Một điện trở có giá trị 47 ôm vòng màu thứ nhất có màu gì

Trong quá trình sửa điều hòa hay sửa máy giặt công việc đọc trị số điện trở rất quan trọng . Để sửa được bo mạch hoàn chỉnh anh chị phải biết được điện trở có trị số bao nhiêu để thay thế cho tương ứng hoặc phù hợp . Vậy bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách đọc trị số điện trở của các loại điện trở thường gặp trên bo mạch như điện trở 4 vạch màu , điện trở 5 vạch màu , điện trở dán và điện trở công suất .

Cách đọc trị số điện trở bằng vạch màu .

Điện trở là gì , các loại điện trở và công thức tính điện trở

Nguồn điện là gì ? dòng điện là gì ? nguồn điện 1 chiều và nguồn điện xoay chiều

Do điện trở có hình dạng và kích thước nhỏ nên việc ghi những con số trên đó rất khó . Do đó người ta vẽ các vạch màu trên đó để chỉ ra giá trị của điện trở . Vậy để đọc được điện trở ta phải vẽ các bảng mã màu như sau :

Đen : 0 , Nâu : 1 , Đỏ : 2 , Cam :3 , Vàng : 4 , Lục : 5 , Lam : 6 , Tím : 7 , Xám : 8 , Trắng : 9 , Nhũ vàng : 10-1 sai số 5% , Nhũ bạc : 10-2 sai số 10% , không màu : sai số 20% .

Hướng dẫn cách đọc vạch màu điện trở dễ nhớ .

Đen không , nâu một , đỏ hai

Cam ba , vàng bốn , Lục Năm

Lam sáu , Tím bảy , Xám Tám

Chín thường trắng tinh .

Cách đọc điện trở 4 vạch màu .

Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở

Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở

Vạch màu thứ ba: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở

Vạch màu thứ 4: Chỉ giá trị sai số của điện trở

Ví dụ 1 : trên thang điện trở có các vạch màu lần lượt như sau : vàng , tím , cam , nhũ vàng = 47 x 103 = 47000Ω =47kΩ .

Ví dụ 2 : trên điện trở lần lượt : Lục , Lam , nhũ vàng , nhũ bạc = 56/10 = 5,6 Ω .

Ví dụ 3 : Trên điện trở lần lượt : nâu , xám , đen , nhũ vàng = 18 x 100 = 18Ω

Cách đọc điện trở 5 vạch màu .

Điện trở 5 vạch màu là điện trở có độ chính xác cao sai số nhỏ chỉ 1% tới 2% . thường được lắp ráp trong các thiết bị điện tử tiêu dùng để đo lường quốc tế ví dụ như đồng hồ vạn năng hay máy hiện sóng osillo …

Cách đọc như sau :

Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng trăm trong giá trị điện trở

Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở

Vạch màu thứ ba: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở

Vạch màu thứ tư: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở

Vạch màu thứ năm : Chỉ giá trị sai số của điện trở

Ví dụ 1 : trên thang điện trở có các vạch mầu lần lượt

Cam , cam , đen , đỏ , nâu = 330x 102 = 33000Ω = 33kΩ

Ví dụ 2 : trên điện trở có các vạch màu lần lượt

Đỏ , tím , đen , đen , nâu = 270 x 100 = 270 Ω .

Cách đọc điện trở dán , điện trở công suất .

Trên thân điện trở có ghi ví dụ như : abc nghĩa là ab x 10c = xΩ

Vi dụ : trên thân điện trở ghi 473 nghĩa là 47 x 103 = 47000 Ω = 47kΩ

Hoặc trên thân điện trở có ghi :

22R nghĩa là 22Ω

5R6 nghĩa là 5,6Ω

0R9 nghĩa là 0,9Ω

50k nghĩa là 50KΩ

1K5 nghĩa là 1,5KΩ

20M nghĩa là 20 MΩ

Cách ghép các điện trở .

Ghép nối tiếp : khi ta muốn tăng trị số của điện trở thì ta ghép các điện trở nhỏ lại với nhau .

Ghép song song : khi ta muốn giảm trị số điện trở thì ta ghép song song các điện trở thành phần lại với nhau .

//dienlanhbachkhoa247.vn/tin-tuc

//dienlanhbachkhoa247.vn/

Có một cách mà thợ điện tử trong ngành có thể dễ dàng hiểu được giá trị của điện trở, đó chính là cách đọc điện trở bằng vạch màu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn, cách đọc điện trở 4 vạch màu, 5 vạch màu hay 6 vạch màu.

