Thị trường ngành thực phẩm Việt Nam

Ngành F&B thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ảnh: T.H

Ngày 11/8, sau thời gian bị gián đoạn vì dịch Covid-19, tại triển lãm Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống Việt Nam lần thứ 26, song hành cùng Triển lãm Quốc tế Thiết bị công nghệ chế biến bao bì Thực phẩm và đồ uống Việt Nam lần thứ 26 (Vietfood & Beverage – Propack) - triển lãm trực tiếp đầu tiên của năm 2022 trong ngành thực phẩm – đồ uống (F&B) đã thu hút sự quan tâm của hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hiệp hội lương thực TPHCM cho biết, với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp trong và nước, đây là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hợp tác, đẩy mạnh liên doanh sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến cũng như các kinh nghiệm quản lý hiện đại từ các đối tác nước ngoài. Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp nước ngoài chọn lựa thông qua triển lãm để tiếp cận đúng mục tiêu, xây dựng quan hệ hợp tác đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm và đồ uống đầy tiềm năng của Việt Nam.

Qua đó cũng cho thấy, tiềm năng rất lớn của thị trường F&B với gần 100 triệu dân ở Việt Nam, cùng nhiều cơ hội xuất khẩu với thuế suất ưu đãi nhờ Việt Nam hội nhập sâu rộng khu vực và thế giới thông qua các Hiệp định FTA đã có hiệu lực.

Theo đánh giá từ Collier vào tháng 3 vừa qua, Việt Nam là điểm đến đầu tư sáng giá cho ngành F&B khi so với các nước láng giềng Đông Nam Á. Các nghiên cứu thị trường của Colliers cũng chỉ ra rằng, hiện nhiều nhà đầu tư lớn đang cân nhắc đến ngành F&B vì đây là một trong những mảng bán lẻ thành công nhất ở Việt Nam.

Tương tự, Tổ chức nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Mordor Intelligence Inc cho biết, ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kép hằng năm lên tới 8,65% trong giai đoạn 2021-2026.

Và theo khảo sát của Vietnam Report, sau 2 năm chật vật vì Covid-19, chỉ tính trong nửa đầu năm 2022, doanh nghiệp F&B mới thực sự hồi phục trở lại. Ngành F&B được đánh giá đang phục hồi nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao hơn kể từ năm 2022 và những năm tiếp theo.

Các chỉ số đánh giá và dự báo tăng trưởng khả quan của ngành F&B là mở bài cho một chuỗi cung ứng song song cùng với đó như nguồn nguyên liệu, máy móc sản xuất, đóng gói bảo quản, thanh toán, công nghệ số và logictics…

Năm 2022, mặc dù trải qua 2 năm xáo trộn bởi dịch bệnh, nhưng lượng doanh nghiệp tham gia ngành máy móc thiết bị, công nghệ chế biến, đóng gói vẫn đạt số lượng tương đương năm 2019 (chiếm 45% trên tổng quy mô) với phần lớn là doanh nghiệp sản xuất trong nước và nhập khẩu. Sự góp mặt của một số thương hiệu máy móc lớn tới từ Hàn Quốc, Đài Loan, tuy chưa nhiều nhưng nhìn vào bối cảnh chung thì việc các nhà trưng bày chọn lựa Việt Nam để giới thiệu công nghệ mới là một tín hiệu tích cực cho thị trường.

Theo nhận định của ông Phạm Đăng Khánh, Phó Giám đốc Công ty Vinexad, Vietfood & Beverage – Propack 2022 đã thu hút thêm sự chú ý của nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác như logistics, kho lạnh, thanh toán điện tử, xúc tiến xuất khẩu … cùng tham gia, tạo thành một hệ sinh thái tương hỗ, có tính liên kết chuỗi.

Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hợp tác, đẩy mạnh liên doanh sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến cũng như các kinh nghiệm quản lý hiện đại từ các đối tác nước ngoài. Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp nước ngoài chọn lựa thông qua triển lãm để tiếp cận đúng mục tiêu, xây dựng quan hệ hợp tác đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm và đồ uống đầy tiềm năng của Việt Nam.

Vietfood & Beverage – Propack sẽ tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 11-13/8/2022 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), có quy mô trưng bày 400 gian hàng với hơn 5.000 nhãn hiệu của 350 doanh nghiệp đến từ 18 quốc gia và vũng lãnh thổ tham gia.

Song song với triển lãm này, là triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược lần thứ 20 (Vietnam Medi-pharm Expo) với quy mô 260 doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký tham gia trưng bày tại 320 gian hàng được dàn dựng quy mô trên diện tích 7.500 m2.

Chế biến thực phẩmluôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam. Theo một đánh giá được đưa ra đầu tháng 8/2022 của Tổ chức Nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Mordor Intelligence Inc, ngành thực phẩm và đồ uống sẽ đạt mức tăng trưởng kép hàng năm lên tới 8,65% trong giai đoạn 2021-2026.

Con số trên là minh chứng rõ nét về dư địa và tiềm năng của ngành chế biến thực phẩm, giúp ngành này đã và đang thu hút nhiều doanh nghiệp trong, ngoài nước tiếp tục mở rộng đầu tư.

