Nếu các phương pháp xử lý nguồn nước

Vì thế để đảm bảo sức khỏe và có nguồn nước sạch cho sinh hoạt, bạn hãy tiến hành xử lý nguồn nước ô nhiễm sau lũ theo các bước hướng dẫn chi tiết dưới đây. Chắc chắn sẽ giảm thiểu tối đa những tác hại đến cơ thể cũng như giúp bạn có thêm động lực để kiến thiết lại cuộc sống trở về ổn định.

Nếu các phương pháp xử lý nguồn nước
Hướng dẫn xử lý nguồn nước sau lũ lụt hiệu quả

Các nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước sau lũ lụt

Ô nhiễm nguồn nước do chất thải từ cống rãnh, xác chết động vật

Khi lũ lụt xảy ra, nước dâng lên ở khắp mọi nơi hòa quyện tất cả các thứ uế tạp từ xác động vật, chất thải cống rãnh, phân chuồng, gia súc, gia cầm lại với nhau. Do đó nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và môi trường xung quanh. Phần lớn ảnh hưởng nặng nề nhất phải kể đến nguồn nước giếng bị làm đục, các bể chứa nước mưa sẽ bị xâm lấn bởi rác thải và xác động vật.

Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải sinh hoạt hàng ngày

Vấn đề rác thải nhựa trong sinh hoạt luôn là những vấn đề "nhấc nhối" trong xã hội. Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày mọi người vẫn luôn có thói quen tiêu thụ quá nhiều các loại túi nilong, đồ nhựa và chưa có quy trình xử lý rác đúng cách. Chính vì thế, mỗi khi nước lũ dâng cao các loại loại rác thải theo nguồn nước chảy cuốn vào nhà dân, ao hồ,..

Tình trạng thiếu nước sạch ở các khu dân cư

Tình trạng trở nên nghiêm trọng khi người dân thiếu nước sạch sử dụng. Không còn cách nào khác họ chỉ có thể múc lấy nước giếng để rửa trôi bùn non, lau dọn nhà cửa chứ không thể dùng để sinh hoạt và ăn uống giống như hàng ngày ngày. Thậm chí có những nơi nước đặc sệt và có mùi hôi bốc lên khó chịu, nước đặc sánh hòa quyện vào bùn như cà phê sữa.

Đã có rất nhiều gia đình biết cách dùng áo mưa để bịt lại trước khi lũ tràn về, nhưng kết quả là nước vẫn bị mùi hôi và ô nhiễm. Hậu quả là sau khi dùng các loại nước này sẽ bị mẩn ngứa ngoài da,mắc các bệnh về mắt, viêm đường hô hấp.

Đặc biệt!

Nếu phải sử dụng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đường ruột, hệ tiêu hóa dễ bị các kỹ sinh trùng xâm nhập làm rối loạn gây ngộ độc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, bên ngoài lẫn bên trong của cơ thể, đặc biệt là nước nhiễm phèn và nhiễm sắt.

Nếu các phương pháp xử lý nguồn nước

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước sau lũ

Khi lũ lụt xảy ra, nếu bạn không biết cách xử lý nguồn nước sau lũ sẽ vô hình chung tạo nên điều kiện thuận lợi để cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi làm ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi gia đình. Vì thế để đảm bảo sức khỏe cho người dân sau mùa lũ mỗi người hãy thực hiện các phương pháp xử lý nước sau lũ lụt theo đúng hưỡng dẫn chi tiết trong phần tiếp theo.

Hướng dẫn cách làm sạch nước an toàn sau lũ hiệu quả

Đối với những vùng thường hay gặp lũ lụt thiên tai xảy ra, để bảo vệ nguồn nước trước khi bão lụt bạn hãy dùng ni lông dài gấp lại sau đó phủ kín lên trên miệng giếng, dùng dây buộc chặt để miếng lót không bị bật ra khi nước lên.

Bạn cần chú ý!

Nên để máy bơm hút nước giếng ở trên cao an toàn và buộc lại bằng dây cao su. Sau khi lũ về và nước rút bạn nên áp dụng xử lý các phương pháp làm sạch nước theo một quy trình phù hợp nhất như sau:

Cách xử lý nguồn nước uống bị ô nhiễm 

Có rất nhiều cách để bạn có thể xử lý nguồn nước, tuy nhiên để hạn chế tối đa việc áp dụng các chất tẩy rửa hóa học, bạn nên áp dụng các bước đơn giản dưới đây:

Bước 1: Làm trong nước

Đầu tiên bà con nên sử dụng phèn chua ra để giúp khử trùng và thanh lọc nước. Dùng theo tỉ lệ: 1 gram phèn chua hòa với 20 lít nước cho tan đều rồi đổ vào bình hoặc bể chứa nước. Sau đó khuấy thật đều và chờ 30 phút cho các cặn bẩn lắng hết xuống dưới và gạn lấy nước trong ở bên trên.

