Nếu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong truyện cổ tích

       Trong truyện “Thạch Sanh” nếu Thạch Sanh hiện lên là một người hiền lành lương thiện và đầy dũng cảm thì Lý Thông lại hoàn toàn trái ngược. Trong truyện ngay từ đầu Lý Thông đã thể hiện là một kẻ mưu mô khi thấy Thạch Sanh có sức khỏe làm được nhiều việc nên hắn mới kết nghĩa anh em với Thạch Sanh để lợi dụng sức lao động của chàng. Và kể cả khi Thạch Sanh đã giúp gia đình Lý Thông giàu lên nhanh chóng thì hắn vẫn cam tâm lừa Thạch Sanh đi ra miếu thế mạng cho mình. Không những thế khi Thạch Sanh giết được Chằn Tinh, Lý Thông đã lừa chàng và cướp lấy công trạng của Thạch Sanh và được thăng quan tiến chức. Ở đây ta thấy Lý Thông mà một con người sợ chết, lòng dạ tham lam độc ác. Khi Thạch Sanh xuống hang cứu công chúa thì hắn ta đã lấp cửa hang lại không cho Thạch Sanh lên hòng được làm phò mã để nối ngôi vua. Liệu còn có hành động nào đáng khinh bỉ hơn thế, chỉ trực chờ người khác lập công rồi ra cướp mất. Ở đây ta thấy Lý Thông không chỉ độc ác mà còn là kẻ chỉ trực chờ sung rụng. Kết thúc truyện mẹ con hắn bị biến thành con bọ hung, đây chính là kết quả của những kẻ xấu xa độc ác, lòng lang dạ thú.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Nêu cảm nhận ( 10 câu ) của em về nhân vật trong Văn bản thể loại cổ tích, truyền thuyết mà em yêu thích ( mik chọn Thạch Sanh )Gợi ý :

Mở đầu :

-Giới thiệu tên văn bản

-Thuộc thể loại gì ?
-Nhân vật mà em yêu thích là gì ?

Thân đoạn:-Nói ra những cảm nghĩ của mình về nhân vật đó ( tài; giỏi; tốt bụng;.... )

-Giải thích rõ lý do mà em yêu thích

Kết đoạn: rút ra bài học từ nhân vật mà mình yêu thích.

giúp mik với

Các câu hỏi tương tự

''Mỗi câu chuyện cổ là cả một thế giới kì diệu''. Có thể nói đây là một khẳng định định đúng đắn và có nội dung khá sâu sắc và triết lí.

Khi ta bắt gặp một cuốn truyện cổ tích nào đó có thể hầu như ta luôn đọc các nhan đề từng câu chuyện trước tiên và mở những chuyện mình thích chứ không đọc theo một trình tự của truyện.

Nếu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong truyện cổ tích

Nếu ta muốn tìm tòi nội dung câu chuyện thì ta nên đọc lần lượt. Khi mở trang đầu tiên của cuốn truyện ta sẽ thấy rằng nó như một cánh cửa đầy màu sắc khác nhau cần được ta khám phá. Mở tiếp trang thứ hai ta sẽ thấy tên của câu chuyện độc đáo như thế nào, cứ lần lượt lần lượt mở hết trang này đến trang khác, đọc thật chậm và suy nghĩ thật kĩ thì ta mới thấy thế giới trong truyện cổ mới tuyệt vời và lí thú làm sao. Ta như được thả trôi tâm hồn vào truyện bởi các con người với các tính cách khác nhau như ''Tấm là một cô gái đẹp người đẹp nết, chăm chỉ, hiền hậu, còn Cám là người độc ác, xấu người, lười biếng hay chàng Thạch Sanh là một người văn võ song toàn, thật thà , tốt bụng ,ngược lại với Thạch Sanh thì Lí Thông lại là một tên xảo trá, tâm địa xấu xa đen tối...''. Ta không chỉ được tiếp cận , hoà nhập với các nhân vật đời thường trong truyện mà ta còn được thấy hình ảnh đẹp đẽ, cao lớn ­ của bà tiên, ông tiên và sự thánh thiện, thương người của những nàng công chúa, hoàng tử luôn mong ước có tình yêu đẹp đến với mình, ...rất nhiều những nhân vật khác mà ta thấy được khi đọc những câu chuyện cổ tích. Không chỉ vậy chuyện cổ tích cũng làm cho ta thấy được thế nào là đúng, sai qua các hành động, các tình huống trong cốt truyện. Và bổ ích hơn là ta được học hỏi cách miêu tả ở trong truyện nâng cao kĩ năng làm văn của mình.