Ngành chế biến thực phẩm có nhiều tiềm năng phát triển

Gần đây một số "ông lớn" ngành thực phẩm như Kido, Masan đều có động thái đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực này. Trong đó, Kido cho biết sẽ tăng tốc tiến độ hoàn thành nâng cấp Nhà máy dầu Vinh nhằm sớm phục vụ nhu cầu tiêu dùng lớn tại thị trường miền Bắc trước thềm Tết Nguyên đán 2023. Ngoài ra, Kido sẽ đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm dầu ăn sang các nước trong khu vực, trước mắt là thị trường Campuchia, Lào. Còn với Masan, vào giữa tháng 7/2022 vừa qua cũng đã nhận chủ trương đầu tư dự án Trung tâm Công nghiệp Thực phẩm Miền Tây 2 tại Hậu Giang, ước tính dự án này có tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng, thực hiện trên diện tích 46ha…

Tuy vậy, theo các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, bên cạnh thuận lợi, họ đang phải đối mặt với nhiều sức ép như chuỗi cung ứng thế giới chưa vận hành như trước dịch, căng thẳng nguyên liệu đầu vào, dòng vốn thiếu hụt hoặc hàng dồn ứ tại kho… Bên cạnh đó, những thay đổi về hành vi của người tiêu dùng cũng ảnh hưởng trái chiều lên doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam, đặc biệt với những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường.

"Bất kỳ một công ty nào mới thành lập cũng đều có sự cạnh tranh. Với công ty chúng tôi đó là sự cạnh tranh về giá đối với các sản phẩm cùng loại trên thị trường" - bà Lê Thị Thúy Diễm - Giám đốc Công ty TNHH TM-DV Thực phẩm Ong Nâu chia sẻ.

Ngoài thách thức trên, ông Trương Tiến Dũng - Phó Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh - cho biết, sau 2 năm chống chọi với dịch bệnh, người tiêu dùng sẽ càng khắt khe hơn trong lựa chọn thực phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tự nâng "chất" hơn cho sản xuất, kiểm soát an toàn thực phẩm để không chỉ với sản phẩm xuất khẩu mà ngay tại nội địa vẫn phải đảm bảo chất lượng.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để hướng đến sự phát triển bền vững, các doanh nghiệp ngành thực phẩm cần tập trung ưu tiên cho một số chiến lược như tăng trưởng doanh thu, phát triển thị trường hiện tại, đẩy mạnh nghiên cứu và nâng chất sản phẩm, đa dạng hóa nguồn cung ứng (ưu tiên các nhà cung cấp trong nước); đồng thời mở rộng, phát triển các kênh phân phối trực tuyến (online) trên nền tảng thương mại điện tử.

Cũng trong năm 2022 ngành thực phẩm và đồ uống được dự báo phục hồi mạnh mẽ nhờ sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng bởi việc thích ứng an toàn với dịch bệnh thúc đẩy nhu cầu tại nội địa sẽ tăng trở lại. Đây là thời điểm được cho rằng có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ đối với ngành thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam. Nhất là khi hiện nay, người tiêu dùng đang ngày càng có xu hướng chú trọng hơn tới các thực phẩm dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật, thực phẩm hữu cơ hay những thành phần dinh dưỡng lành mạnh, tiện dụng.

Trước tác động từ làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư, ngành thực phẩm – đồ uống Việt Nam chịu những tác động không nhỏ

Khảo sát của Vietnam Report thực hiện trong tháng 8/2021 cho thấy bức tranh kinh tế ngành Thực phẩm – Đồ uống (F&B) đã “nhuốm màu” Covid-19.

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững chắc ở mức 5,6% trong nửa đầu năm 2021, các chỉ số kinh tế vĩ mô duy trì lạc quan và ổn định. Tuy nhiên, tình hình trở nên xấu hơn khi bước sang quý III, diễn biến dịch bệnh trở nên phức tạp hơn với biến thể Delta và Chính phủ buộc phải đưa ra những biện pháp phòng chống dịch quyết liệt hơn theo phương châm “chống dịch như chống giặc”. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. Là một trong những ngành kinh tế quan trọng, thực phẩm – đồ uống cũng chịu những tác động không nhỏ. 

Trước năm 2020, thị trường F&B Việt Nam liên tục tăng trưởng và được đánh giá đầy tiềm năng. Tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2021-2025) là 4,98%. Quy mô thị trường dự kiến đạt 678 triệu USD với lượng người dùng dự kiến sẽ đạt 17,1 triệu vào năm 2025.

Đứng trước đại dịch Covid-19, hoạt động của nhiều doanh nghiệp trong ngành đã và đang đối mặt với bài toán sống còn. Năm 2020, có gần 48% số doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report cho rằng, không chịu tác động của đại dịch hoặc mức độ tác động ít, không đáng kể. Tuy nhiên, tác động kéo dài của đại dịch đến doanh nghiệp trong ngành trở nên rõ nét hơn sau đợt bùng phát vào tháng 4, và trở nên nghiêm trọng hơn kể từ tháng 7 với tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động ở mức nghiêm trọng đã lên tới hơn 91%. 

Ngày 20/10/2021, Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố nghiên cứu về thị trường ngành và Top 10 Công ty uy tín ngành thực phẩm – đồ uống năm 2021.

Trong danh sách này, vị trí thứ nhất trong ngành sữa thuộc về Vinamilk, ngành bánh kẹo và thực phẩm dinh dưỡng thuộc về Nestle Việt Nam, ngành thực phẩm đóng gói, gia vị thuộc về Masan, ngành thực phẩm tươi sống, đông lạnh thuộc về C.P Việt Nam, ngành đồ uống có cồn thuộc về Heineken Việt Nam.

Top 10 Công ty uy tín ngành thực phẩm – đồ uống năm 2021 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học và khách quan.

Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2021 – Nhóm ngành: Đường, bánh kẹo và thực phẩm dinh dưỡng khác. Nguồn: Vietnam Report

Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding – mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; (3) Khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan: người tiêu dùng, chuyên gia… được thực hiện trong tháng 8/2021.

Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2021 – Nhóm ngành: Thực phẩm đóng gói, gia vị, dầu ăn. Nguồn: Vietnam Report

 Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2021 – nhóm ngành: Đồ uống có cồn. Nguồn: Vietnam Report

Vietnam Report

Video liên quan

Chủ đề