Mức lương của đánh giá viên hệ thống năm 2024

Tiêu chuẩn ISO từ lâu không còn là khái niệm xa lạ đối với các doanh nghiệp quản lý, thế nhưng vai trò và công việc của nhân viên ISO là gì thì chưa hẳn nhiều người có thể giải thích được. Đây là vị trí đóng góp nhiều vai trò quan trọng trong việc hình thành tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Vậy cụ thể công việc này là gì? Mời bạn đọc tìm hiểu ngay bài viết dưới đây!

Mức lương của đánh giá viên hệ thống năm 2024
Nhân viên iso là gì?

Mục lục

Nhân viên ISO là người có trách nhiệm đảm bảo các hoạt động trong tổ chức được tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý chất lượng dựa trên các tiêu chí của Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế ISO – International Organization for Standardization. Công việc của họ giúp giám sát quy trình thực hiện của đội ngũ nhân sự trong tổ chức. Nhân viên ISO còn là trách nhiệm truyền thông các thông tin xuống các bộ phận trong tổ chức, đảm bảo rằng các quy định tiêu chuẩn và quy trình được truyền đạt đúng cách.

Họ cũng cần không ngừng nỗ lực học hỏi để thường xuyên cập nhật và cải tiến các yếu tố trong quy trình để đảm bảo doanh nghiệp luôn nắm bắt được những tiêu chuẩn tối ưu nhất.

2. Công việc chính của nhân viên ISO là làm gì?

Chuyên viên ISO là công việc mang tính đặc thù cao, môi trường làm việc của họ được linh động giữa văn phòng hay xưởng sản xuất tùy thuộc vào đặc tính của doanh nghiệp.

Cũng dựa trên đó mà công việc cụ thể của nhân viên ISO sẽ phụ thuộc vào ngành hàng kinh doanh mà triển khai các công việc liên quan. Dưới đây là một số công việc cụ thể:

  • Nhân viên ISO dựa trên tiêu chuẩn nội dung của ISO 9000 để đề xuất xây dựng phát triển chính sách và quy trình tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng, đảm bảo an toàn môi trường làm việc và các giai đoạn sản xuất từ thu mua nguyên vật liệu cho đến bước nghiệm thu sản phẩm đầu ra, tất cả đều được tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng.
  • Thiết lập và duy trì tài liệu ISO về các quy trình và thủ tục liên quan đến tuân thủ tiêu chuẩn, hỗ trợ công tác đánh giá và kiểm tra trở nên dễ dàng.
  • Xây dựng kế hoạch chi tiết và cùng các bộ phận liên quan triển khai thực hiện quy trình quản lý chất lượng.
  • Đảm bảo các nhân viên có thể hiểu rõ và có đủ năng lực thực hiện quy trình đạt tiêu chuẩn. Nhân viên ISO cũng có nhiệm vụ kiểm tra và đánh giá mức độ tuân thủ trong công việc.
  • Sau bước đánh giá các quy trình và thủ tục. Dựa vào kết quả thu thập được mà nhân viên ISO có những đề xuất cải tiến quy trình và tối ưu hóa chất lượng.
  • Ứng dụng 7 công cụ thống kê trong sản xuất để thu thập và xử lý số liệu phục vụ cho các hoạt động khác.
  • Cung cấp sự tư vấn và hỗ trợ cần thiết cho các bộ phận trong việc áp dụng các tiêu chuẩn ISO.
  • Nhân viên ISO là công việc cần sự nỗ lực không ngừng, thường xuyên cập nhật những đổi mới trong tiêu chuẩn, để tích hợp và áp dụng vào quy trình quản lý ISO của doanh nghiệp.
  • Đảm bảo tổ chức luôn tuân thủ các quy định của pháp luật, liên quan lĩnh vực chất lượng và môi trường.

Tìm hiểu thêm tiêu chuẩn ISO 9001 là gì?

3. Kiến thức và kỹ năng quan trọng nhất của nhân viên ISO

3.1 Kiến thức và trình độ chuyên môn

Vì công việc có tính chất đặc thù nên nhân viên ISO cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, am hiểu các tiêu chuẩn chất lượng ISO liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Cần chắc chắn rằng, nhân viên ISO có thể nắm vững chi tiết các yêu cầu, quy định và công việc cụ thể của từng tiêu chuẩn.