Thế giới ở trong truyện cổ thực sự rất bao la và rộng lớn không bao giờ có thể khai thác hết được.

Thế giới nhân vật cổ tích thật phong phú, đa dạng. Ngay từ thủa bé thơ, trong tâm trí hồn nhiên của tôi đã đầy những hình ảnh của chàng Sọ Dừa thông minh mà phải đội lốt xấu xí, chàng Thạch Sanh tài ba mà nhân hậu thật thà. Còn có cả hình ảnh của mụ gì ghẻ, của mẹ con nhà Lý Thông gian hiểm, độc ác bên cạnh đó lại có những ông Bụt ông Tiên hiền từ, nhân hậu với phép thuật nhiệm màu và luôn giúp đỡ mọi người. Trong cái thế giới bao la với những con người xấu có, đẹp có, thiện có, ác có ấy hình ảnh của cô Tấm vẫn luôn để lại trong tôi nhiều tình cảm, nhiều suy nghĩ hơn cả: Vừa xót thương, lại vừa yêu mến, cảm phục.


Hình ảnh cô Tấm lưu giữ trong tâm trí tôi lúc nào cũng đẹp. Cô Tấm gắn liền với những đồ vật nhỏ bé, giản dị mà vô cùng đáng yêu. Đó là con cá Bống ngoan ngoãn mỗi lần nghe gọi "Bống Bống bang bang" lại quẫy đuôi ngoi lên trong lòng giếng. Là chiếc hài nhỏ xinh đã làm thất vọng bao nhiêu cô gái xem hội nhưng lại giúp nhà vua tìm thấy vợ hiền. Đó còn là quả thị thơm bé nhỏ mà mỗi ngày Tấm chui ra giúp bà lão hàng nước việc nhà và têm những miếng trầu cánh phượng. Miếng trầu ấy là dấu hiệu để nhà vua nhận ra Tấm và đưa Tấm về với hạnh phúc mà Tấm xứng đáng được hưởng. Cô Tấm gắn với những vật nhỏ xinh ấy, hiện lên trong tôi thật đáng yêu. Tấm đáng yêu, đáng phục, đáng quí trọng không chỉ bởi cái đẹp, cái nết na, chăm chỉ. Mà còn bởi tình cảm của Tấm với cá Bống, bởi lòng hiếu thảo của Tấm với cha mẹ. Với Bống, Tấm sẵn sàng nhường phần cơm của mình. Còn khi đã thành Hoàng hậu giàu sang Tấm vẫn không quên ngày giỗ Bố, sẵn sàng trèo cau lấy quả cúng để rồi tạo cơ hội cho mụ gì ghẻ hãm hại.


Nhưng càng yêu quý những phẩm chất cao đẹp của Tấm bao nhiêu tôi lại càng xót xa, thương cảm cho cuộc đời cho số phận Tấm bấy nhiêu. Số phận bất công đã để cho cô Tấm nết na hiếu thảo sớm phải sống cảnh mồ côi, sớm phải chịu đựng những đày đoạ hành hạ của cuộc sống "Mẹ ghẻ con chồng". Tấm phải lam lũ vất vả làm mọi công việc nặng nhẹ trong nhà. Ngay cả khi vui chơi hội hè, Tấm cũng phải chịu thua thiệt. Có mỗi duy nhất chú cá Bống nhỏ làm bạn cũng bị cướp mất. Ngay địa vị hoàng hậu và cuộc sống giàu sang cũng chưa đủ để cứu Tấm khỏi âm mưu hãm hại của gì ghẻ.


Tấm lại phải trải qua bao nhiêu kiếp nạn khổ đau rồi mới đươc hạnh phúc. Từng ấy đau khổ, bất hạnh, đày đoạ khiến người ta không thể không xót xa, thương cảm.