Bước 2: Khử trùng nước

Sau lũ sẽ có rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển. Vì vậy, để hạn chế việc nguồn nước bị nhiễm khuẩn bạn nên khử trùng bằng Cloramin B tương đương với tỉ lệ 0,25gram. Hòa  một viên Cloramin B vào 25 lít nước rồi đổ vào bể chứa nước.

Nếu các phương pháp xử lý nguồn nước

Cách xử lý nguồn nước uống

Nếu bạn thấy nguồn nước nhà mình không quá ô nhiễm thì hãy cân nhắc sử dụng một trong hai phương pháp: một là sử dụng phèn chua hay sử dụng Clo. Hạn chế kết hợp sử dụng cả hai phương pháp là phèn chua và Clo để tránh ngộ độc nguy hiểm đến người dùng.

Bước 3: Đun sôi

Sau khi nguồn nước đã được khử trùng và làm trong, bạn tiến hành đun nước trước khi dùng. Nên để cho nước sôi đến 100 độ C, ninh trong 5 phút sẽ giúp diệt hết hoàn toàn các vi khuẩn và các virus gây hại. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp tạm thời, lâu dài khi nước lũ đã rút hết, bạn nên đầu tư sử dụng máy lọc nước. Tác dụng chính của các loại thiết bị này là giữ lại các tạp chất bụi bẩn.

Thật ngạc nhiên! 

Chỉ cần sử dụng máy lọc nước, các vi khuẩn, nấm mốc, rong rêu sẽ được loại bỏ đến 99,9% và sẽ đi ra ngoài theo đường nước thải. Vì thế nguồn nước sau lọc sẽ sạch khuẩn và an toàn. Nếu bạn phân vân không biết nên lựa chọn dòng thiết bị nào hãy trải nghiệm với các sản phẩm của Karofi. Trải qua các quy định kiểm duyệt gắt gao, nguồn nước sau lọc từ máy lọc của thương hiệu đã đạt được chứng nhận QCVN của Bộ Y tế đối với nước uống trực tiếp tại vòi.

Không những thế, công nghệ RO trong máy lọc nước Karofi có thể dùng được cả với các nguồn nước nhiễm phèn chua hoặc nước đá vôi, nước nhiễm mặn. Do đó, cách tốt nhất để xử lý nguồn nước sau lũ là bạn nên làm trong và khử trùng. Sau đó sử dụng máy lọc nước để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất gây hại để yên tâm sử dụng trong sinh hoạt và ăn uống.

Xem thêm: Lọc nước đầu nguồn thương hiệu uy tín, chất lượng lọc nước hiệu quả được nhiều người tin dùng.

Cách vệ sinh giếng nước bị ô nhiễm

Nếu các phương pháp xử lý nguồn nước

Cách vệ sinh giếng nước an toàn

Sau khi lũ đã rút, bạn phải thực hiện quy trình khử trùng và xử lý xung quanh miệng giếng. Nếu trước khi lũ đến, bạn đã bịt miệng giếng bởi các tấm ni lông thì nhanh chóng tháo bỏ và vứt các nắp đậy đi. Sau đó dùng nước giếng dội lên thành giếng để rửa cho sạch hết tất cả các bụi bẩn, xác động vật, bùn đất...

Nếu nước lũ không lamg ngập miệng giếng thì bạn vẫn cần phải tiệt trùng trước khi sử dụng. Tùy thuộc vào tình hình thời điểm sau khi lũ qua, bạn có thể hút hết nước trong giếng cho cạn rồi khử trùng và làm sạch khô giếng để khơi thông lại nguồn nước.

Cách làm sạch nước giếng khoan thì bạn chỉ cần bơm hết nước đục bỏ đi, sau đó bơm thêm nguồn nước từ trên các bể chứa xuống và tiến hành khử trùng theo các bước như đối với nước ăn được kể trên sẽ loại bỏ hoàn toàn các tạp chất có hại.

Với mong muốn hỗ trợ mang nguồn nước sạch đến với bà con vùng lũ, Karofi đang có chương trình giảm giá kịch sàn để hỗ trợ mọi người sớm có nguồn nước đảm bảo. Mức giá bán của các dòng máy lọc giảm sâu không lợi nhuận. Vì thế bạn có thể đầu tư cho gia đình mình một chiếc máy lọc nước chính hãng giá rẻ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho các thành viên.

Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi vừa chia sẻ các bạn sẽ biết cách xử lý nguồn nước sau lũ một cách hiệu quả nhất. Để đảm bảo chất lượng nguồn nước đạt chuẩn và an toàn với người dùng, ngoài áp dụng các cách khử trùng thồn thường, đừng ngần ngại đầu tư máy lọc nước để yên tâm sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt, hạn chế tối đa các bệnh tật nguy hiểm đến sức khỏe của bạn và cả gia đình.

>> Mọi thông tin thắc mắc cần tư vấn hỗ trợ bạn hãy liên hệ ngay cho Karofi Việt Nam chúng tôi qua Hotline: 0979.22.65.65 hoặc Fanpage Đại lý Karofi Việt Nam

Trong cuộc sống hàng ngày, việc quan tâm đến nước sạch và công tác vệ sinh môi trường để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, các bệnh về da là một yếu tố rất quan trọng. Nước sạch và vệ sinh môi trường gắn liền với cuộc sống của con người. Con người sẽ không có sức khỏe nếu thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường không tốt. Sử dụng nước sạch có thể  phòng được các bệnh như: Tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, viêm gan, các bệnh về mắt, các bệnh về da, bệnh phụ khoa... Vì vậy, để đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường chúng ta cần:

Đối với nước sạch

Nước sạch phải là nước trong, không màu, không mùi, không vị lạ, không gây khó chịu cho người sử dụng, không chứa các mầm bệnh, không chứa các chất độc hại. Nước sạch có nhiều nguồn cung cấp khác như nước mưa, nước giếng khoan, nước máng lần, nước giếng và hệ thống cung cấp nước tập trung. Mỗi gia đình cần có ít nhất một trong các nguồn nước sạch, nếu chưa có thì cần hỏi ý kiến tư vấn của Y tế địa phương để xây dựng cho mình một nguồn nước sạch thích hợp. Nước được lấy từ bất cứ nguồn nào cho dù đã qua xử lý trước khi uống cũng phải đun sôi, tuyệt đối không uống nước lã.

Nước sạch là tài nguyên quý giá nhưng không phải là vô tận vì vậy mọi người phải có ý thức khai thác bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước sạch.

Đối với vệ sinh môi trường

Phải giữ gìn sạch sẽ nguồn nước và khu vực xung quanh, không đổ rác và xây nhà vệ sinh gần nguồn nước, phải thu gom rác phân gia súc để ủ chôn hoặc đốt.

Phân loại và thu gom rác thải vô cơ vào nơi quy định hoặc bán phế liệu để tái chế xử lý. Vỏ hộp và chai lọ để hóa chất bảo vệ thực vật phải chôn đúng nơi quy định. Thu gom và xử lý rác hữu cơ bằng cách quét dọn nhà cửa hàng ngày. Khi có động vật chết phải chôn sâu bằng vôi bột. Không vứt rác thải và xác súc vật xuống ao, suối, hồ gây ô nhiễm nguồn nước.

Nếu các phương pháp xử lý nguồn nước

Mỗi người cần phải hiểu và ý thức được việc bảo vệ môi trường nước sạch quan trọng như thế nào?

Các biện pháp bảo vệ nguồn nước hiệu quả

1. Nâng cao ý thức cộng đồng

Để bắt tay vào hành động, mỗi người cần phải hiểu và ý thức được việc bảo vệ môi trường nước sạch quan trọng như thế nào. Đây là chiến dịch của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức, mỗi đất nước và của cả toàn cầu.

“Một cây làm chẳng nên non – 3 cây chụm lại nên hòn núi cao”, một người bảo vệ nguồn nước thì sẽ vô ích nhưng nhiều người, cả xã hội cùng có ý thức bảo vệ nguồn nước thì chắc chắn kết quả sẽ khác.

Do đó, biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch đầu tiên là thức tỉnh và nâng cao ý thức của người dân hành động. Hành động tiết kiệm nước sạch khi sử dụng.

2. Giữ sạch nguồn nước

Biện pháp bảo vệ môi trường nước hiệu quả tiếp theo là giữ sạch nguồn nước. Không nên vứt rác thải bừa bãi ra môi trường, không được thải trực tiếp nước thải chưa được xử lý ra nguồn nước sạch. Không được phóng uế bậy ra nguồn nước, đặc biệt không sử dụng phân tươi để bón cho rau củ, cây cối. Hạn chế tối đa sử dụng thuốc sử dụng, nếu sử dụng cần phải đúng hướng dẫn.

