Most welcome nghĩa là gì

Most welcome nghĩa là gì
Welcome or Welcomed | cách dùng và phân biệt

Welcome và Welcomed là hai từ tưởng như rất dễ sử dụng, nhưng có nhiều trường hợp chúng ta hay bị nhầm lẫn cách dùng của chúng. Cũng có khá nhiều người học tiếng Anh không biết mình sử dụng Welcome và Welcomed đã đúng ngữ pháp hay chưa. Vậy thì những cách sau đây sẽ giúp bạn phân biệt hai từ này một cách dễ dàng nhất.

Welcome được sử dụng như tính từ

Welcome (tính từ) có nghĩa là chào mừng, bày tỏ sự vui lòng

  • You are welcome to come in.

Trong cụm từ “you’re welcome,” có nghĩa là bạn đang đáp lại một người khác khi người ta nói cảm ơn với bạn. Vì thế “welcome” đóng vai trò như một tính từ.

Welcome được sử dụng như động từ

Khi được dùng như một động từ, welcome vẫn giữ nguyên ý nghĩa như tính từ. Tuy nhiên, nó được sử dụng như một động từ: chào mừng hoặc đón nhận một điều gì đó với thái độ lịch sự.

Ví dụ:

  • I was welcomed into the party by all the friends of my brother.
  • We welcomed the new year with all the best wishes.
  • I would welcome your advice in this situation.

Thán từ là những từ dùng để biểu hiện cảm xúc: ngạc nhiên, tức giận, vui vẻ, và một số cảm xúc khác. “Welcome” có thể được sử dụng như một thán từ trong trường hợp bạn chào đón một vị khách. Bạn có thể sử dụng giống như “hello”. Điểm khác biệt ở đây là “hello” là cách thông thường và “welcome” là sự chào hỏi một cách thân tình, ấm áp.

You Are More Than Welcome

Thỉnh thoảng, nếu bạn muốn biểu hiện cho ai đó thấy rằng họ rất được chào đón, bạn có thể dụng cụm từ “you are more than welcome” hoặc “you are very welcome”. Cấu trúc đúng trong trường hợp này là welcome, không phải welcomed.

  • You are more than welcome to my birthday party.
  • I’m so glad you enjoyed the meal! You are very welcome.

Ví dụ welcome vs welcomed 

  • The absence of Mike in the party is welcome.
  • You are welcome to be one of us.
  • You are welcomed to the chat group by John.
  • Like Linda, they were welcomed with open arms.
  • Our sleeping body welcomed energy.

Trên đây là cách sử dụng và một số ví dụ cụ thể giúp cho bạn phân biệt Welcome và Welcomed một cách dễ dàng nhất. Hãy ghi nhớ cách sử dụng để ứng dụng vào trong những tình huống cụ thể nhé!

Most welcome nghĩa là gì

Trang chủ » You’re welcome nghĩa là gì?

You’re welcome là câu nói thường xuyên xuất hiện trong các cuộc hội thoai, khi bạn giúp đỡ ai đó và thường họ hay cám ơn bạn. Thì bạn có thể dùng You’re welcome để đáp lại lời cám ơn đó. Vậy You’re welcome nghĩa là gì? Cách dử dụng câu nói này có gì đặc biệt? Để hiểu rõ hơn, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Most welcome nghĩa là gì

You’re welcome là một câu nói được viết tắt bởi câu You are welcome trong Tiếng Anh. Đây là một câu ghép, bởi tính từ welcome và cụm chủ vị You are, nên thành cả câu You are welcome hay được viết tắt ngắn gọn là You’re welcome. Câu này có nghĩa là: không dám, không có gì, đừng khách sáo, không cần phải cảm ơn đâu…

Nếu bạn thắc mắc và không biết You’re welcome nghĩa là gì, cũng như cách dùng thế nào. Thì có thể hiểu rằng câu nói này hay được dùng trong giao tiếp, để đáp lại lời cảm ơn của người khác dành cho bạn khi bạn đã giúp đỡ họ. Với một thái độ rất lịch sự, trang trọng.

Thông thường người ta sử dụng You’re Welcome trong những trường hợp như: Quan hệ giúp đỡ trong công việc, bạn bè, hỏi đường đi, hỏi giá cả…

Most welcome nghĩa là gì

Cách đáp lại lời cám ơn khác

Trong Tiếng Anh, rất đa dạng về câu từ và ý nghĩa. Nó sẽ có những câu mang nghĩa tương đồng, nếu như bạn đã biết và hiểu You’re welcome nghĩa là gì. Thì có thể tìm hiểu thêm một số câu đáp lại lời cám ơn khác như:

  • Sure thing/ sure: Không có gì đâu
  • I am happy to help you: tôi cảm thấy rất vui khi được giúp bạn
  • No problem = No stress = No worry: Không có chi.
  • It’s my pleasure: Giúp đỡ là niềm vinh hạnh cho tôi.
  • Don’t mention it: Đừng nhắc đến nó, đừng quá khách sáo.
  • Not at all: Không gì cả
  • That’s right: Không có gì cả đâu

Vừa rồi là một số kiến thức cơ bản liên quan đến câu nói You’re welcome phổ biến trong Tiếng Anh. Hi vọng qua bài viết này, đã giúp bạn có thêm kiến thức về cụm từ ý nghĩa này. Chúc các bạn học tốt nhé!