Nhưng không phải không có những lúc mà cảm giác của tôi là bực dọc, tức tối. Đó là những khi Tấm khóc hu hu mỗi lần gặp nạn. Hình ảnh cô Tấm quá yếu ớt, thụ động ấy đã nhiều lần biến lòng thương cảm xót xa trong tôi thành sự thương hại. May sao cảm giác ấy nhanh chóng qua đi, nhường chỗ cho lòng khâm phục và yêu mến lớn hơn gấp bội. Ấy là khi chứng kiến Tấm sau những đọa đầy đau khổ vươn mình lớn dậy, tự mình đấu tranh, kiên quyết chống lại sự hãm hại của mẹ con Cám. Với sức sống mãnh liệt Tấm đã chiến thắng, đã giành lại hạnh phúc cho mình. Không còn cần Bụt, Tiên nữa. Sự thần kì giờ đây đến từ sức mạnh nội tại, chiến đấu giữ vững hạnh phúc, thực thi công lý báo thù. Tấm trở nên mạnh mẽ, quyết liệt bên cạnh bản tính hiền lành, nhân hậu vốn có của mình.


Hình ảnh cô Tấm giúp tôi phần nào thấu hiểu được cuộc trường chinh mà nhân dân lao động đã đi qua trong một phần quá khứ xa xưa của dân tộc. Những kiếp người nhọc nhằn, cơ cực nhưng bao giờ cũng khoẻ khoắn, lành mạnh, cao quí và dồi dào sức sống. Chính họ, trong những năm tháng nghèo nàn nhất của lịch sử đã cho chúng ta thấy được sự giàu có đến vô cùng trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Cô Tấm đối với tôi không chỉ là sự hiện diện của một cuộc đời, một tâm hồn cụ thể.


Cuộc đời nhiều bất hạnh, khổ đau nhưng cuối cùng đạt đến hạnh phúc của Tấm để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Khiến tôi không khỏi nhiều lần có cái mơ ước được gặp mặt con người xinh đẹp, nết na và nhân hậu của cái thế giới cổ tích diệu kì ấy.

Bạn tham khảo nhé

Trong thế giới cổ tích muôn màu muôn vẻ, các nhân vật cổ tích luôn để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khác nhau. Và với tôi, cô Tấm đã để lại trong lòng một đứa trẻ như tôi nhiều tình cảm. Hình ảnh cô Tấm trong lòng tôi lúc nào cũng thật đẹp. Đó không chỉ là vẻ đẹp bề ngoài của một người con gái, mà còn là vẻ đẹp bên trong tâm hồn. Càng yêu mến cô bởi những phẩm chất cao đẹp bao nhiêu thì tôi lại càng thấy thương xót cho cuộc đời đầy những bất hạnh của Tấm bấy nhiêu. Số phận đã để Tấm phải sớm chịu cảnh mồ côi, rồi lại chịu sự hành hạ của mụ dì ghẻ và Cám. Đến cả lúc đã được cưới hoàng tử, Tấm cũng vẫn không tránh khỏi những âm mưu độc ác, tàn nhẫn của mụ dì ghẻ. Dù đôi lúc Tấm quá yếu ớt, thụ động nhưng cuối cùng sau từng ấy bất hạnh, đày đoạ, khổ sở, Tấm đã vượt lên để giành lấy hạnh phúc cho mình. Và đó cũng chính là điều mà tôi khâm phục nhất ở cô Tấm xinh đẹp nhân hậu