Để biết giá trị của một điện trở, hãy sử dụng đồng hồ đo ohm hoặc đọc mã màu trên điện trở.

Tiêu chuẩn quốc tế CEI 60757 (1983) quy định một bảng mã màu để tính giá trị của một điện trở (cũng áp dụng cho tụ, và một số linh kiện điện tử khác). Trong đó, màu sắc được quy ước thành các chữ số theo bảng sau:

Cách đọc chỉ số đồng hồ nước

Tính giá trị điện trở

– Đối với điện trở 4 vạch màu:

  • Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ ba: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ 4: Chỉ giá trị sai số của điện trở

– Đối với điện trở 5 vạch màu:

  • Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng trăm trong giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ ba: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ 4: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ 5: Chỉ giá trị sai số của điện trở

Ví dụ: Điện trở màu vàng, cam, đỏ, ứng với chữ số là: 4,3,2. Hai chữ số đầu tiên tạo số 43. Chữ số thứ 3 (2) là lũy thừa của 10. Cách tính như sau:

43×10^2=4300Ω

Ví dụ: Một điện trở có các vạch màu xanh dương, vàng, đỏ, nâu, nâu, ứng với các chữ số là 6,4,2,1,1. Giá trị được tính như sau:

642×10^1±1%=6420Ω±1%

Trong thực tế, để đọc được giá trị của một điện trở thì ngoài việc nhà sản xuất in trị số của nó lên linh kiện thì người ta còn dùng một qui ước chung để đọc trị số điện trở và các tham số cần thiết khác. Giá trị được tính ra thành đơn vị Ohm (sau đó có thể viết lại thành ký lô hay mega cho tiện).

 

Trong hình

Điện trở ở vị trí bên trái có giá trị được tính như sau:

R = 45 × 102 Ω = 4,5 KΩ
Bởi vì vàng tương ứng với 4, xanh lục tương ứng với 5, và đỏ tương ứng với giá trị số mũ 2. Vòng màu cuối cho biết sai số của điện trở có thể trong phạm vi 5% ứng với màu kim loại vàng.

·         Điện trở ở vị trí giữa có giá trị được tính như sau:
R = 380 × 103 Ω = 380 KΩ
Bởi vì cam tương ứng với 3, xám tương ứng với 8, đen tương ứng với 0, và cam tương ứng với giá trị số mũ 3. Vòng cuối cho biết giá trị sai số là 2% ứng với màu đỏ.

·         Điện trở ở vị trí bên phải có giá trị được tính như sau:
R = 527 × 104 Ω = 5270 KΩ
Bởi vì xanh lục tương ứng với 5, đỏ tương ứng với 2, và tím tương ứng với 7, vàng tương ứng với số mũ 4, và nâu tương ứng với sai số 1%. Vòng màu cuối cho biết sự thay đổi giá trị của điện trở theo nhiệt độ là 10 PPM/°C.

Video hướng dẫn kiến thức về điện trở

Lưu ý: Để tránh lẫn lộn trong khi đọc giá trị của các điện trở, đối với các điện trở có tổng số vòng màu từ 5 trở xuống thì có thể không bị nhầm lẫn vì vị trí bị trống không có vòng màu sẽ được đặt về phía tay phải trước khi đọc giá trị. Còn đối với các điện trở có độ chính xác cao và có thêm tham số thay đổi theo nhiệt độ thì vòng màu tham số nhiệt sẽ được nhìn thấy có chiều rộng lớn hơn và phải được xếp về bên tay phải trước khi đọc giá trị.

Hi vọng rằng những kiến thức cơ bản bên trên, sẽ giúp mọi người hiểu được quy tắc đánh dấu điện trở. Đây cũng là kiến thức về điện cơ bản mà những người thợ kĩ thuật cần biết. Kiến thức trong bài viết này phần nào sẽ giúp bạn hiểu và thông thạo cách đọc điện trở bằng vạch màu.

  • Câu hỏi:

    Một điện trở có giá trị 47x103Ω ±5%. Vạch màu tương ứng theo thứ tự nào?

    • A. 
    • B. 
    • C. 

      Vàng, tím, cam, ngân nhũ.

    • D. 

    Lời giải tham khảo:

    Đáp án đúng: D

    Một điện trở có giá trị 47x103Ω ±5%. Vạch màu tương ứng theo thứ tự: Vàng, tím, cam, kim nhũ.

    Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải

ADSENSE/

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

CÂU HỎI KHÁC

Video liên quan

Chủ đề