Xem thêm:

Học tiếng anh cùng IDT, hướng tới mục tiêu trở thành công dân toàn cầu và phổ cập tiếng anh toàn Việt Nam.

You are welcome là một cách nói phổ biến trong tiếng Anh với hàm ý “không có gì, bạn xứng đáng nhận được điều này” khi được người khác cảm ơn vì đã giúp đỡ họ. Tuy nhiên vì sao tôi lại khuyên bạn không nên sử dụng cụm từ này trong giao tiếp?

Câu nói này dường như đã ăn sâu trong tiềm thức của con người và chẳng khiến họ phải bận tâm gì đến nó. Đại khái như bạn sẽ buột miệng nói “You are welcome” ngay sau khi một ai đó cảm ơn vì sự giúp đỡ của bạn. Đó là một cách thể hiện lịch sự cho thấy bạn đã chấp nhận sự cảm ơn của họ cũng như bạn rất vui lòng được giúp đỡ.

Tuy nhiên theo những nghiên cứu của những nhà tâm lý học thì đó chưa hẳn là lựa chọn tốt nhất để diễn đạt. Sau 4 thập niên nghiên cứu để đưa ra đáp án thuyết phục nhất, trong cuốn Influence, tác giả Robert Cialdini đã chỉ ra rằng việc sử dụng cụm từ “You are welcome” có thể khiến bạn bỏ lỡ cơ hội của mình. Có nghĩa là sau khi nhận được lời cảm ơn từ người khác, bạn rất có thể đang sở hữu một lợi thế sau này. Để nói rõ hơn về lợi thế đó, tác giả đã thay thế bằng cách diễn đạt như sau:

“I know you’d do the same for me.” (có nghĩa là “tôi biết bạn sẽ còn giúp đỡ tôi nhiều hơn nữa mà”).

Đối với cách nói này, sẽ có ít nhất ba lợi ích tiềm năng mà bạn có thể sở hữu đấy. Thứ nhất, nó tạo cho đối phương cảm giác hai bạn đã có một mối quan hệ đủ thân thiết để giúp đỡ đối phương mà không cần phải vòng vo hay giữ kẽ. Thứ hai, nó cho thấy rằng đối phương tự tin bạn luôn là người sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết. Và thứ ba, đối phương chắc rằng bạn sẽ hi vọng được giúp đỡ lại trong tương lai.

Giống như Guy Kawasaki đã từng đề cập trong cuốn Enchantment (Tạm dịch “Mê hoặc”), cách nói của Cialdina sẽ ngầm nhắc nhở người đối diện rằng trong tương lại bạn cũng sẽ cần đến sự giúp đỡ của họ, và bạn tin rằng người đó đáng tin cậy cũng như sẵn sàng làm việc đó nếu bạn đề nghị. Mục đích của câu nói này sẽ phù hợp và có giá trị hơn rất nhiều so với khi bạn chỉ nói một cách hời hợt rằng “You are welcome”.

Phải thừa nhận rằng cách nói không có sự logic và thuyết phục lắm, cho dù tôi luôn ngưỡng mộ những tác phẩm của Cialdina nhưng cũng rất khó để nói nó ra một cách tự nhiên. Và cũng thật khó khăn khi tôi không thể nào lờ đi khi người khác cảm ơn mình!

Rốt cục thì tôi cũng tìm được một cách giải quyết thỏa đáng nhất. Tại sao bạn lại không kết hợp cả cách nói lịch sự kia cùng với cách nói của tác giả Cialdina nhỉ? Việc cần làm bây giờ là chỉ việc nói rằng: “You are welcome – I was happy to do it. I know you’d do the same for me.” ( có nghĩa là “ Không có gì – Tôi rất vui khi được làm điều này. Bởi tôi tin rằng bạn cũng sẽ giúp đỡ tôi một ngày nào đó thôi mà.”)

Tôi vẫn quyết định giữ cách trả lời của mình bởi lẽ một trong hai cách diễn tả trên vẫn khiến tôi ngại ngần khi nói ra. Tôi nghĩ rằng khi dùng cách biểu đạt của Cialdina, có lẽ trong đó bao gồm hàm ý “có qua có lại”. Cũng không có gì sai nếu bạn mong muốn cả hai bên đều đạt được mục mong muốn của mình, nhưng đối với tôi, tôi không muốn giúp đỡ người khác mà có sự ràng buộc cũng như khiến họ có cảm giác đang mắc nợ mình. Chính vì thế mà việc kết hợp một câu nói có vẻ sáo rỗng như “You are welcome” với cách nói của tác giả Cialdina sẽ là lựa chọn phù hợp nhất.