Thế giới nhân vật cổ tích thật phong phú, đa dạng. Ngay từ thủa bé thơ, trong tâm trí hồn nhiên của tôi đã đầy những hình ảnh của chàng Sọ Dừa thông minh mà phải đội lốt xấu xí, chàng Thạch Sanh tài ba mà nhân hậu thật thà. Còn có cả hình ảnh của mụ gì ghẻ, của mẹ con nhà Lý Thông gian hiểm, độc ác bên cạnh đó lại có những ông Bụt ông Tiên hiền từ, nhân hậu với phép thuật nhiệm màu và luôn giúp đỡ mọi người. Trong cái thế giới bao la với những con người xấu có, đẹp có, thiện có, ác có ấy hình ảnh của cô Tấm vẫn luôn để lại trong tôi nhiều tình cảm, nhiều suy nghĩ hơn cả: Vừa xót thương, lại vừa yêu mến, cảm phục. Hình ảnh cô Tấm lưu giữ trong tâm trí tôi lúc nào cũng đẹp. Cô Tấm gắn liền với những đồ vật nhỏ bé, giản dị mà vô cùng đáng yêu. Đó là con cá Bống ngoan ngoãn mỗi lần nghe gọi "Bống Bống bang bang" lại quẫy đuôi ngoi lên trong lòng giếng. Là chiếc hài nhỏ xinh đã làm thất vọng bao nhiêu cô gái xem hội nhưng lại giúp nhà vua tìm thấy vợ hiền. Đó còn là quả thị thơm bé nhỏ mà mỗi ngày Tấm chui ra giúp bà lão hàng nước việc nhà và têm những miếng trầu cánh phượng. Miếng trầu ấy là dấu hiệu để nhà vua nhận ra Tấm và đưa Tấm về với hạnh phúc mà Tấm xứng đáng được hưởng. Cô Tấm gắn với những vật nhỏ xinh ấy, hiện lên trong tôi thật đáng yêu. Tấm đáng yêu, đáng phục, đáng quí trọng không chỉ bởi cái đẹp, cái nết na, chăm chỉ. Mà còn bởi tình cảm của Tấm với cá Bống, bởi lòng hiếu thảo của Tấm với cha mẹ. Với Bống, Tấm sẵn sàng nhường phần cơm của mình. Còn khi đã thành Hoàng hậu giàu sang Tấm vẫn không quên ngày giỗ Bố, sẵn sàng trèo cau lấy quả cúng để rồi tạo cơ hội cho mụ gì ghẻ hãm hại. Nhưng càng yêu quý những phẩm chất cao đẹp của Tấm bao nhiêu tôi lại càng xót xa, thương cảm cho cuộc đời cho số phận Tấm bấy nhiêu. Số phận bất công đã để cho cô Tấm nết na hiếu thảo sớm phải sống cảnh mồ côi, sớm phải chịu đựng những đày đoạ hành hạ của cuộc sống "Mẹ ghẻ con chồng". Tấm phải lam lũ vất vả làm mọi công việc nặng nhẹ trong nhà. Ngay cả khi vui chơi hội hè, Tấm cũng phải chịu thua thiệt. Có mỗi duy nhất chú cá Bống nhỏ làm bạn cũng bị cướp mất. Ngay địa vị hoàng hậu và cuộc sống giàu sang cũng chưa đủ để cứu Tấm khỏi âm mưu hãm hại của gì ghẻ. Tấm lại phải trải qua bao nhiêu kiếp nạn khổ đau rồi mới đươc hạnh phúc. Từng ấy đau khổ, bất hạnh, đày đoạ khiến người ta không thể không xót xa, thương cảm. Nhưng không phải không có những lúc mà cảm giác của tôi là bực dọc, tức tối. Đó là những khi Tấm khóc hu hu mỗi lần gặp nạn. Hình ảnh cô Tấm quá yếu ớt, thụ động ấy đã nhiều lần biến lòng thương cảm xót xa trong tôi thành sự thương hại. May sao cảm giác ấy nhanh chóng qua đi, nhường chỗ cho lòng khâm phục và yêu mến lớn hơn gấp bội. Ấy là khi chứng kiến Tấm sau những đọa đầy đau khổ vươn mình lớn dậy, tự mình đấu tranh, kiên quyết chống lại sự hãm hại của mẹ con Cám. Với sức sống mãnh liệt Tấm đã chiến thắng, đã giành lại hạnh phúc cho mình. Không còn cần Bụt, Tiên nữa. Sự thần kì giờ đây đến từ sức mạnh nội tại, chiến đấu giữ vững hạnh phúc, thực thi công lý báo thù. Tấm trở nên mạnh mẽ, quyết liệt bên cạnh bản tính hiền lành, nhân hậu vốn có của mình. Hình ảnh cô Tấm giúp tôi phần nào thấu hiểu được cuộc trường chinh mà nhân dân lao động đã đi qua trong một phần quá khứ xa xưa của dân tộc. Những kiếp người nhọc nhằn, cơ cực nhưng bao giờ cũng khoẻ khoắn, lành mạnh, cao quí và dồi dào sức sống. Chính họ, trong những năm tháng nghèo nàn nhất của lịch sử đã cho chúng ta thấy được sự giàu có đến vô cùng trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Cô Tấm đối với tôi không chỉ là sự hiện diện của một cuộc đời, một tâm hồn cụ thể.

