Môn yoga có nguồn gốc từ nước nào

Yoga là gì, nguồn gốc của nó từ đâu, lợi ích mà yoga mang lại gì? Hiện nay Yoga là kỹ thuật tập luyện trên toàn thế giới, những yoga là gì thì ít người biết đến. Hãy xem qua bài viết dưới đây để có cái nhìn chính xác.

Xem nhanh nội dung

Yoga là gì? Có nguồn gốc từ đâu?

Yoga là gì?

Đây là tên gọi của một bộ môn chăm sóc sức khỏe toàn thân, cả thể chất lẫn tinh thần. Yoga được xuất xứ từ tiếng Phạn được hiểu như là đoàn kết, tham gia,… Thực tế bộ môn này tập trung vào sự hòa hợp. Yoga coi thể chất, tinh thần của mọi người là một thể thống nhất. Do đó các bài tập luyện trong yoga là sự hòa hợp của cả hai yếu tố này.

Môn yoga có nguồn gốc từ nước nào
Tập yoga là gì? Có khó không?

Tập yoga có nghĩa là thực hiện những tư thế giúp hợp nhất tinh thần và sức khỏe theo đúng bản chất của yoga. Những điều đúng nhất với yoga chính là sự chính xác, kỷ luật kiên trì bền vững. Nhờ việc tập yoga thường xuyên, sẽ giúp cải thiện hay nâng cao cả thể chất lẫn tinh thần theo cách tính cách. Điều này có thể nói là sự thực hành để kết nối tinh thần và sức khỏe khi thực hiện nhiều tư thế, tâm định và hơi thở đều.

Nguồn gốc đến từ đâu?

Quê hương của yoga hiện nay vẫn là điều lạ lẫm với nhiều người. Nguồn gốc của yoga hiện nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng giải thuyết đến từ Ấn Độ được nhiều người chấp nhận. Theo giả thuyết thì yoga là 1 trong 6 kỹ thuật triết lý của Ấn Độ cách đây 5000 năm. Một số nhà khoa học đã đưa ra bằng chứng xác thực, thông qua cuộc tìm hiểu khảo cổ tại thung lũng Indus Saraswati khu vực Bắc Ấn Độ.

Có những loại hình Yoga nào?

Hatha Yoga

Hatha Yoga là loại hình yoga khá đặc biệt. Bài tập yoga này không chỉ thực hiện những tư thế đơn giản là tập luyện thể chất. Theo ý nghĩa Hatha Yoga là chỉ sự tập luyện để có được sự hợp nhất giữa 2 năng lượng chính của cơ thể, đó là năng lượng của mặt trăng và mặt trời.

Iyengar Yoga

Iyengar Yoga được đặt tên và phát triển từ BKS Iyengar, đây là hình thức được phát triển theo hướng hiện đại hơn từ loại Hatha Yoga. Giống như hình thức Hatha Yoga, thì Iyengar Yoga tập trung vào liên kết của động tác, tinh thần, tâm trạng, nhất là nhịp thở, ngoài ra Iyengar Yoga cũng cần phải có những động tác hay tư thế thực hiện với độ chính xác tối ưu, để đạt được hiệu quả cao nhất.

Sivananda Yoga

Sivananda Yoga là một xu hướng của yago phổ biến tại châu Âu, được vào hình thức Hatha Yoga cô truyền, được giới thiệu bởi Swami Sivananda và Swami Vishnudevananda vào 1957.

Môn yoga có nguồn gốc từ nước nào
Yoga gồm nhiều bài tập khác nhau, cải thiện cả về thể chất và tinh thần

Sivananda Yoga là dạng bài tập yoga nhẹ nhàng, hình thức tập theo nhịp độ chậm rãi, chủ yếu hướng đến khả năng thiền, hơi thở và tâm tinh. Loại hình này còn có tên là yoga của hạnh phúc và bình yên, đồng thời Sivananda Yoga còn giúp bạn biết cách đáp ứng, yêu thương, cho đi, thanh thản tâm hồn, thiền tịnh, và nhận thức.