Mức lương của đánh giá viên hệ thống năm 2024
Công việc của nhân viên ISO là làm gì?

Ngoài ra, họ cũng cần hiểu biết về các quy định pháp lý liên quan đến lĩnh vực quản lý chất lượng trong doanh nghiệp. Hiểu rõ về cơ cấu hoạt động của tổ chức và tình hình biến động nhu cầu của thị trường cũng là một yếu tố ảnh hưởng mà nhân viên ISO cần có độ nhạy bén và kiến thức chuyên sâu để tận dụng và thực hiện các tiêu chuẩn một cách hiệu quả nhất.

3.2 Kỹ năng cần trang bị

Nhân viên ISO là người không những cần hiểu biết về các những kiến thức chuyên môn mà còn đòi hỏi phải trang bị các kỹ năng mềm cần thiết – đó là bước đệm lớn hỗ trợ công việc quản lý chất lượng luôn được duy trì và phát triển đúng hướng. Các kỹ năng cụ thể như:

  • Kỹ năng quản lý
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng phân tích
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng tin học, công nghệ thông tin
  • Kỹ năng ngoại ngữ

Ngoài những kỹ năng quan trọng kể trên, vai trò của nhân viên ISO là trau dồi kinh nghiệm trong khả năng kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm, cũng như mức độ tuân thủ các nguyên tắc quản lý chất lượng của nhân viên, dựa trên phân tích số liệu và xem xét quy trình.

4. Cơ hội nghề nghiệp của nhân viên ISO

4.1 Lương và đãi ngộ

Vị trí nhân viên ISO thường được các doanh nghiệp coi trọng vì tầm ảnh hưởng to lớn của họ trong việc vận hành và duy trì hệ thống quản lý chất lượng. Do đó, đây là ngành nghề có cơ hội tận hưởng mức lương và đãi ngộ tốt. Mức lương của nhân viên ISO có thể dao động từ 9.000.000 – 12.000.000 Đ/tháng, nó còn phụ thuộc vào yếu tố như số năm kinh nghiệm, mức độ chuyên môn và quy mô của tổ chức.

Nếu bạn có đủ năng lực và kinh nghiệm để làm cho các công ty đa quốc gia, sử dụng thành thạo ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn…) hay đạt các chứng chỉ trình độ quốc tế thì mức lương của nhân viên ISO là sẽ cao hơn, khoảng từ 20.000.000 – 30.000.000 Đ/tháng.

Ngoài mức lương cơ bản, còn hưởng các phúc lợi và đãi ngộ khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, hưởng chế độ nghỉ phép và các chương trình thưởng thường niên.

Bài viết liên quan: Hệ thống quản lý chất lượng là gì? Các bước tiến hành QMS

4.2 Lộ trình thăng tiến

Nhân viên ISO là vị trí quan trọng, khó có thể thay thế nên tiềm năng phát triển trong tương lai là rất lớn. Họ có thể xuất phát từ vị trí Nhân viên ISO, Nhân viên QA , Nhân viên QC để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản. Sau quá trình phấn đấu, có thể thăng tiến lên các vị trí cao hơn như Chuyên gia ISO, Giám đốc chất lượng QC, Chuyên gia – Giảng viên đào tạo Quản lý Chất lượng…

Mức lương của đánh giá viên hệ thống năm 2024
Cơ hội phát triển của nhân viên iso

Với nỗ lực tích lũy kinh nghiệm và kiến thức, nhân viên ISO có thể đảm nhận nhiệm vụ quản lý, lãnh đạo và triển khai các dự án quản lý chất lượng mang tính “tầm cỡ”.

Bài viết đã thể hiện được khái niệm cũng như đã nêu rõ tầm quan trọng của nhân viên ISO, mong rằng qua đó giúp bạn giải đáp cho câu hỏi nhân viên ISO là gì? Hiểu được tính chất về công việc, các kiến thức và kỹ năng cần trang bị là nền tảng giúp bạn trở thành một nhân viên ISO chuyên nghiệp và xây dựng một lộ trình thăng tiến hoàn hảo trong công việc của chính bạn nhé. PMS chúc bạn thành công!

Tác giả: Ms Minh Nguyễn là CEO tại Học Viện Đào Tạo - Tư Vấn PMS. Đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo Doanh Nghiệp.