Cuộc đời nhiều bất hạnh, khổ đau nhưng cuối cùng đạt đến hạnh phúc của Tấm để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Khiến tôi không khỏi nhiều lần có cái mơ ước được gặp mặt con người xinh đẹp, nết na và nhân hậu của cái thế giới cổ tích diệu kì ấy.

viét 1 đoạn văn khoảng 12 dòng "cảm nghĩ của em về 1 nhân vật cổ tích" Trong cái thế giới cổ tích bao la với những con người xấu có, đẹp có, thiện có, ác có ấy hình ảnh của cô Tấm luôn để lại trong tôi nhiều tình cảm, nhiều suy nghĩ hơn cả: Vừa xót thương, lại vừa yêu mến, cảm phục.Cô Tấm hiện lên trong tôi thật đáng yêu. Tấm đáng yêu, đáng phục, đáng quí trọng không chỉ bởi cái đẹp, cái nết na, chăm chỉ. Mà còn bởi tình cảm của Tấm với cá Bống, bởi lòng hiếu thảo của Tấm với cha mẹ. Với Bống, Tấm sẵn sàng nhường phần cơm của mình. Còn khi đã thành Hoàng hậu giàu sang Tấm vẫn không quên ngày giỗ Bố, sẵn sàng trèo cau lấy quả cúng để rồi tạo cơ hội cho mụ gì ghẻ hãm hạ.Nhưng càng yêu quý những phẩm chất cao đẹp của Tấm bao nhiêu tôi lại càng xót xa, thương cảm cho cuộc đời cho số phận Tấm bấy nhiêu. Số phận bất công đã để cho cô Tấm nết na hiếu thảo sớm phải sống cảnh mồ côi, sớm phải chịu đựng những đày đoạ hành hạ của cuộc sống "Mẹ ghẻ con chồng". Tấm phải lam lũ vất vả làm mọi công việc nặng nhẹ trong nhà. Ngay cả khi vui chơi hội hè, Tấm cũng phải chịu thua thiệt. Có mỗi duy nhất chú cá Bống nhỏ làm bạn cũng bị cướp mất. tấm lại phải trải qua bao nhiêu kiếp nạn khổ đau rồi mới đươc hạnh phúc. Từng ấy đau khổ, bất hạnh, đày đoạ khiến người ta không thể không xót xa, thương cảm. :Mhi:

có gì bạn tham khảo nhé ! good luck !

