyên ngành AE2
Giải tích 1 Giải tích 2
Vật lý 1 Tư duy phân tích
Vật lý 2 Giáo dục thể chất 2
Giáo dục thể chất 1 Giới thiệu về Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp
Hóa học cho Kỹ sư Vẽ kỹ thuật
  Vật lý 3
Học kỳ hè 1  
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin  
Tư tưởng Hồ Chí Minh  
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam  
Học kỳ 3 Học kỳ 4
Quản lý sản xuất Kinh tế kỹ thuật
Tin học cho kỹ sư & Lab Vận trù học 1: các mô hình tất định
Xác suất thống kê cho kỹ thuật Đo lường lao động và Thiết kế công việc
Giải tích 3 Thiết kế & Phát triển sản phẩm
Cơ kỹ thuật – Động học Phương trình vi phân
Học kỳ hè 2  
Thực tập 1  
Học kỳ 5 Học kỳ 6
Hệ thống thông tin quản lý Kỹ năng giao tiếp
Quản lý chất lượng Mô hình hóa và mô phỏng
Quản lý dự án Kỹ thuật điều độ trong sản xuất và dịch vụ
Quản lý chuỗi cung ứng và hậu cần Thiết kế vị trí và mặt bằng hệ thống công nghiệp
Vận trù học 2: các mô hình ngẫu nhiên Môn tự chọn chuyên ngành (chọn 1 môn trong các môn sau đây)
Môn tự chọn chuyên ngành (chọn 1 môn trong các môn sau đây) Hệ thống sản xuất điều khiển bằng máy tính
Thiết kế thực nghiệm Kỹ thuật dự báo
CAD/CAM Quản lý mua hàng
Học kỳ hè 3  
Thực tập 2  
Học kỳ 7 Học kỳ 8
Kỹ thuật ra quyết định Luận văn 
Hệ thống Sản xuất tinh gọn  
Môn tự chọn chuyên ngành (chọn 3 môn trong các môn sau đây)  
Kỹ thuật Hệ thống Quản lý tồn kho
Hệ thống sản xuất linh hoạt Quản lý bán lẻ
Kỹ năng lãnh đạo Hệ thống vận tải và hậu cần quốc tế

5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

•    Sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp có thể làm việc ở các môi trường sản xuất, dịch vụ khác nhau như: Lĩnh vực hàng không, bệnh viện, cơ khí, dệt - may, hóa - mỹ phẩm, tài chính, vận tải... Đảm nhận các trách nhiệm như kỹ sư chất lượng, giám sát sản xuất,..

•    Kỹ sư phân tích các giải pháp tối ưu hóa trong sản xuất và dịch vụ;

•    Kỹ sư thiết kế hệ thống quản lý nguồn lực cho doanh nghiệp;

•    Phân tích và cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ, tối đa hóa lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp;

•    Thiết kế giải pháp tổng thể nhằm tối thiểu hóa về chi phí sản xuất và vận hành đến mức thấp nhất;

•    Quản lý logistics và chuỗi cung ứng;

•    Quản lý các dự án công nghiệp của công ty, tập đoàn liên doanh;

•    Quản lý và điều hành các hệ thống kho vận, vật tư, giao nhận hàng hóa;

•    Chuyên viên kế hoạch, chuyên viên chất lượng, chuyên viên dự án, chuyên viên cung ứng vật tư;

•    Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hay tại các trung tâm dạy nghề trên khắp cả nước.

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
 

Phan Ngọc
Theo tuyensinhso.vn