Một năm nên chụp x quang bao nhiêu lần năm 2024

Máy chụp X–Quang có ảnh hưởng đến sức khỏe không là câu hỏi được nhiều người quan tâm bởi có nhiều thông tin về khả năng gây hại của việc chụp X–Quang với cơ thể con người, đặc biệt là với thai nhi. Để có thể giúp Quý bạn đọc hiểu hơn về cơ chế hoạt động của thiết bị này cũng như không bị hoang mang trước những thông tin đại trà, không có tính chuyên môn sâu, sau đây Vinacontrol CE sẽ cung cấp các giải đáp dưới đây.

1. Một số thông tin cần biết về thiết bị X-Quang và ứng dụng của nó

Máy chụp X–Quang sử dụng ứng dụng của tia X vào trong chẩn đoán hình ảnh. Tia X hay X–Quang là một dạng của sóng điện từ, có bức xạ năng lượng cao, có khả năng xuyên qua các tế bào mô cực mạnh và là một loại tia có hại tới sức khỏe con người. Trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân chụp phim X-Quang kiểm tra. Phim X-Quang giúp cho bác sĩ phát hiện bất thường mà với cách khám bệnh thông thường không nhìn thấy được và chẩn đoán bệnh. Ngoài ra phim X-Quang còn giúp thấy được những dấu hiệu sớm của bệnh để tiến hành điều trị trước khi bệnh nặng.

Một năm nên chụp x quang bao nhiêu lần năm 2024

Máy X quang dùng trong y tế cần được kiểm định

Bên cạnh những ứng dụng của việc chụp X-Quang trong y tế, tia X rất độc hại. Nếu chụp X-Quang không được tiến hành trong điều kiện an toàn, phòng chụp, thiết bị chụp X-Quang không đạt tiêu chuẩn an toàn thì rất nguy hiểm đối với người bệnh. Với máy chụp X-Quang không đạt chuẩn, sự nhiễm xạ không chỉ nguy hiểm trực tiếp với bệnh nhân, mà chất bài tiết của những người vừa chụp X-Quang còn gây tác hại rất lớn đối với những người xung quanh.

Mỗi năm ở nước ta có hàng ngàn người bị ung thư do nhiễm xạ. Tổn thương khi bị nhiễm xạ biểu hiện ở nhiều cơ quan như: tủy xương ngừng hoạt động; máu nhiễm độc; da phát ban đỏ, viêm da, sạm da; giảm sức đề kháng; gây ung thư, vô sinh… Đặc biệt, phụ nữ mang thai chụp X-Quang là hết sức nguy hiểm đối với thai nhi. Nguy cơ với từng giai đoạn thai nghén có thể gây xảy thai, dị tật hoặc ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của bào thai. Trong trường hợp bất khả kháng phải chụp X-Quang khi mang bầu, hãy tham khảo các ý kiến của bác sĩ cũng như làm các xét nghiệm, siêu âm thai cần thiết để theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Việc để mất an toàn bức xạ sẽ gây tác dụng xấu đối với sức khỏe con người, tuy nhiên chưa có khẳng định nào về mức độ, xác suất bị ung thư,… nhất là đối với máy chụp X-Quang vì đây là mức liều bức xạ thấp. Những trường hợp chụp X-Quang quá nhiều gây tổn hại đến các tổ chức cơ thể, ảnh hưởng chức năng sinh lý, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Tia X có thể làm tổn thương tế bào, tổn thương thứ cấp, tổn thương phôi bào, tổn thương tác hại di truyền, ung thư,… do đó nếu không thể tránh được tia phóng xạ, phải sử dụng màn chắn tia hoặc màng hấp thụ. Đóng kín ngõ ra của tia bằng vật hấp thụ phóng xạ tại bóng đèn. Tấm lọc tia phải có bề dày ít nhất từ 1 -2 mm nhôm đặt ở cửa sổ đầu đèn. Điều khiển chống tia để tránh bộ phận sinh dục và dùng tấm chắn cao su bảo vệ bộ phận sinh dục khi chụp X-Quang vùng bụng và vùng ngực của bệnh nhân. Tường, cửa của phòng chụp X-Quang phải tráng bằng bằng barit hoặc ốp chì, kính chì đảm bảo tia X không thoát ra ngoài. Chỉ nên chụp X-Quang khi thực sự cần thiết và đó là yêu cầu của bác sĩ. Kỹ thuật viên sử dụng máy X-Quang cần mặc đồ bảo hộ, chuẩn bị thật kĩ cho bệnh nhân trước khi tiến hành chụp.