Trả lời Dư luận xôn xao với những ý kiến trái chiều về đoạn kết truyện cổ tích Tấm Cám với những phản bác và đồng tình. Thế nhưng vấn đề không phải là đoạn kết câu chuyện trên nên kết thúc thế nào mà là thái độ chúng ta khi tiếp nhận cổ tích ra sao. Ai cũng đồng tình rằng đọc một bài thơ và cảm nhận nó không thể bằng tư duy cảm nhận truyện ngắn hoặc đọc tiểu thuyết không thể cảm nhận bằng xúc cảm của thi ca để rồi lên tiếng đồng tình hay phản bác mà sao với Tấm Cám lại lắm sự bàn tán đến thế. Với văn học nghệ thuật nói chung không thể duy lý trong cảm nhận. Ngay các cháu thiếu nhi xem hoạt hình thấy chiếc xe lăn cán chú mèo mỏng như tờ giấy rồi chú mèo sống lại như thường không phải các cháu không thấy vô lý nhưng sao lại rất thích thú? Đơn giản là các cháu hồn nhiên cảm nhận phim hoạt hình theo đúng tư duy hoạt hình! Cái kết “làm mắm” trong Tấm Cám không nên nhìn nhận và đánh giá bằng con mắt hiện đại hôm nay một cách cụ thể. Với dân gian, đấy chỉ là tư tưởng “ác giả ác báo”, “gieo gió gặp bão”. Bản chất của cổ tích là phản ảnh ước mơ của nhân dân, người tốt phải được hạnh phúc như lấy được vua, hoàng tử; kẻ xấu phải bị trừng trị, không bị làm mắm thì cũng hất xuống biển hoặc bị hóa thành bọ hung suốt đời sống trong phân bẩn. Cụ thể hóa hình thức ước mơ một cách duy lý trong phân tích khi tiếp nhận cổ tích là phản cổ tích. Những thể hiện ước mơ luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và sửa lại cổ tích cho đúng với hôm nay cũng là phản cổ tích. Nên tôn trọng những ước mơ dân gian trong các câu chuyện cổ tích.Ảnh: CTV Nhìn lại trong lịch sử, hình thức xử tử cũng không thiếu từ tứ mã phanh thây, cho vào vạc dầu đến chém đầu, xử bắn và hiện nay là tiêm thuốc độc. Không lẽ một nhân vật lịch sử ký án tử hình cho một kẻ xấu như xử bắn chẳng hạn, đến hôm nay lại phải đổi thành tiêm thuốc độc cho nhân đạo hơn, cho nhân vật lịch sử đó đẹp hơn!? Trẻ con tin và đồng tình với những hình thức trả giá của nhân vật hoạt hình, sao người lớn không thể tin và đồng tình với hình thức trừng trị kẻ ác trong ước mơ của nhân dân? Có ý kiến suy diễn rằng Tấm là người hiền hậu, chịu nhẫn nhịn và chỉ “ác” sau khi thành vợ vua, nghĩa là sau khi có quyền lực. Đó là cách suy diễn của ngày hôm nay chứ cổ tích trong truyền miệng dân gian hồn nhiên và vô tư hơn nhiều. Lại có ý kiến cho rằng Tấm Cám là tài sản văn hóa dân tộc nên nhân vật không thể ác đến thế! Xin đừng nhìn vào cách trừng trị cụ thể trong ước mơ của nhân dân nằm trong cổ tích ngoài tư tưởng kẻ ác phải bị trừng trị cho xứng với điều ác họ gây ra. Cứ cách suy diễn trên, có lẽ những truyện cổ tích, thần thoại Việt Nam phải sửa lại hết như dân ta đâu có truyền thống ly thân mà Lạc Long Quân và Âu Cơ chả có mâu thuẫn gì tự nhiên cũng chia con, người lên rừng, người xuống biển! Đến Vua Hùng cũng là người thiếu công bằng sao trong việc thách cưới khi Sơn Tinh, Thủy Tinh kẻ trên núi, người dưới nước mà đồ thách cưới toàn thứ trên cạn như gà chín cựa, ngựa chín hồng mao! Cũng không thể bắt mọi hình thức xử lý trong ước mơ của nhân dân phải giống nhau như Bụt hiện ra cho Tấm xử mẹ con Cám nhưng Tấm vẫn tha khiến Bụt biến cám thành lọ mắm cho tương xứng như “Thạch Sanh”! Như vậy chỉ làm nghèo đi cổ tích. Dạy cổ tích cho học sinh là dạy tinh thần cổ tích mang ước vọng của nhân dân và không nên sợ học sinh hiểu sai và ảnh hưởng nhân cách mà cắt bỏ hay thay đổi đoạn kết! Tôn trọng cổ tích là cách làm đúng nhất bởi các em từ nhỏ đã biết phân biệt cái đúng sai, cái đáng tin và không tin, cái chấp nhận và không chấp nhận bằng con mắt hồn nhiên và đồng cảm với loại hình nghệ thuật tiếp nhận. Hình như người lớn chúng ta “cẩn thận” quá và như thế thì đến Tom và Jerry nổi tiếng toàn thế giới cũng phải đề phòng chuyện trẻ bị ảnh hưởng rồi thích gây sự, thích đánh nhau, mất đoàn kết để rồi phải sửa lại!