3. Tiết kiệm nguồn nước sạch

Bảo vệ nguồn nước chính là hành động tiết kiệm, giảm lãng phí nước trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể, bạn hãy tắt vòi nước khi đánh răng/rửa mặt/rửa tay/giặt giũ xong. Đường ống dẫn nước/bể nước bị rò rỉ cần phải kiểm tra và khắc phục ngay để tránh bị thất thoát nước sạch ra ngoài. Đặc biệt, khi trời có  mưa, nên sử dụng thùng đựng nước mưa để tận dụng vào việc rửa dụng cụ, rửa xe cộ hoặc dùng để tưới cây. Vừa tận dụng được nước mưa từ thiên nhiên vừa tiết kiệm được nguồn nước sạch, tránh gây lãng phí.

Nếu các phương pháp xử lý nguồn nước

Bảo vệ nguồn nước chính là hành động tiết kiệm, giảm lãng phí nước

4. Xử lý phân thải đúng cách

Biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả tiếp theo được Chính phủ các nước khuyến khích áp dụng đó chính là xử lý phân thải đúng cách. Đối với các gia đình đông thành viên, gia đình làm vườn, chăn nuôi gia súc gia cầm cần phải có kế hoạch thu gom phân thải khoa học. Nên xây dựng các hố ủ vệ sinh khoa học để đựng và ủ phân trước khi đem bón cho cây hoặc xả ra môi trường. Tuyệt đối tránh tình trạng xả phân trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước.

5. Phân loại và xử lý đúng các loại rác thải sinh hoạt

Mỗi gia đình cần trang bị các thùng đựng rác có nắp đậy. Đồng thời, phải biết cách phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ để có các biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt hiệu quả. Đối với các tòa nhà chung cư, sinh hoạt tập thể, công cộng, cần có các thùng rác lớn nắp đậy kín và phân loại rác rõ ràng. Đồng thời, những khu sinh sống tập thể cần phải có các biện pháp xử lý rác hợp vệ sinh, hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước sạch.

Nếu các phương pháp xử lý nguồn nước

Phân loại và xử lý đứng các loại rác thải sinh hoạt

6. Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp

Mỗi khu vực, cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp trước khi đổ ra cống xả nước chung. Đặc biệt, tại các khu công nghiệp, bệnh viện, quá trình xử lý nước thải lại cần được chú trọng hơn. Phải xây dựng và tuân thủ quy định của pháp luật về xử lý nước thải ra môi trường. Tránh tình trạng xả trực tiếp nguồn nước sinh hoạt ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước.

7. Hướng tới nông nghiệp xanh

Người nông dân có thể tham gia bảo vệ môi trường bằng cách hướng tới nông nghiệp xanh. Cụ thể, nông dân hãy xây dựng và lên kế hoạch quản lý chất dinh dưỡng trong nông nghiệp. Hạn chế tối đa tình trạng chất dinh dưỡng dư thừa ngấm vào đất, nguồn nước ngầm. Hạn chế ảnh hưởng của thuốc trừ sâu, diệt cỏ bằng kỹ thuật, …

8. Hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm

Hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm, bao bì nilon cũng là biện pháp bảo vệ môi trường nước hiệu quả. Vì thế, bạn nên tránh dùng các túi đựng, sử dụng một lần như: Hộp đựng thức ăn nhanh, cốc nhựa, … Khi đi mua sắm, nên mang túi riêng đi đựng để bảo vệ môi trường.

Nếu các phương pháp xử lý nguồn nước

Nên sử dụng túi thân thiện với môi trường khi đi mua sắm các bạn nhé.

9. Tận dụng sản phẩm có thể tái chế

Thay vì sử dụng các sản phẩm chỉ sử dụng một lần hay bao bì nilon gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Hãy áp dụng phương pháp tận dụng sản phẩm có thể tái chế sử dụng. Hành động này sẽ góp phần giảm thiểu được một số lượng rác thải lớn ra môi trường. Đồng thời, bạn sẽ cảm thấy thích thú với sự sáng tạo của mình trước các đồ dùng được tái chế.

10. Tránh gây ô nhiễm trong nông nghiệp

Thực tế, không chỉ các hoạt động sản xuất công nghiệp mới gây ô nhiễm nguồn nước. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng gây hưởng lớn đến nguồn nước sạch sinh hoạt của con người. Vì thế, đối với chăn nuôi, người dân nên kết hợp với kỹ thuật chăn nuôi công nghiệp cao. Cần phải có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi đồng bộ tránh tình trạng thải chất thải trực tiếp ra ngoài  môi trường. Đối với cây trồng, nông dân cần phải sử dụng phân bón đúng liều lượng, đúng thời gian tránh tình trạng dư thừa làm ô nhiễm môi trường đất, dẫn tới ô nhiễm chất lượng nguồn nước.

Hãy chung tay xây dựng một cộng đồng có ý thức, bảo vệ nguồn nước, môi trường sống xung quanh ta thật sạch, thật đẹp bạn nhé!

Nguồn:

Phòng Văn hóa và Thông tin quận Tân Bình.