Đặc biệt, để đảm bảo an toàn cho tiến hành chụp X-Quang, máy chụp X-Quang cần đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn an toàn và được kiểm định định kỳ.

Theo quy định trước đây, thời hạn kiểm tra, kiểm định thiết bị bức xạ và kiểm xạ là một năm một lần, nhưng bắt đầu từ ngày 25/7/2017, Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09/6/2014 có hiệu lực quy định:

  • Định kỳ hai năm một lần đối với các thiết bị X-Quang chẩn đoán y tế khác
  • Kiểm xạ một năm một lần.

Thực hiện việc kiểm tra, kiểm định thiết bị bức xạ được tiến hành trước khi đưa vào sử dụng lần đầu tiên, định kỳ theo quy định, sau khi lắp đặt hoặc sửa chữa thiết bị.

\>>>> Xem thêm: Dịch vụ kiểm định máy X - Quang y tế đảm bảo an toàn khi sử dụng

2. Hiện trạng quản lý thiết bị y tế X-Quang tại Việt Nam

Hiện nay, các chỉ tiêu an toàn bức xạ của các phòng chụp X-Quang như diện tích phòng đặt máy chụp, tường trát barit, cửa chắn chì, buồng điều khiển, kính chì ô quan sát, chất lượng máy chụp X-Quang cũng như phương tiện phòng hộ cá nhân đều không đạt tiêu chuẩn ở nhiều cơ sở từ tuyến Trung ương đến tuyến quận, huyện.

Tình trạng nhiễm xạ khu vực ngoài phòng chiếu chụp X-Quang ở nhiều nơi có liều suất cao và nhiều chỗ vượt quá mức cho phép nhiều lần, thường là ở cửa ra vào và cửa sổ. Khi Vinacontrol CE khảo sát hiện trường phòng chụp X-Quang, có vị trí, liều suất nhiễm xạ cao gấp 40 lần và khi chiếu thẳng gấp 500 lần cho phép. Tại khu vực làm việc của phòng X-Quang có nhiều nơi phòng bức xạ vượt mức cho phép, thậm chí có nơi bệnh nhân phải ngồi chờ trong phòng máy với điều kiện như vậy.

Một năm nên chụp x quang bao nhiêu lần năm 2024

Vinacontrol CE thực hiện kiểm định máy X quang dùng trong y tế

✍ Xem thêm: Dịch vụ kiểm định thiết bị y tế theo quy định Nhà nước

Hiện nay, vẫn còn rất nhiều cơ sở y tế sử dụng máy chụp X-Quang cũ, thậm chí có những máy với tuổi thọ 30-40 năm. Theo các chuyên gia y tế, để tia X-Quang không gây hại cho người bệnh và phát tán ra môi trường bên ngoài, cần kiểm soát liều lượng tia cho từng trường hợp chụp, tránh liều tia dư không cần thiết, gây hại cho người bệnh.

Hơn nữa, máy X-Quang dù mới hay cũ cũng cần phải kiểm định kỹ thuật an toàn trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng. Thiết kế phòng chụp phải đảm bảo, không để tia phóng xạ phát tán ra môi trường. Đối với máy chụp X-Quang thế hệ cũ, cần khắc phục để giảm bớt lượng tia thứ cấp không mong muốn bằng cách thay bóng đèn và gắn thêm bộ lưới lọc để giảm tác hại cho người bệnh.

Máy chụp X-Quang trong chẩn đoán y tế là loại thiết bị bức xạ mang tính nguy hiểm thấp so với nguồn phóng xạ vì mức độ ảnh hưởng chỉ mang tính cục bộ, nhất thời, dễ dàng quản lý và khắc phục nếu xảy ra sự cố về thiết bị. Máy chụp X-Quang tuân thủ kiểm tra, kiểm định trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng sẽ đảm bảo an toàn cho người dùng thiết bị. Máy chụp X-Quang là thiết bị y tế nằm trong danh mục bắt buộc kiểm định được quy định tại Thông tư 28/2015/TT-BKHCN ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị X-Quang tổng hợp dùng trong y tế.