Tháy Hay thì Thanks hộ minha hjjhjhjhj

Nếu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong truyện cổ tích
>->->->->->->->->->->->->->->->->->->->-

Cô bé bán diêm

Câu chuyện chỉ có duy nhất một nhân vật, một em bé không có tên: em bé bán diêm. Ba người trong gia đình em là bà, mẹ và cha đều không được miêu tả trực tiếp. Mẹ được nhắc đến thông qua đôi giày quá khổ, cha hiện diện trong nỗi sợ hãi khi cô bé bán diêm nghĩ đến việc phải về nhà khi chưa bán được xu nào và bà thì trong ảo ảnh của những que diêm cháy. Với lối dẫn chuyện đa dạng: miêu tả cảnh vật, miêu tả tâm trạng, lời độc thoại, lời đối thoại một chiều và dẫn lời gián tiếp, câu truyện trở nên hấp dẫn, tránh được sự đơn điệu. Xuyên suốt câu truyện là sự tương phản giữa cảnh ngộ của cô bé bán diêm với khung cảnh rực rỡ, đầm ấm xung quanh trong buổi tối giao thừa, với ảo ảnh đẹp đẽ nhưng ngắn ngủi do những que diêm mang lại. Cảnh ngộ đó còn đáng thương hơn khi con người xung quanh cũng lạnh giá như mùa đông khắc nghiệt. Đỉnh điểm của câu truyện là cái chết của em bé bán diêm giữa đêm giao thừa, một kết cục không giống như cổ tích truyền thống, tính cổ tích có chăng là đôi má hồng và nụ cười của em khi lên cõi thiên đàng, giải thoát khỏi mọi khổ đau......

Tấm Cám

Tấm Cám là một câu truyện cổ tích kinh điển của dân tộc Việt Nam. Nó mang đậm tính chất giáo dục con người. Thông wa câu chuyện cuộc đời cô Tấm, câu chuyện đã đánh bật lên mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Tôi đã nghe bà kể từ lâu nhưng giờ đây khi có cơ hội ngồi suy nghĩ và phân tích tôi mới có thể cảm nhận được bài học đạo lý mà câu chuyện này muốn truyền đạt. Sớm mồ côi cha mẹ,cô Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của gì ghẻ và Cám.Hằng ngày cô phải làm mọi công việc chỉ để đổi lấy đòn roi của gì và những câu mắng chửi của em.Cuộc sống cứ như thế trôi wa để lại cho cô gái hiền lành những vết thương khó có thể lành. Không ai biết về cô, không ai làm bạn cùng cô trong những đêm buồn tủi cô Tấm chỉ biết khóc. Dù nỗi đau nối tiếp nỗi đau, vết thương in thêm nhưng vết thuong nhưng cô vẫn giữ trọn chữ hiếu cùng gì và nghĩa với đứa em cay ác. Nếu tôi được nói một câu cùng cô, tôi sẽ nói rằng Cô yếu đuối wá cô Tấm àh! Hạnh phúc thật sự chỉ do bản thân mình tự mang lại mà thôi, vậy tại sao cô không thử đừng dậy đấu tranh cho bản thân mình? Từ xưa đến nay, hình ảnh cô Tấm đã trở thành một khuôn mẫu để đánh giá nét đẹp của người phụ nữ. Cô Tấm xinh đẹp, nhân hậu, chăm chỉ và cô rất hiếu thảo. Nhưng cô không được sống trong hạnh phúc thứ mà đáng lẽ cô phải được nhận để xứng đáng với nhân cách tốt đẹp của mình. Việc hằng ngày gì ghẻ và Cám luôn ngược đãi cô Tấm đã thể hiện rõ cho chúng ta thấy được mâu thuẫn xã hội đã hình thành từ rất lâu. Từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và cái ác đã cùng song hành trong xã hội. Không nơi nào tồn tại toàn những người tốt, và cũng sẽ chẳng thể có một xã hội với tất cả nhưng công dân xấu cả. Cái tốt cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt! Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng. Trở lại cùng câu chuyện của cô Tấm, ở đoạn kết chúng ta thấy được một kết thúc đẹp cho nhân vật chính của chúng ta nhưng ít ai nhận ra rằng để đạt được hạnh phúc đó thì cô Tấm đã phải đứng đấu tranh vô cùng vất vả. Cô chết đi và sống lại bao nhiêu lần để có được cái hạnh phúc ấy? Giả sử câu chuyện ấy kết thúc tại thời điểm cô Tấm chết, Cám làm hoànng hậu và hạnh phúc sông cùng vua và người mẹ độc ác của mình đến cuối đời thì sao? Lúc đó bạn sẽ không thể 1 lần nhìn thấy 2 tiếng "hòa bình" trong xã hội này đâu. Khi ấy những gì mà trẻ con đến trường nhận được là lòng thù hận, sự ích kỷ và đố kỵ. Hãy tưởng tượng mộ buổi sáng bạn bước ra đường, vô tình bạn thấy một bà cụ vấp ngã và tất cả mọi người chung quang bạn vẫn dửng dưng bước đi? Tưởng tượng rằng bạn phải đến viện bảo tàng để đọc được cuốn tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của H.Way mà lúc này nó bị xem là tư tưởng phát-xit ??? Và thử tưởng tượng rằng một ngày nọ... Đèn đỏ, xe cộ đậu chỉnh tề ngay sau vạch trắng. Một va chạm xảy ra và hai thanh niên rồi rít xin lỗi nhau. Anh cảnh sát giao thông nhìn cả hai trìu mến rồi tặng mỗi người một cai nón bảo hiểm. Sếp đứng ở cổng, dịu dàng bắt tay từng người và hỏi lương có đủ sống không làm chị lao công xúc động nấc lên từng chập. Bản tin trên đài truyền hình cho biết giá cả đang giảm trong khi mỗi người ai cũng được tăng hai bậc lương khiến mấy chị nhà bếp vỗ tay rần rần. Ở các khu phố, người ta gõ cửa từng nhà để tặng sách giáo khoa cho trẻ. Chỉ cần một tiếng ho là xe cấp cứu chạy đến tức thời. Mưa, người dân mở cửa cho khách bộ hành trú nhờ.Tụi nhỏ thích nghịch nước khóc rấm rứt vì không tìm đâu ra một đoạn đường ngập nước. Ông giám đốc công ty giải trí tức thời lên tivi hứa sẽ xây thật nhiều công viên nước miễn phí cho bọn trẻ...

Cái ác có thể mạnh nhưng không thể tồn tại vĩnh viễn, cái thiện có thể yếu nhưng sẽ vẫn luôn tồn tại để đấu tranh chống lại cái ác. Và như thể là một chân lý, người ở hiên thì sẽ gặp lành và kẻ gieo gió ắt cũng có ngày gặp bão. .......

\oint_{}^{}trong thế giới cổ tích muôn màu muôn vẻ, các nhân vật luôn để lại trong lòngngười đọc nhiều ấn tượng khác nhau. Và với tôi, cô Tấm đã để lại trong lòng một đứa trẻ như tôi nhiều ấn tương sâu sắc.h/ả Tấm lúc nào cũng thật đẹp. Đó ko chỉ là vẻ đẹp bên ngoài của một người con gái ,mà còn là vẻ đẹp trong tâm hồn. Tấm đáng yêu,đáng phục,đáng quý,đáng quan trọng vì tình cảm Tấm giành cho cá Bống,bởi tình hiếu thảo cua cô đối với cha mẹ. Với Bống Tấm sẵn sàng nhường phần cơm của mình,còn khi trở thành hoàng hậu giàu sang Tấm ko quên ngày giỗ cha sẵn sàng trèo cau hái quả cúng,tạo cơ hội cho mụ gì ghẻ hảm hại. Số phận bất công khiền cô Tấm phải sống trong cảnh mồ côi và chịu sự đày đòa hành hạ của cuộc sống"mẹ ghẻ con chồng". Tấm lam lũ vất vả làm mọi việc nặng nhẹ trong nhà. Có chú cá Bống cũng bị cướp mất. Tấm trải qua bao đau khổ=hạnh phúc.Đó là điều tôi khâm phục ở cô Tấm@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-