Bikram Yoga

Bikram Yoga là trường phái trong yoga được tạo ra bởi chuyên gia về yoga tên là Bikram Choudhury, và phổ biến nó. Hai khó khăn lớn nhất của bạn khi phải thực hiện Bikram Yoga là làm 26 tư thế khác nhau ở môi trường khá nóng. Người tập phải làm những động tác trong căn phòng có nhiệt độ từ 36 đến 40 độ C. Thời gian thực hiện sẽ khoảng từ 1h đến 1h30 phút. Hơi nóng của phòng tập sẽ làm ấm và giãn các cơ, dây chằng và khớp trên người. Để có được những lợi ích cụ thể, bạn cần phối hợp động tác, tinh thần, hơi thở với nhiệt độ xung quanh.

Kundalini Yoga

Kundalini Yoga cũng được coi là trường phái yoga với mục đích tập trung vào tâm trí, tinh thần là chủ yếu, kích thích năng lượng tâm linh thông qua việc thiền định, mồm niệm, và thực hiện tư thế asana. Thực hiện Kundalini yoga để có được mục tiêu thông tinh thần của mỗi người, để bạn đạt được những khả năng tư duy sáng tạo, đưa bản thân vượt qua những ràng buộc của những vấn đề trước đây, và tìm được cách mình sống như thế nào.

Power Yoga

Power Yoga được sáng tạo và giới thiệu đến mọi người bởi K. Pattabhi Jois, ông là người Ấn Độ, Power Yoga có tên khác là Yoga Ashtanga được nhiều người tập luyện hiện nay, với các tư thế trình tự, nhịp độ nhanh và mạnh, hỗ trợ việc đào thải độc tố và giảm đi lượng mỡ thừa.

Lợi ích của yoga đối với sức khỏe và tinh thần

Lợi ích của Yoga đối với tinh thần

Tăng khả năng tập trung và bình tĩnh: Thông qua những tư thế asana, người tập sẽ được rèn luyện khả năng tập trung, bình tĩnh và điềm đạm hơn. Yếu tố thiền định trong yoga sẽ giúp người tập loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, trở nên tích cực hơn, tâm trí được bình an hơn.

Môn yoga có nguồn gốc từ nước nào
Yoga là gì? Yoga là một bộ môn thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Lợi ích của Yoga đối với sức khỏe

  • Hoạt động cơ thể linh hoạt hơn.
  • Cơ bắp dẻo dai và khỏe mạnh hơn
  • Sở hữu thân hình tiêu chuẩn
  • Điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh xương khớp.
  • Bảo vệ cột sống lưng, cột sống cổ.
  • Xương khớp khỏe mạnh, cứng cáp hơn.
  • Tăng khả năng tuần hoàn máu.
  • Thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong người, tăng khả năng miễn dịch.

Những nguyên tắc vàng khi tập luyện yoga bạn nên biết

  • Cần có người hướng dẫn thực hiện. Người hướng dẫn sẽ trực tiếp đưa cơ thể vào đúng tư thế cần thiết.
  • Tập luyện vào buổi sáng vào buổi tối. Nếu tập vào sáng sớm sẽ kích thích năng lượng bộc phát cho 1 ngày làm việc hiệu quả.
  • Thở ra đúng cách, do yoga tập trung nhiều vào hơi thở.
  • Làm động tác khởi động trước lúc tập.
  • Thực hiện với 4 không.

Cũng giống như tập Yoga, các bài tập mát xa giúp cơ thể thả lỏng, thư giãn, giảm tải căng thẳng và áp lực. Chuyển động của máy massage hay đệm massage toàn thân sẽ tác động chính xác vào các vị trí huyệt đạo, tăng cường quá trình trao đổi chất, giảm đau nhức, cải thiện các vấn đề về xương khớp và thoái hóa cột sống. Bạn nên kết hợp cả hai phương pháp này hàng ngày để cải thiện chất lượng sức khỏe nhé!

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc yoga là gì và tìm hiểu kỹ hơn về nguồn gốc, các bài tập yoga phổ biến. Đây là một phương pháp tập luyện nhẹ nhàng nhưng mang lại sự cải thiện cả về thể chất, tinh thần và có thể áp dụng với nhiều người. Hãy tham khảo các bài tập yoga ngay từ hôm nay để tăng cường sức khỏe cho bản thân mình bạn nhé.