3. Một vài lưu ý khi sử dụng máy chụp X-Quang

Khi sử dụng máy chụp X-Quang phải tuân thủ theo các yêu cầu quy định để đảm bảo an toàn bức xạ cho người bệnh và y bác sĩ. Mỗi người không nên chụp X-Quang quá 3 - 5 lần một năm. Chỉ khi nào có bệnh hoặc nghi ngờ có bệnh hãy chụp X-Quang. Tia bức xạ chiếu vào cơ thể sau một thời gian sẽ chuyển hóa và đào thải ra ngoài da, nước tiểu, mồ hôi… Giữ an toàn cho người bệnh và người nhà bệnh nhân khi chụp X-Quang, như:

  • Không để một người giúp bệnh nhân ở lâu trong phòng chụp.
  • Tránh việc chụp chiếu không cần thiết.
  • Che chắn các cơ quan nhạy cảm trên cơ thể như ngực, bộ phận sinh dục, than nhi…
  • Giữ khoảng cách từ ống tia phát đến bệnh nhân là 2m nếu là thiết bị X-Quang di động.
  • Nếu không có bình phong bảo vệ, cần đeo yếm chì khi chụp.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm tra, kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị y tế máy chụp X-Quang, công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol (Vinacontrol CE) rất quan tâm và đầu tư phục vụ kiểm tra, kiểm định thiết bị bức xạ, kiểm xạ trong y tế.

Ngày 24/10/2017, Cục An toàn Bức xạ và hạt nhân đã cấp quyết định công nhận năng lực và quyền hạn hoặt động trong lĩnh vực hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử cho Vinacontrol CE. Theo quyết định này, Viancontrol CE có chức năng kiểm định các thiết bị y tế, kiểm định các thiết bị X-Quang chẩn đoán y tế như: Thiết bị X-Quang tổng hợp, Thiết bị X-Quang tăng sáng truyền hình, Thiết bị chụp cắt lớp vi tính CT-Scanner, Kiểm xạ (đối với bức xạ tia X và tia Gamma).

Căn cứ vào Thông tư 28/2015/TT-BKHCN ngày 30/12/2105 của Bộ Khoa học và Công nghệ, căn cứ và Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2015/BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, để kiểm soát chất lượng thiết bị máy chụp X-Quang chẩn đoán y tế, mức độ an toàn khi sử dụng, Vinacontrol CE tiến hành kiểm định đánh giá các chỉ tiêu: Kiểm tra ngoại quan; Kiểm tra điện áp đỉnh kVp về độ chính xác, độ lặp lại; Kiểm tra độ chính xác thời gian phát tia X; Kiểm tra độ lặp lại nhiều lối ra, độ tuyến tính liều lối ra; Kiểm tra kích thước tiêu điểm hiệu dụng của bóng X-Quang; Kiểm tra độ chuẩn trực của chùm tia X; Kiểm tra độ trùng khít giữa trường sáng và trường xạ; Kiểm tra lọc chùm tia sơ cấp.

Chụp X quang phổi bao lâu một lần?

Để tầm soát sức khỏe định kỳ thì mỗi người nên chụp x quang 6 tháng một lần hoặc 1 lần/năm để kiểm tra các chức năng tim, phổi cũng như các cơ quan khác.

Chụp X quang bao nhiêu lần thì nguy hiểm?

Chụp X-quang sẽ không gây hại cho sức khỏe nếu như biết cách quãng thời gian chụp hợp lý khoảng 5-7 lần/năm. Nếu 1 tuần chụp X-quang 2 lần bạn phải được bác sĩ chỉ định trong trường hợp thực sự cần thiết, không nên tự ý đi chụp hoặc quá lạm dụng.

Chụp X quang kiêng quan hệ bao lâu?

Chào bạn. Sau chụp X quang tử cung vòi trứng có thể có thương tổn niêm mạc tử cung, âm đạo. Do đó để an toàn cho người phụ nữ (giảm nguy cơ viêm nhiễm,...) thì nên tránh quan hệ trong vòng 24 giờ.

Những ai không nên chụp X quang?

Các trường hợp chống chỉ định chụp X-quang cản quang gồm có:.

Người bệnh mắc bệnh lý tuyến giáp..

Người mắc bệnh đái tháo đường giai đoạn mất bù.

Người bị suy gan và thận..

Người mẫn cảm với các chất chứa iốt..

Phụ nữ đang cho con bú.