Trong tiếng Anh, cách diễn đạt này còn khá mới mẻ. Cách đây rất lâu, cụm từ “you are welcome” được sử dụng để biểu đạt rằng  “giúp bạn là niềm vinh hạnh của tôi” hay “bạn xứng đáng nhận được sự giúp đỡ”. Nó có xu hướng biểu đạt trực tiếp hơn như những cách nói trong tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Pháp (ví dụ như  “vinh hạnh của tôi”, “không có gì” hay “không vấn đề gì”). Đây có vẻ là một lựa chọn không tồi?

Tôi đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm sau cuộc gặp gỡ với Adam Rifkin, một doanh nhân thường xuyên xuất hiện trên tạp chí Fortune. Anh đã sử dụng cách của mình để tạo ra vô số những sự giúp đỡ trong vòng 5 phút – quá trình đó bao gồm việc giới thiệu bản thân, đưa ra sự phản hồi và đề nghị giúp đỡ người khác. Sau mỗi lần  anh ấy đều yêu cầu một sự giúp đỡ lại từ bạn.

Ban đầu ai cũng sẽ lầm tưởng rằng anh ấy chỉ giúp đỡ người khác vì mục đích cá nhân của mình, bạn sẽ mắc nợ anh ấy nếu anh ấy giúp bạn.Tuy nhiên một điều bất ngờ là anh ấy yêu cầu bạn giúp đỡ một người khác thay vì bản thân mình.

Rifkin quan tâm nhiều hơn đến sự giúp đỡ của người khác đối với cộng đồng thay vì bản thân anh ấy. Theo Rifkin, mỗi khi anh giúp đỡ một ai đó cũng có nghĩa là anh đang tạo ra cơ hội để khuyến khích con người sống tốt đẹp hơn. Bằng cách này, anh ấy đã tạo ra được cơ hội cho càng nhiều người hơn nữa trong xã hội.

Sau khi quan sát hành động của Rifkin, tôi chợt nghĩ ra rằng câu nói của Cialdini có thể được chỉnh sửa lại một chút sẽ phù hợp hơn nhiều. Thay vì nói rằng “Tôi biết bạn sẽ giúp đỡ tôi mà” tại sao lại không nói “Tôi biết bạn sẽ giúp đỡ được người khác nữa”?

Với cách trả lời của Cialdini, nó càng khẳng định rằng bạn là người tốt bụng và luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác. Tuy nhiên với cách chỉnh sửa như trên thông điệp mà bạn truyền tải lại mang một ý nghĩa lớn hơn chứ không phải là bạn đang mắc nợ tôi và tôi cần bạn phải trả lại nó trong tương lai.

Dù chỉ là một câu nói nhưng những giá trị tiềm ần trong nó sẽ là nền tảng để con người thay đổi cách ứng xử của chính bản thân họ. Trong sự trao đổi qua lại trước đây, sự giúp đỡ nhau chỉ thực hiện giữa hai người, nghĩa là khi bạn giúp đỡ một ai đó thì người đó có nghĩa vụ phải giúp đỡ lại bạn. Giống như nhà nghiên cứu về chính trị học Robert Putnam đã từng viết trong cuốn Bowling Alone rằng, “Tôi sẽ giúp đỡ bạn mà không hề mong chờ sự đền đáp, thay vì nói lời cảm ơn với tôi thì bạn có thể dành điều đó cho những người khác đang cần được giúp đỡ.”

Nếu bạn hành động như trên, bạn sẽ có rất nhiều những sự giúp đỡ tiềm năng khi cần thiết. Bởi lẽ nếu bạn giúp đỡ người khác với mục đích được nhận lại điều gì đó thì bạn chỉ có thể yêu cầu mỗi người đó mà thôi. Tuy nhiên trong mối quan hệ cộng đồng, nếu bạn giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi nhận lại, những người khác sẽ có xu hướng hành xử như vậy. Những nhà xã hội học như James Fowler and Nicholas Christakis  đã thực hiện những thí nghiệm trên thực thế để rút ra được quy luật hành động cho đi có thể nhân lên gấp 3 lần so với ban đầu. Nghĩa là khi bạn giúp đỡ một người, người này sẽ có khả năng chia sẻ sự giúp đỡ đó đến một người khác nữa.

Vì vậy ngay bây giờ khi nhận được sự cảm ơn vì đã giúp đỡ thì đừng vội lấy lại cho bản thân mình, thay vào đó hãy yêu cầu dành tặng cho người khác nhé!

Theo career.vn

36,521 người xem