Ngành kinh doanh xuất nhập khẩu là gì

Chỉ còn vài tháng nữa thôi là đến mùa thi đại học và hiện tại rất nhiều bạn đang băn khoăn trong việc đưa ra quyết định chọn trường, chọn ngành nghề trong tương lai. Gần đây Hanexim nhận được tương đối nhiều câu hỏi về thi khối nào, học ngành gì, trường gì để sau làm xuất nhập khẩu. Chẳng hạn:

“ Em học khối A nhưng lại muốn làm về xuất nhập khẩu thì nên theo học ngành gì là thích hợp nhất ạ và nó có khó khăn gì không ạ ?”

“Sao mình tìm hoài mà không thấy trường đại học nào có khoa xuất nhập khẩu nhỉ?”

“ Em chuẩn bị xét tuyển vào đại học nhưng có quá nhiều ngành kinh tế, kinh doanh có tên quốc tế nhưng gia đình em có công ty xuất nhập khẩu nên em muốn theo học ngành này. Vậy học ngành gì ở trường đại học để ra làm được ngành này ạ ?”

Vì vậy qua bài viết này ad sẽ làm rõ cho bạn việc học ngành gì để ra làm xuất nhập? và ngành học đó ưu tiên xét tuyển khối nào?

Rất nhiều bạn thắc mắc là sao không thể tìm thấy trường đại học nào có ngành xuất nhập khẩu, chả nhẽ muốn làm xuất nhập khẩu là phải đi du học?

Ad xin đính chính Hiện nay, tại Việt Nam chưa có một Trường đại học chính quy có tách biệt hẳn một ngành học có tên gọi Xuất Nhập Khẩu. Và bạn cũng không cần phải xuất ngoại để tìm kiếm cơ hội học tập vì đơn giản trong nước các trường đại học cũng đã đang đào tạo bài bản về ngành này rồi.

Vậy vấn đề ở đâu?

Bản thân ngành xuất nhập khẩu là mở rộng giao thương buôn bán hàng hoá dịch vụ giữa các quốc gia, tổ chức trên toàn thế giới. Theo một cách chung nhất thì khi có bất cứ một lượng tiền nào đó dịch chuyển qua biên giới một quốc gia để chi trả cho một lượng hàng hoá dịch vụ được đưa ra khỏi quốc gia đó thì người ta cho rằng một thương vụ xuất nhập khẩu đã được kinh doanh.

Ngày nay Xuất nhập khẩu là lĩnh vực sôi động với nhiều đặc thù khác hẳn với thương mại trong nước như vấn đề thủ tục, giấy tờ, hải quan, thông quan, thuế, vấn đề về luật pháp khắt khe của các nước khác nhau (do đi từ quốc gia này đến quốc gia khác, nhập cạnh bằng các hình thức khác nhau),…Chính vì thế ngành xuất nhập khẩu có nhiều vị trí khác nhau bao gồm những đặc thù công việc khác nhau nên một ngành học của trường đại học không thể bao hàm được hết. Tuy nói to nhưng nó không đủ để lập thành một ngành học bởi nó đã bao hàm trong chương trình học của các khoa như: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Thương mại quốc tế, Luật,…

  • Một số ngành học mà sau này bạn có thể tiến sâu trong ngành XNK:
  • Kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế, Logistics &SCM, Kinh tế Ngoại Thương,…đến từ khối trường đại học kinh tế, đại học tổng hợp, đại học bách khoa,… sẽ làm trong các vị trí như nhân viên thu mua, nhân viên tại Văn phòng đại diện, nhân viên Logistics,
  • Thậm chí các ngành Luật Thương mại quốc tế, luật kinh tế, Ngôn ngữ thương mại quốc tế, .. đến từ các trường ngoại giao, ngôn ngữ, luật,.. cũng có thể là bệ phóng trong các vị trí về chứng từ, sales Xuất nhập khẩu, đại diện pháp lý, nhân viên hải quan, nhân viên đại diện các công ty xuyên quốc gia,…
  • Một số ngành đặc thù như: kinh tế vận tải thủy, Kinh tế Hàng hải (đại học hàng hải Việt Nam), Kinh tế vận tải đường bộ, kinh tế và du lịch, Khai thác vận tải (đại học giao thông vận tải), Công nghệ đa phương tiện, Thương mại điện tử ( học viên bưu chính viễn thông) … sẽ có chuyên môn trong vị trí nhân viên điều vận đơn, xe, kho bãi, nhân viên hiện trường, nhân viên thu mua,…
  • Các ngành học bề ngân hàng, thanh toán quốc tế từ học viên tài chính, học viên ngân hàng sẽ làm trong mảng Thanh toán quốc tế của các công ty Xuất nhập khẩu.

.png)

Ngành kinh doanh xuất nhập khẩu là gì

2. Các khối xét tuyển thi Đại học:

  • Hiện tại các trường đại học khối kinh tế, tài chính, luật mở tuyển các khối A00 (A01, A02, A03,..) , B00, D01 (D07..), C (C03,..),…
  • Các khối trường ngôn ngữ ưu tiên xét tuyển khối có các môn ngôn ngữ như A01, D01, D07,..
  • Các trường bách khoa, giao thông vận tải,.. ưu tiên xét tuyển Khối A, A01, D07,..
  • Khối B00 vẫn có nhưng rất ít vì nó quá đặc thù cho khối các trường y dược.
  • Tuy nhiên dù bạn đang học khối nào thì cũng đừng lo bởi các trường đang ngày càng có nhiều chính sách giúp các bạn vào được ngành học mình mong muốn. Tuy nhiên nói thêm là muốn làm Xuất nhập khẩu thì bạn phải trau dồi vốn ngoại ngữ thông thạo. Và việc các bạn cần làm bây giờ là chọn cho mình các ngành học từ các trường mà mình thích, phù hợp với định hướng sau này của mình, phù hợp với học lực hiện tại để có một kết quả tốt nhất.

Hi vọng bài viết của Ad sẽ giúp các bạn hiểu được phần nào về Khối ngành học và ngành Xuất nhập khẩu từ đó có những lựa chọn phù hợp cho mình trong kì thi THPT quốc gia sắp tới.

Ngành Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu là gì?

Nói một cách cụ thể hơn, quản trị xuất nhập khẩu là tổng hợp các hoạt động hoạch định chiến lược và kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra các quá trình đã đề ra, cũng như kiểm soát các hoạt động trong một đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm đạt được mục tiêu chiến lược đề ra một cách hiệu quả nhất.

Kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu là gì?

Khái niệm của xuất nhập khẩu được viết rõ ràng trong Luật thương mại Việt Nam và được nêu rõ như sau: Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá.

Kinh doanh xuất khẩu là gì?

Kinh doanh xuất khẩu là hoạt động buôn bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ từ nước sở tại sang các quốc gia khác. Đây là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của các quốc gia.

Lương của nhân viên xuất nhập khẩu là bao nhiêu?

Thu nhập của nhân viên chứng từ xuất nhập khẩuKhoảng lương phổ biến: Từ 5.000.000 – 8.000.000 đồng/tháng. Khoảng lương cao hơn cho người có kinh nghiệm: Từ 7.000.000 – 10.000.000 đồng/tháng. Khoảng lương cao nhất cho vị trí nhân viên: Từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng.