Cách chơi trò chơi Thi xem đội nào nhanh

AI NHANH HƠN 

Tên trò chơi: AI NHANH HƠN

Thể Loại: Trò chơi dân gian.

Mục đích, ý nghĩa: 

- Trò chơi không chỉ chắp cánh nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ, nâng cao năng lực tư duy sáng tạo, khéo léo, nhanh nhẹn mà còn giúp trẻ có phản ứng nhanh hơn và phát triển hoạt động thể chất.

- Ngoài ra còn giúp người chơi rèn luyện khả năng làm việc nhóm, gia tăng tinh thần đoàn kết.

Lịch sử

“ Ai nhanh hơn” là một trò chơi mang phong cách hiện đại. Trò chơi thường rất phổ biến trong các hoạt động tập thể, sinh hoạt chung,...giúp tạo không khí sinh động, náo nhiệt.

Số lượng người chơi: 

Trò chơi không giới hạn số lượng người chơi. Càng đông người tham gia, trò chơi càng hấp dẫn và thú vị.

Chuẩn bị:

Dụng cụ chơi:

–Chướng ngại vật (khối gỗ, con ki, túi cát…)

– Bụt bật sâu

– Hầm chui

– Thang leo

– Vòng thể dục

Không gian chơi:

Khoảng đất trống, rộng rãi như sân nhà, sân đình,...

Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):

Chia người chơi thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa 5 người).

– Cho các nhóm xếp hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của quản trò, người đứng đầu mỗi nhóm sẽ ngồi xổm đi dích dắc qua các chướng ngại vật, đến bục bước lên và bật sâu xuống. Sau đó chạy đến hầm, bò chui qua hầm chạy đến thang leo, trèo lên xuống thang, chạy lấy vòng rồi chạy về xếp cuối hàng.

– Người phía trước chạy đến bục bật sâu thì người tiếp theo bắt đầu ngồi xổm đi dích dắc qua các chướng ngại vật, không chờ hiệu lệnh của quản trò.

–  Nếu người cuối cùng của nhóm về đích trước thì nhóm đó thắng.

Chú ý: Nếu cho trẻ từ 3-5 tuổi chơi, cần phải có người lớn luôn có mặt gần bên thang leo để giúp đỡ và bảo hiểm cho trẻ.

Cách chơi khác: 

Bởi vì trò chơi ban đầu yêu cầu rất nhiều dụng cụ nên mọi người đã biến thể trò chơi thành nhiều dạng khác nhau yêu cầu ít dụng cụ hơn.

Chuẩn bị

Quản trò cần chuẩn bị một số đồ dùng như ghế nhựa, vòng thể dục, bóng,... để làm dụng cụ. Sau đó sắp xếp những dụng cụ sẵn có thành những chướng ngại vật cần vượt qua.

Cách chơi: 

- Chia người chơi thành các nhóm, thường thì khoảng 5-6 người 1 nhóm.

- Cho các nhóm xếp hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của quản trò, người đứng đầu mỗi nhóm sẽ xuất phát, vượt qua những chướng ngại vật đã được sắp xếp sẵn để về đích lấy bóng. Sau khi lấy bóng xong, người đó chạy về bỏ bóng vào rổ của đội mình.

- Sau đó, người tiếp theo sẽ xuất phát. Cứ như thế cho đến hết giờ. Đội nào lấy được nhiều bóng nhất thì đội đó thắng.

Sưu tầm: Trịnh Thị Quỳnh Trang

Video minh họa: 

Thông tin bổ sung: 

Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:

Hashtags: #tainhanhon; #ai-nhanh-hon; #thuvientrochoi

HÌNH TRÒN – HÌNH VUÔNG

TRÒ CHƠI: THI XEM ĐỘI NÀO NHANH HƠN

I.     MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-          Trẻ nhận biết và gọi đúng tên hình tròn, hình vuông.

-          Trẻ biết chọn đúng hình tròn, hình vuông.

-          Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

II.     CHUẨN BỊ:

-          Bộ hình học hình tròn hình vuông.

-          Bàn có trưng bầy các đồ dùng. 2 Rổ đựng, xắc xô.

III.     CÁCH TIẾN HÀNH:

** ỔN ĐỊNH: cô phát cho mỗi trẻ 1 vé tàu hình tròn. Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát bài “ đoàn tàu nhỏ xíu”  tới tham quan bàn đồ chơi. Trò chuyện: đây là gì? ( đồ chơi) trên bàn có những đồ chơi nào ? ( máy bay, búp bê, xe…) Đồ chơi có đẹp không? ( dạ đẹp ). Kết thúc giờ tham quan, cô nhận xét: hôm nay các con rất ngoan nên cô có món quà tặng cả lớp mình.

Cách chơi trò chơi Thi xem đội nào nhanh


HĐ 1: Hình Tròn – Hình Vuông.

·         Xuất hiện vé tàu hình tròn và hỏi trẻ:

-          Đây là cái gì? ( vé tàu) Đây là hình gì? ( hình tròn)

-          Hình tròn có màu gì? ( màu đỏ)

-          Hình tròn này có thể lăn được nữa. Cô lăn cho trẻ xem. Có con có biết vì sao không?

-          Cô cho trẻ sờ viền của hình tròn và giải thích vì hình tròn rất tròn nên có thể lăn được.

-          Cô và trẻ giơ hình tròn và gọi tên.

·         Cô lấy trong món quà ra những hình vuông màu xanh và hỏi trẻ:

-          Đây là hình gì? (  hình vuông )  Hình vuông có màu gì? ( xanh )

-          Cô cho trẻ sờ các góc và giới thiệu cho trẻ: hình vuông có những góc nhọn.

-          Vì có có những góc nhọn này nên hình vuông không thể lăn như hình tròn được.

-          Cô cho trẻ nhắc lại: hình tròn lăn được còn hình vuông thì không.

-          Cô giơ hình tròn và cho trẻ gọi tên.

-          Cô nhận xét, tuyên dương, chỉnh sửa cách phát âm cho trẻ. Chuyển hoạt động.

HĐ 2: TC: Xem đội nào nhanh hơn

-          Cô giới thiệu tên trò chơi và cách chơi cho trẻ:Cô dẫn trẻ tới quan sát bàn trưng bày các hình học hình tròn, hình vuông. Chia làm 2 đội khi, mỗi đội là chạy thật nhanh lên lấy đúng hình mà cô yêu cầu và bỏ vào rổ. đội nào lấy đúng và nhanh hơn sẽ được thưởng cờ thi đua.

-          Cô và trẻ chơi 2-3 lần. Cô quan sát, động viên , cổ vũ trẻ trong lúc chơi. Cô nhận xét và tuyên dương trẻ. Kết thúc hoạt động.

Chơi – tập Buổi chiều:   - Ôn hình tròn hình vuông.

-Thực hành rửa tay.

NHẬN XÉT:………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………….......................................................

Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Newer Post Older Post